CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ QUÁ TRÌNH TIẾN TRIỂN TỰ NHIÊN CỦA BỆNH UNG THƯ Mục tiêu học tập 1. Kể được các đặc tính của tế bào ung thư 2. Mô tả được các giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư. I. TẾ BÀO UNG THƯ Muốn nghiên cứu bệnh sinh của bênh ung thư, trước hết phải nghiên cứu tế bào ung thư và cơ sở sinh học phân tử của ung thư 1. Nguồn gốc của tế bào ung thư Có một số thuyết khác nhau nhằm giải thích các quan sát quần thể về tế bào ung thư. 1.1. Thuyết đơn dòng Là quan niệm kinh điển cho rằng: Khối u phát sinh từ một tế bào mẹ nhân lên. Ví dụ : Ở bệnh bạch cầu tủy trên phụ nữ da đen thấy đồng nhất loại tế bào thương tổn nhiểm sắc thể số 10. Các tế bào đều tiết men gluco 6 phosphate Dehydroglubuline. 1.2. Thuyết đa dòng tế bào Khi quan sát hình thái và chức năng thì thấy: - Tổ chức ung thư có nhiều loại tế bào nên chẩn đoán tế bào học dễ nhầm lẫn. - Về chức năng: Có nhiều chất chỉ điểm sinh học. 1.3. Thuyết về kém ổn định gen của tế bào ung thư Có thể ban đầu là một dòng, do gen ung thư không ổn định nên có các tế bào biến dị sinh ra hàng loạt các tế bào hổn hợp. Ví dụ: + U lymmphô ác tính tế bào lớn, tế bào nhỏ. + Các loại ung thư phổi thể hổn hợp, ung thư liên kết thể hổn hợp. 2. Đặc tính của tế bào ung thư 2.1. Về hình thái học Có sự thay đổi về nhân: Nhân tăng kích thước, đa dạng, nhiều thùy, đặc biệt có những nhân khổng lồ, phân chia mạnh gọi là nhân quái, nhân chia. Màng nhân dày lên, đường viền không đều. Có sự thay đổi giữa tỷ lệ nhân và nguyên sinh chất: nhân to lên, nguyên sinh chất hẹp lại. Có sự thay đổi của nguyên sinh chất: trong nguyên sinh chất có những tổn thương thoái hóa: có nhiều hang, hốc. Nguyên sinh chất chứa các chất chế tiết, chất vùi. Có sự thay đổi của mối quan hệ giữa các tế bào: có nhiều tế bào non, kích thước lớn, khổng lồ nhưng chức năng kém. Không còn khả năng ức chế tiếp xúc nên dễ bong ra khỏi u. 2.2. Về chức năng Biệt hóa kém, không làm được chức năng bình thường, dễ hoại tử. Đôi khi tiết ra những chất lạ, gọi là chất chỉ điểm: µFP, CA125 (K buồng trứng), CA25 (K đại tràng), HCG (K rau, tinh hoàn) 3. Cơ sở sinh học phân tử của tế bào ung thư 3.1. Phần quy định sinh sản của DNA của nhân tế bào Trong ung thư, việc thay đổi DNA dẫn đến sự sinh sản vô tổ chức là hậu quả của quá trình đột biến gen. Những chất gây đột biến gen chính là các yếu tố lý, hóa gây ung thư. Ngược lại những tác động gây ung thư cũng gây nên đột biến gen. 3.2. Gen ung thư (oncogen) Cho đến nay người ta đã tìm ra 40 gen. Có ba giả thuyết giải thích việc hình thành các oncogen. Oncogen là những gen phát triển của tế bào. Những gien này do rối loạn cơ chế điều hành các yếu tố tăng trưởng hoạt hóa mạnh kích thích hình thành các oncogen. Oncogen là những đoạn AND bị thương tổn bởi các tác nhân gây ung thư. Cơ thể đã sửa chữa AND nhưng không hoàn hảo, nên có người bị ung thư , người không bị ung thư. Những Oncogen do virút bơm vào cơ thể giống với AND của virus. 3.3. Điều hòa và điều trị gen ung thư Người ta tìm thấy trên cơ thể con người trên 50.000 loại gen do chiếc xuất AND Southern Blot và kỹ thuật thủy phân các đoạn Nucleotide bằng men Transcriptase. Người ta cũng tìm ra trên 40 loại Oncogen và cũng từng ấy gen kiềm chế Oncogen và những loại Proteine hoạt hóa gọi là yếu tố tăng trưởng. Nguyên tắc điều trị là: thủy phân Oncogen, thay thế một loại gen bằng kỹ thuật men Transcriptase. Tuy nhiên vấn đề này còn đang được nghiên cứu. Tóm lại cơ chế bệnh sinh ung thư là: Sự phát triển vô tổ chức của các tế bào ngoài sự kiểm soát của cơ thể. Nguồn gốc của sự phát triển gen ung thư là những ổ gen ung thư với những cơ chế điều hòa phức tạp đang được nghiên cứu. II. CÁC GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN CỦA UNG THƯ. 1. Giai đoạn khởi phát Bắt đầu từ tế bào gốc do tiếp xúc với các tác nhân gây đột biến, làm thay đổi không phục hồi của tế bào. Quá trình diễn ra nhanh và hoàn tất trong một vài giây và không thể đảo ngược được. Tuy nhiên người ta chưa xác định được ngưỡng gây khởi phát. Trong cuộc đời một con người thì có nhiều tế bào trong cơ thể có thể trải qua quá trình khởi phát, nhưng không phải tất cả các tế bào đều phát sinh bệnh. Đa số các tế bào khởi phát hoặc là không tiến triển, hoặc là chết đi, hoặc là bị cơ chế miễn dịch vô hiệu hóa. 2. Giai đoạn tăng trưởng, thúc đẩy, chuyển biển Đây là các giai đoạn sau giao đoạn khởi phát; bao gồm sự chọn lọc dòng tề bào, sự thay đổi thể hiện ở gen, sự tăng sinh của tế bào khởi phát. Sự tăng sinh của tế bào ung thư còn ở mức độ nhỏ, cư trú ở một mô nhỏ nào đó. 3. Giai đoạn lan tràn Tiếp theo các giai đoạn trên, ung thư có thể chuyển sang giai đoạn lan tràn. Giai đoạn này có thể ngắn vài tháng và cũng có thể kéo dài vài năm. Ở giai đoạn này khối u bành trướng, gia tăng có thể từ 100 tế bào đến 1 triệu tế bào. Tuy nhiên vẫn còn quá nhỏ để phát hiện bằng phương pháp phân tích được. 4. Giai đoạn tiến triển - xâm lấn- di căn 4.1. Giai đoạn tiến triển Đặc trưng của giai đoạn này là sự tăng lên của kích thước khối u. Ở người bình thường số lượng tế bào được tạo ra bằng số tế bào chết và luôn giữ ở mức hằng định (khoảng 10 12 triệu tế bào chết mỗi ngày và cần được thay thế) Khi bị ung thư, tế bào sinh sản vô hạn độ dẫn đến sự phá vỡ mức hằng định. Trong giai đoạn tiến triển, chia ra hai giai đoạn nhỏ. + Giai đoạn tiền lâm sàng: đây là giai đoạn đầu, có thể rất ngắn vài tháng như u lympho Burkit, cũng có thể kéo dài nhiều năm: Ung thư trực tràng, ung thư phổi, bàng quang, giai đoạn này có thể kéo dài 15- 20 năm, có khi 40, 50 năm, chiếm 75% thời gian phát triển của bệnh. Tuy chưa có biểu hiện lâm sàng, nhưng cũng có thể phát hiện dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng. + Giai đoạn lâm sàng: Trên lâm sàng chỉ phát hiện khi khối u có kích thước trên 1cm 3 (khoảng 1 tỷ tế bào), cần phải có 30 lần nhân đôi. 4.2. Giai đoạn xâm lấn và di căn 4.2.1. Giai đoạn xâm lấn Tổ chức ung thư xâm lấn nhờ các đặc tính: - Tính di động của tế bào ung thư. - Khả năng tiêu đạm ở các mô kế cận. - Mất sự ức chế tiếp xúc của tế bào. 4.2.2. Giai đoạn di căn theo các đường: - Bạch mạch: gặp nhiều trong ung thư biểu mô. Đầu tiên có thể lan tràn theo đường bạch mạch tại chỗ và đôi khi làm tắc, rồi lan đến bạch mạch vùng. Di căn thường từ gần đến xa, qua các trạm hạch, có khi nhảy cóc. - Di căn theo đường kề cận: các tế bào ung thư đi theo các mạch máu và thần kinh, theo lối ít khi bị cản trở như: ung thư dạ dày lan qua lớp thanh mạc vào ổ bụng, đến buồng trứng Theo đường máu: gặp nhiều trong ung thư liên kết. Khi đi theo đường máu, tế bào kết thúc ở mao mạch và tăng trưởng ở đó. . CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ QUÁ TRÌNH TIẾN TRIỂN TỰ NHIÊN CỦA BỆNH UNG THƯ Mục tiêu học tập 1. Kể được các đặc tính của tế bào ung thư 2. Mô tả được các giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư. . thư. I. TẾ BÀO UNG THƯ Muốn nghiên cứu bệnh sinh của bênh ung thư, trước hết phải nghiên cứu tế bào ung thư và cơ sở sinh học phân tử của ung thư 1. Nguồn gốc của tế bào ung thư Có một số. nhiên vấn đề này còn đang được nghiên cứu. Tóm lại cơ chế bệnh sinh ung thư là: Sự phát triển vô tổ chức của các tế bào ngoài sự kiểm soát của cơ thể. Nguồn gốc của sự phát triển gen ung thư