- OL8: OW/ INCAS IBT IBPS D
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 KẾT LUẬN
3.1.1 Những kết quả nghiên cứu đạt được
Hiệu quả và lợi nhuận trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các Ngân Hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi các Ngân Hàng Thương mại Việt Nam phải biết kịp thời áp dụng các công nghệ Ngân Hàng tiên tiến trên thế giới để đáp ứng những điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh doanh.
Công tác kế toán bù trừ là một phần hành kế toán quan trọng, là một phương thức trong kế toán không dùng tiền mặt. Nó đóng vai trò rất lớn trong quá trình thanh toán vốn giữa các Ngân Hàng khác hệ thống, được rất nhiều Ngân Hàng lựa chọn. tham gia thanh toán bù trừ các Ngân Hàng có cơ hội hợp tác lẫn nhau.
Ngân Hàng Công Thương – Chi Nhánh Đà Nẵng đã luôn cố gắng hoàn thiện, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán này nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh những kết quả đạt được, Ngân Hàng cũng còn không ít những hạn chế do gặp những khó khăn, trở ngại từ nội lực cũng như cơ chế điều hành của NHNN, từ hệ thống pháp luật của Việt Nam. Phát triển dịch vụ thanh toán bù trừ là một vấn đề còn liên quan đến các chính sách của Đảng và Nhà nước. Do vậy, để sớm phát triển dịch vụ thanh toán bù trừ, góp phần nâng cao vị thế của mình
trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Vietinbank – ĐN cần thực hiện một hệ thống các giải pháp có tính chiến lược, ổn định và lâu dài.
Xuất phát từ nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán bù trừ tại Ngân Hàng Công Thương – Đà Nẵng, Tôi được các cô chú nhiệt tình hướng dẫn, cho tiếp xúc với thực tế. Tôi thấy đây là một Ngân Hàng lớn tại Đà Nẵng, có uy tín, đội ngũ cán bộ dày dặn kinh nghiệm đã giúp cho Ngân Hàng ngày càng vững mạnh, thành công. Qua đây Tôi cũng đưa ra những suy nghĩ của mình, mong rằng sẽ góp phần nhỏ vào công tác hoàn thiện và mở rộng dịch vụ thanh toán bù trừ tại Chi nhánh.
3.1.2 Những hạn chế của đề tài
a. Về nguồn tài liệu:
- Tài liệu về công tác kế toán bù trừ còn sơ sài, mang tính chất tổng quan.
- Kiến thức lý thuyết chưa cập nhật được những thay đổi về hệ thống tài khoản, chứng từ như trên thực tế tại đơn vị.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Quá trình thực tập trong thời gian ngắn, không có nhiều cơ hội để hiểu rõ hơn thực trạng công tác KT TTBT tại NHTMCPCT – ĐN cũng như các phần hành kế toán liên quan.
3.2. KIẾN NGHỊ
3.2.1 Hướng nghiên cứu tiếp theo:
Do đây là đề tài mới nên có nhiều thiếu sót , Tôi mong rằng các Anh Chị khóa sau sẽ dần dần hoàn thiện hơn nếu cùng nghiên cứu về đề tài này
- Tìm hiểu và so sánh về các phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng như: điện tử liên ngân hàng, mở TK tại NHNN…..
- Đi sâu tìm hiểu công tác kế toán máy tại đơn vị, quá trình nhập liệu và luân chuyển chứng từ.
3.2.2 Kiến nghị
- Ngân hàng nên đầu tư về hệ thống máy tính và đào tạo kiến thức cơ bản cho nhân viên kế toán liên hàng để không làm gián đoạn quá trình chuyển tiền cho khách hàng.
- Hướng dẫn và tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp xúc thực tế, tìm hiểu các nghiệp vụ phát sinh khác nhau.
- Cung cấp những số liệu có thể để giúp sinh viên có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.