1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chống Duyhring I - Chương 7: Triết học về tự nhiện, giới hữu cơ ppt

24 249 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Chống Duyhring I Chương 7: Triết học về tự nhiện, giới hữu cơ "Từ cơ học về sức ép và về sự đầy cho đến mối liên hệ giữa những cảm giác và những tư tưởng, có một trình tự thống nhất và duy nhất gồm những nấc trung gian". Lời quả quyết này tránh cho ông Đuy-rinh khỏi sự cần thiết phải nói một cái gì đó rõ ràng hơn về nguồn gốc của sự sống, tuy rằng đối với một nhà tư tưởng đã từng theo dõi sự phát triển của thế giới bằng cách đi ngược lên đến tận trạng thái đồng nhất với bản thân và cảm thấy rất thoải mái trên các thiên thể khác như ở nhà mình, thì người ta có thể mong đợi rằng ông ta hiểu biết vấn đề một cách chính xác. Vả lại lời quả quyết ấy chỉ mới đúng có một nửa, chừng nào nó chưa được bổ sung bằng con đường nút của những quan hệ về mức độ của Hegel [22] mà chúng tôi đã nói đến trên đây. Mặc dù tất cả tính tiệm tiến của nó, bước chuyển từ một hình thức vận động này sang một hình thức vận động khác bao giờ cũng vẫn là một bước nhảy vọt, một bước ngoặt quyết định. Bước chuyển từ cơ học về các thiên thể đến cơ học về các khối lượng nhỏ hơn trên những thiên thể riêng rẽ cũng vậy; bước chuyển từ cơ học về các khối lượng đến cơ học về các phân tử, bao gồm những vận động mà chúng ta nghiên cứu trong môn vật lý học hiểu theo đúng nghĩa của từ đó: nhiệt, quang, điện, từ, cũng vậy; bước chuyển từ vật lý học phân tử đến vật lý học nguyên tử - hoá học - cũng hoàn thành bằng một bước nhảy vọt quyết định, và điều đó lại càng đúng đối với bước chuyển từ tác dụng hoá học thông thường đến tác dụng hoá học của an-bu-min mà chúng ta gọi là sự sống. Ở bên trong lĩnh vực của sự sống, những bước nhảy vọt càng trở nên hiếm hoi hơn Chống Duyhring I và ít nhận thấy hơn. - Thế là một lần nữa, Hegel lại buộc phải cải chính ông Đuy- rinh. Khái niệm mục đích đã giúp ông Đuy-rinh thực hiện bước chuyển trên khái niệm sang thế giới hữu cơ. Đây cũng lại là sao chép của Hegel, người mà trong quyển "Lô-gic" - học thuyết về khái niệm - đã dùng mục đích luận, hay là học thuyết về mục đích, để chuyển từ thế giới hoá học sang sự sống. Dấu chúng ta có nhìn vào đâu chăng nữa, ở ông Đuy-rinh ở đoạn nào chúng ta cũng đụng phải một "quan niệm thô thiển" của Hegel mà ông Đuy-rinh đã không chút ngượng ngùng mạo nhận là khoa học căn bản của chính mình. Chúng ta có lẽ đi quá xa, nêu ở đây chúng ta lại tìm hiểu xem việc ứng dụng các quan niệm về mục đích và phương tiện vào giới hữu cơ là đúng và thích đáng tới mức nào. Dù sao đi nữa, ngay cả việc ứng dụng "mục đích nội tại" của Hegel, nghĩa là một mục đích không phải do hành động cố ý của một yếu tố bên ngoài nào đó đưa vào trong tự nhiên, như sự sáng suốt của thượng đế chẳng hạn, mà là một mục đích nằm trong tính tất yếu của bản thân sự vật, - ngay cả việc vận dụng khái niệm mục đích đó cũng luôn luôn đưa những người chưa có học thức đầy đủ về triết học đến chỗ gán một cách phi lý cho tự nhiên những hành động tự giác và cố ý. Chính cái ông Đuy-rinh đã vô cùng phẫn nộ một cách đạo đức trước mọi mưu toan "duy linh" nhỏ nhất của người khác, lại quả quyết "một cách chắc chắn rằng những bản năng được tạo ra chủ yếu là cho sự thoả mãn gắn liền với hoạt động của những bản năng ấy". ông ta kể cho chúng ta nghe rằng giới tự nhiên đáng thương hại. "luôn luôn buộc phải chỉnh đốn lại trật tự của thế giới vật thể", ngoài ra nó lại còn nhiều công việc khác" đòi hỏi nó phải tinh tế nhiều hơn là người ta vẫn thường quen tưởng". Nhưng giới tự nhiên chẳng những biết tại sao nó tạo ra cái này cái nọ, chẳng những nó làm mọi công việc như một người vú già, chẳng những nó Chống Duyhring I phải tinh tế - đó cũng đã là một trình độ hoàn hảo khá cao trong tư duy chủ quan tự giác rồi; giới tự nhiên lại còn có một ý chí nữa; bởi vì cái vai trò phụ thêm của các bản năng - tức là cái mà nhân tiện thực hiện những chức năng hiện thực của tự nhiên như ăn uống, sinh đẻ, v.v - cái vai trò phụ thêm ấy, "chúng ta phải coi là được mong muốn một cách không trực tiếp mà chỉ gián tiếp thôi". Thế là chúng ta đã đi đến một giới tự nhiên tư duy và hành động một cách tự giác, do đó chúng ta đã đứng ở trên cái "cầu" dẫn chúng ta - thực ra thì không phải từ thể tĩnh sang thể động, nhưng cũng vẫn là từ phiếm thần luận sang tự nhiên thần luận. Hay có thể là ở đây ông Đuy-rinh cũng muốn tự mình làm thử một lần cái món "nửa thơ trong triết học về tự nhiên" chăng? Không, không thể như thế được. Tất cả những gì mà nhà triết học hiện thực của chúng ta có thể nói về giới tự nhiên hữu cơ, chỉ giới hạn trong cuộc đấu tranh chống cái món nửa thơ ấy trong triết học về tự nhiên, chống "sự lừa bịp với những sự hời hợt nông cạn và có thể nói là những sự thần bí hoá giả danh khoa học", chồng những "nét làm người ta nhớ đến thơ ca tối" của chủ nghĩa Darwin mà thôi. Trước hết Darwin bị trách cứ là đã truyền thuyết nhân khẩu của Malthus từ kinh tế chính trị học vào khoa học tự nhiên, là tự giam mình trong những quan niệm của người chăn nuôi súc vật, là với cái thuyết đấu tranh để sinh tốn của mình, đã làm một món nửa thơ phản khoa học; là toàn bộ chủ nghĩa Darwin, sau khi loại bỏ những điểm mượn của Lamarck ra, là một hình động thú tính chống lại nhân tính. Qua những cuộc đi nghiên cứu khoa học của mình, Darwin đã có ý kiến cho rằng các loài thực vật và động vật không phải là không biến đổi mà luôn luôn biến đổi. Để tiếp tục nghiên cứu ý kiến ấy ở trong nước ông không có lĩnh vực nào tốt hơn là lĩnh vực chăn nuôi động vật và trồng trọt thực vật. Về phương diện này, chính nước Anh là một nước cổ điển; những thành tựu của các nước khác, thí dụ như nước Đức, còn xa mới có thể so sánh được về mặt quy mô với những điều đã đạt Chống Duyhring I được ở Anh về mặt này. Đồng thời, phần lớn những thành tựu trong lĩnh vực này đều mới đạt được từ một thế kỷ nay, thành thử việc xác minh những sự kiện không khó khăn này. Và Darwin nhận thấy rằng phương pháp chăn nuôi ấy đã gây ra một cách nhân tạo giữa những động vật và thực vật cùng loài, những sự khác nhau lớn hơn những sự khác nhau giữa những động vật và thực vật mà mọi người đều nhận là khác loài. Như vậy là, một mặt, đã chứng minh được rằng các loài có thể biến đổi đến một mức nào đó, và mặt khác là những sinh vật có những đặc trưng khác nhau về loài có thể có những tổ tiên chung. Sau đó Darwin tìm xem ngay trong tự nhiên, có hay không có những nguyên nhân đã gây ra ở các cơ thể sống - mà không có một tác động tự giác nào của người chọn giống - ở những biến đổi tương tự như những biến đổi được tạo ra bằng cách chăn nuôi nhân tạo. ông thấy rằng những nguyên nhân ấy là ở sự mất cân đối giữa số rất lớn các phôi do tự nhiên sản sinh ra và số ít những cơ thể thực sự đạt đến độ thành thực. Vì mỗi phôi đều có xu hướng muốn phát triển nên tất nhiên phải nảy ra cuộc đấu tranh để sinh tồn, không những biểu hiện thành một cuộc chiến đấu trực tiếp về thể xác, hoặc ăn thịt lẫn nhau mà còn biểu hiện thành một cuộc đấu tranh giành không gian và ánh sáng, ngay cả trong thực vật nữa. Rõ ràng là trong cuộc chiếu đấu này, những cá thể có nhiều triển vọng nhất để đạt tới độ trưởng thành và sinh sôi nảy nở là những cá thể có một cá tính nào đó, dù nhỏ mấy đi nữa, nhưng lại có lợi trong cuộc đấu tranh để sinh tồn. Vì vậy những đặc tính cá biệt đó có xu hướng di truyền lại, và nếu chúng có trong nhiều cá thể cùng một loài thì thông qua di truyền đã được tích luỹ lại, chúng lại có xu hướng tăng lên theo hướng đã đi theo; trái lại, những cá thể nào không có những đặc tính đó thì dễ bị ngã gục trong cuộc đấu tranh để sinh tồn và dần dần biến mất. Sự biến đổi của loài thông qua sự đào thải tự nhiên, qua sự sống sót của những cá thể nào thích ứng tốt thất, diễn ra chính là theo cách đó. Chính chống lại cái học thuyết ấy của Darwin mà giờ đây ông Đuy-rinh đưa ra cái lý lẽ nói rằng cần phải tìm nguồn gốc của cái quan niệm về đấu tranh để sinh tồn - như bản thân Darwin cũng đã thừa nhận - trong sự khái quát hoá những ý kiến của Chống Duyhring I nhà kinh tế học Malthus, nhà lý luận về nhân khẩu, và vì vậy quan niệm ấy cũng mắc phải những khuyết điểm vốn có của những ý kiến kiểu thày tu của Malthus về tình trạng nhân khẩu thừa. Trong lúc đó Darwin không bao giờ có ý định nói rằng phải tìm nguồn gốc của quan niệm về đấu tranh để sinh tồn ở Malthus. ông chỉ nói rằng thuyết đấu tranh để sinh tồn của ông là thuyết của Malthus ứng dụng vào toàn bộ giới động vật và thực vật. Mặc dầu lỗi lầm của Darwin lớn đến đâu đi nữa khi ông đã ngây thơ thừa nhận học thuyết của Malthus một cách không có phê phán, nhưng mới thoạt nhìn mọi người cũng thấy ngay được rằng không cần phải dùng cặp kính của Malthus mới thấy được sự đấu tranh để sinh tồn trong tự nhiên, - mỗi mâu thuẫn giữa vô số những phôi mà tự nhiên sản sinh ra một cách thừa thãi, với số rất ít những phôi nói chung có thể đạt đến độ trưởng thành; mỗi mâu thuẫn trong thực tế được giải quyết phần lớn trong cuộc đấu tranh để sinh tồn, một cuộc đấu tranh đôi khi cực kỳ tàn khốc. Giống như quy luật về tiến công vẫn giữ y nguyên giá trị của nó sau khi những lập luận của Malthus - mà Ricardo đã dựa vào để luận chứng cho quy luật ấy" - đã bị lãng quên từ lâu rồi, cuộc đấu tranh để sinh tồn cũng vẫn cứ tồn tại trong tự nhiên mà không cần nhờ đến một sự lý giải nào của Malthus cả. Vả lại, những cơ thể trong tự nhiên cũng có những quy luật nhân khẩu của chúng, những quy luật có thể nói là hầu như hoàn toàn chưa được nghiên cứu, nhưng việc xác lập được chúng sẽ có một ý nghĩa quyết định đối với thuyết tiến hoá của các loài. Và ai là người đã có một sự thúc đẩy quyết định theo hướng này? Chẳng phải ai khác ngoài Darwin. ông Đuy-rinh cố tránh không đề cập đến mặt tích cực đó của vấn đề. Đáng lẽ nói đến mặt tích cực đó, ông ta lại cứ nói đi nói lại mãi về đấu tranh để sinh tồn. Theo ông ta, trong giới thực vật không có ý thức và các động vật ăn cỏ hiền lành, hiển nhiên là không thể có vấn đề đấu tranh để sinh tồn được: Chống Duyhring I "theo ý nghĩa xác định một cách chính xác thì cuộc đấu tranh để sinh tồn chỉ biểu hiện trong giới súc vật trong chừng mực việc ăn uống được thực hiện bằng cách vớ lấy và ăn thịt". Và sau khi đã hạn chế khái niệm đấu tranh để sinh tồn vào trong phạm vi nhỏ hẹp như vậy, ông ta có thể tha hồ công phẫn đối với tính chất thú vật của cái khái niệm mà chính ông ta đã hạn chế trong phạm vi tính chất thú vật đó. Nhưng sự công phẫn đối với tính chất đạo đức này chỉ nhằm vào ông Đuy-rinh mà thôi, vì chính ông ta là tác giả duy nhất của thuyết đấu tranh để sinh tồn theo nghĩa hạn chế đó và vì thế ông ta cũng chính là người duy nhất chịu trách nhiệm về sự công phẫn đó. Vậy, người "đi tìm những quy luật và những hiểu biết về mọi hoạt động của tự nhiên trong giới thú vật", Không phải là Darwin - Darwin đã bao gồm toàn bộ giới hữu cơ vào trong cuộc đấu tranh đó sao, - mà chính là một con ngáo ộp tưởng tượng nào đó, do chính ông Đuy-rinh chế tạo ra. Vả lại, chúng ta có thể để mặc cái tên gọi: đấu tranh để sinh tồn, cho sự phẫn nộ có tính chất hết sức đạo đức của ông Đuy-rinh. Còn cái sự thật là một cuộc đấu tranh như thế cũng tồn tại trong giới thực vật thì mỗi cánh đồng cỏ, mỗi thửa ruộng lúa mì, mỗi khu rừng đều có thể chứng minh cho ông ta thấy được, nhưng vấn đề không phải ở tên gọi, vấn đề không phải nên gọi là "đấu tranh để sinh tồn" hay là "thiếu điều kiện sinh tồn, và những tác động cơ giới", mà vấn đề là sự thật ấy ảnh hưởng như thế nào đến sự bảo tồn hay sự biến đổi của các loài ? Về điểm này, ông Đuy-rinh cứ khăng khăng giữ một sự im lặng đồng nhất với bản thân nó một cách ngoan cố. Vì thế tất cả mọi cái trong sự đào thải tự nhiên vẫn giữ nguyên như cũ. Nhưng chủ nghĩa Darwin "tạo ra những sự chuyển hoá và những sự khác biệt của nó từ cái hư vô". Chống Duyhring I Thật vậy, khi bàn về đào thải tự nhiên, Darwin bỏ qua không nói đến những nguyên nhân đã gây ra những sự biến đổi trong những cá thể khác nhau, mà trước hết ông bàn đến cái phương thức mà những sự sai lệch cá biệt đó đã dần dần trở thành đặc tính của một giống, một biện chứng hay một loài nhất định. Đối với Darwin, vấn đề trước tiên chưa phải là đi tìm những nguyên nhân đó, - những nguyên nhân mà cho đến nay một phần còn hoàn toàn chưa biết đến, một phần chỉ có thể nêu ra một cách rất chung chung, - mà là đi tìm một hình thức hợp lý, trong đó tác dụng của những nguyên nhân đó được cố định lại và có một ý nghĩa vừng chắc. Trong việc này Darwin đã gán cho sự phát hiện của mình một phạm vi hoạt động quá rộng, đã coi nó là cái đòn bẩy duy nhất của sự biến đổi các loài và đã vị vấn đề hình thức dưới đó những biến đổi cá biệt trở thành phổ biến mà coi thường vấn đề nguyên nhân của những biến đổi cá biệt lặp đi lặp lại nhiều lần - đó là một khuyết điểm mà ông đã mắc phải giống như phần lớn những người đã làm cho khoa học tiến bộ thực sự. Thêm nữa, nếu Darwin tạo ra những biến đổi cá biệt từ hư vô bằng cách chỉ dựa vào "sự khôn ngoan của người chọn giống" thì hoá ra mỗi một người chọn giống cũng tạo ra từ cái hư vô những biến đổi không chỉ có tính chất giả định, mà là hiện thực, trong các hình thức động vật và thực vật. Nhưng người đã thúc đẩy nghiên cứu xem những biến đổi và những khác biệt ấy do đâu mà có, lại chẳng phải ai khác ngoài Darwin. Trong thời gian gần đây, quan niệm về đào thải tự nhiên đã được mở rộng, đặc biệt là nhờ Haeckel, và sự biến đổi của các loài được coi là kết quả của sự tác động qua lại giữa thích ứng và di truyền, thích ứng được trình bày như là mặt biến đổi, còn di truyền - là mặt bảo tồn của quá trình. Nhưng cả cái đó cũng không làm vừa lòng ông Đuy-rinh. "Sự thích ứng thật sự với những điều kiện sống do tự nhiên đem lại hoặc tước đi, giả định phải có những sự kích thích và những hình thức hoạt động do các quan niệm quyết định. Nếu không thì sự thích ứng chỉ là cái vẻ bề ngoài, và khi đó tính Chống Duyhring I nhân quả đang hoạt động không vượt qua những nấc thấp của vật lý, hoá học và sinh lý - thực vật." Một lần nữa, cái tên gọi lại làm cho ông Đuy-rinh nổi giận. Nhưng, dù ông ta có gọi cái tên gì đi nữa thì ở đây vấn đề vẫn đặt ra như sau: những quá trình như vậy có gây ra những biến đổi trong các loài sinh vật hay không? Và một lần nữa ông Đuy-rinh lại không trả lời. "Nếu trong sự lớn lên của mình, một cái cây chọn con đường trên đó nó nhận được nhiều ánh sáng nhất, thì kết quả đó của sự kích thích chẳng qua chỉ là một sự kết hợp giữa những lực vật lý với những tác nhân cơ hoá học, và ở đây nếu người ta muốn nói đến việc thích ứng - không phải là theo lối ẩn dụ, mà theo đúng nghĩa của từ - thì điều đó tất phải đem lại một sự lẫn lộn có tính chất duy linh chủ nghĩa vào trong các khái niệm". Một người biết một cách hoàn toàn chính xác là vì ý chí của ai mà tự nhiên làm điều này hay điều kia, một người nói đến sự tinh tế của tự nhiên và thậm chí đến ý chí của tự nhiên nữa, chính con người ấy lại nghiêm ngắc đối với những người khác như thế đó ! Quả thật là một sự lẫn lộn có tính chất duy linh chủ nghĩa - nhưng ở ai, ở Haeckel hay ở ông Đuy-rinh? Và đây chăng những là một sự lẫn lộn duy linh chủ nghĩa mà còn là một sự lẫn lộn lôgich nữa. Chúng ta đã thấy ông Đuy-rinh cố hết sức nhấn mạnh rằng khái niệm mục đích cũng có giá trị trong tự nhiên: "Quan hệ giữa phương tiện và mục đích hoàn toàn không giả định phải có một ý định tự giác". Nhưng sự thích ứng không có ý định tự giác, không thông qua các quan niệm, mà ông kiên quyết phản đối, là cái gì nếu không phải là một hoạt động nhằm vào mục đích một cách vô ý thức như thế? Chống Duyhring I Cho nên, nếu những con chẫu chàng và những côn trùng ăn lá cỏ màu xanh, những con vật sống ở sa mạc có màu vàng của cát và những con vật ở hai cực trái đất chủ yếu có màu trắng của tuyết, thì chắc chắn chúng có màu sắc như vậy không phải là do chúng có ý định trước hoặc do những quan niệm nào đó; trái lại, chỉ có thể giải thích những màu sắc ấy bằng tác dụng của những lực vật lý và những nhân tố hoá học mà thôi. Tuy nhiên, không thể chối cãi được rằng những con vật ấy, nhờ những màu sắc đó, đã thích ứng một cách có mục đích với môi trường trong đó chúng đang sống, rằng nhờ thế, những kẻ địch của chúng khó nhìn thấy chúng hơn nhiều. Cũng như vậy, những khí quan mà một số thực vật dùng để bắt và ăn những côn trùng đậu vào chúng, cũng thích ứng với hoạt động đó, - và thậm chí còn thích ứng một cách có mục đích nữa. Nếu ông Đuy-rinh cứ khăng khăng cho rằng sự thích ứng chỉ có thể do tác động của các quan niệm gây ra, thì ông ta chỉ dùng những lời lẽ khác để nói rằng hành động có mục đích cũng phải được thực hiện thông qua các quan niệm, nó phải tự giác, phải cố ý. Điều đó, một lần nữa, - như thường thấy trong triết học hiện thực, - lại dẫn chúng ta đến đấng sáng tạo đang thực hiện mục đích, tức là đến thượng đế. "Trước kia, người ta gọi cách giải thích ấy là tự nhiên chấn luận và người ta coi thường nó" (ông Đuy-rinh nói) ; "nhưng giờ đây, cả về mặt này nữa, hình thức người ta đã đi ngược trở lại". Từ sự thích ứng, bây giờ chúng ta chuyển sang tính di truyền. Theo ông Đuy-rinh thì cả trong vấn đề này nữa, chủ nghĩa Darwin cũng hoàn toàn đi sai đường. Dường như Darwin cho rằng toàn bộ giới hữu cơ đều bắt nguồn từ một sinh vật duy nhất. Theo Darwin thì hoàn toàn không có sự tồn tại độc lập bên cạnh nhau của những sản phẩm tự nhiên cùng một tổ tiên, và vì vậy, với những quan niệm của mình nhìn vào quá khứ ông sẽ lập tức bị bế tắc một khi sợi dây sinh đẻ hay một phương thức sinh đôi nảy nở nào khác bị đứt đoạn trong tay ông. Chống Duyhring I Nói một cách lịch sự thì việc khẳng định rằng Darwin cho tất cả các vật hữu cơ hiện nay đều do một sinh vật nguyên thuỷ duy nhất sinh ra, là "một sáng tạo và tưởng tượng tự do" của ông Đuy-rinh. Ở trang trước trang cuối cùng của cuốn "nguồn gốc các loài", in lần thứ 6, Darwin nói rõ rằng ông coi "Tất cả các sinh vật không phải là những sáng tạo riêng biệt, mà là dòng dõi theo trực hệ của một số ít sinh vật". Còn Haeckel thì đi xa hơn nhiều và cho rằng "Có một nguồn gốc hoàn toàn độc lập đối với giới thực vật, và một nguồn khác đối với giới động vật", và giữa hai nguồn gốc đó, "có một số nguồn gốc của những đơn tế bào độc lập, và mỗi nguồn gốc này hoàn toàn độc lập với hai nguồn gốc trên, đều phát triển từ một hình thức nguyên tế bào không có nhân, tổ tiên của riêng nó" [23] ("Lịch sử sáng tạo của tự nhiên", tr.397). Sinh vật nguyên thuỷ này, được ông Đuy-rinh bịa ra chỉ là để hết sức bôi nhọ nó bằng cách so sánh với người Do Thái nguyên thuỷ là Adam; nhưng chẳng may - tức là chẳng may cho ông Đuy-rinh - ông ta vẫn không hề ráng những sự phát hiện của (George) Smith về át-xi-ri chứng minh rằng người Do-thái nguyên thuỷ đó là tiền thân của người Xê-mít nguyên thuỷ; rằng tất cả câu chuyện sáng thể và hồng thuỷ trong Kinh thánh chỉ là một đoạn lấy trong một loạt những chuyện thần thoại tôn giáo của cái đạo đa thần cố chung của người Do-thái, người Ba-by-lon, người Can-đê và người át-xi-ri. Lời trách cứ Darwin là ông ta sẽ lập tức bị bế tắc một khi sợi dây dòng dõi đứt đoạn trong tay ông, tất nhiên là một lời trách cứ nghiêm khắc nhưng không thể bác bỏ được. Tiếc thay, toàn bộ nền khoa học tự nhiên của chúng ta đều phải chịu sự trách cứ đó. ở đâu mà sợi dây dòng dõi đứt đoạn thì ở đó khoa học tự nhiên cũng "sẽ bị bế tắc". Cho đến nay, nó vẫn còn chưa tạo ra được những sinh vật hữu cơ ngoài cách dùng sinh sản của các sinh vật khác; thậm chí nó vẫn chưa hề tạo ra [...]... n i về gi i tự nhiên hữu cơ, v i c i cách n i dông d i trống rỗng, tr i ngược và trong những i m quyết định thì l i vô nghĩa như những câu sấm truyền, v i c i kết quả cu i cùng hoàn toàn vô giá trị, - thì ngay từ đầu ngư i ta cũng đã không thể kìm được c i ý kiến cho rằng ở đây ông Đuy-rinh đang n i đến những i u mà ông ta hiểu biết ít một cách kỳ lạ Ý kiến ấy trở thành một niềm tin vững chắc khi... tảng đá nữa; kim lo i bị ôxy hoá, biến thành gỉ Nhưng c i là nguyên nhân của sự huỷ ho i ở các vật thể chết thì l i là i u kiện cơ bản của sự sống ở chất an-bu-min Một khi mà trong thể an-bu-min sự chuyển hoá liên tục của các thành phần, tức là sự thay thế thường xuyên của dinh dưỡng Chống Duyhring I và b i tiết, ngừng l i, - thì từ khi đó bản thân thể an-bu-min cũng ngừng tồn t i, phân gi i ra, nghĩa... thành tựu cơ bản của toán học, r i đến những luận i m chủ yếu của khoa học chính xác trong cơ học, vật lý và hoá học, cũng như những kết quả của khoa học tự nhiên n i chung trong sinh lý học, động vật học và những lĩnh vực nghiên cứu tương tự khác" ông Đuy-rinh n i một cách vững tin và quả quyết như vậy về sự uyên bác của ông Đuy-rinh về toán học và khoa học tự nhiên Nhưng xét theo chính ngay c i chương. .. sinh của vạn vật kết hợp v i nguyên tắc về sự sinh s i nảy nở trên cơ sở tinh giao thành một chính thể, r i từ một quan i m cao hơn, coi c i g i là sự sinh không ph i là c i đ i lập tuyệt đ i v i sự t i sinh sản mà chính là sự sinh sản, - tư tưởng ấy là một tư tưởng tự nhiên" Và con ngư i đã có thể viết những l i vô nghĩa như thế l i không ngượng ngùng chê trách Hegel về c i "tiếng lòng" của ông! Nhưng... lo i ấy của tự nhiên - lẽ dĩ nhiên là những sản vật hữu cơ, vì ở đây chỉ n i đến chúng mà th i - không có liên quan v i nhau bằng một dòng d i chung thì tất nhiên là ở chỗ nào mà "s i dây dòng d i đứt đoạn", những sản vật ấy hay m i tổ tiên của chúng ắt ph i ra đ i bằng một hành động sáng tạo riêng biệt Thế là chúng ta đã trở về v i chúa sáng tạo và v i c i mà ngư i ta g i là tự nhiên thần luận Tiếp... c i mớ những l i r i rắm vô nghĩa của c i l i tiếng lóng thuần tuý kiểu Đuyrinh Vì vậy, nếu chúng ta muốn biết sự sống là gì thì chúng ta ph i tự mình tìm hiểu vấn đề sâu hơn một chút Sự trao đ i chất hữu cơ là hiện tượng phổ biến nhất và đặc trưng nhất của sự sống, i u này đã được các nhà chuyên môn về sinh hoá và hoá sinh n i i n i l i không biết bao nhiêu lần từ ba mư i năm nay và ở đây ông Đuy-rinh... tương tự v i nó thì an-bu-min thông thường là Chống Duyhring I chất có một tác dụng kém sinh động nhất, bị động nhất, do chỗ cùng v i lòng đỏ trứng, nó chỉ là chất dinh dưỡng cho c i ph i đang phát triển mà th i Tuy nhiên, chừng nào ngư i ta còn biết rất ít như thế về thành phần hoá học của các chất anbu-min thì c i tên g i ấy vẫn còn tốt hơn những tên g i khác vì nó có tính chất anbu-minh thì c i tên... trùng, - ít nhất là t i đ i đa số các thực trùng - cũng đều không có một chút dấu vết nào của bộ máy thần kinh cả Chỉ kể từ lo i giun trở i thì thông thường ngư i ta m i thấy có bộ máy thần kinh, và ông Đuy-rinh là ngư i đầu tiên n i rằng những con vật đó không có cảm giác vì chúng không có thần kinh Cảm giác không nhất định ph i gắn liền v i thần kinh, nhưng Chống Duyhring I chắc chắn là gắn liền v i. .. ông Đuy-rinh là đã xứng đáng đứng ngang hàng v i tác giả tập ca " chiếc nhẫn của Nibelungen", không những về sự đánh giá cao cả của ông ta đ i v i bản thân mà còn về phẩm chất của ông ta v i tư cách là nhà soạn nhạc của tương lai[24] "Xin hãy cân nhắc xem cần ph i có những tri thức thực chứng nào để cho chương chúng ta n i về triết học về tự nhiên có cả tất cả những tiên đề khoa học của nó Làm cơ sở... sự sản sinh ra các biến đ i (tr.63) Nhưng mưu toan m i đó, định gán cho Darwin những i u mà ông chưa từng n i, l i giúp chúng ta hiểu được tất cả sự sâu sắc kiểu Đuy-rinh của những ý kiến sau đây: Chống Duyhring I "Nếu ngư i ta i tìm trong đồ thức n i t i của sự sinh đẻ một nguyên tắc nào đó của sự biến đ i độc lập, thì tư tưởng đó hoàn toàn hợp lý; b i vì tư tưởng đem nguyên tắc về sự phát sinh của . Chống Duyhring I Chương 7: Triết học về tự nhiện, gi i hữu cơ "Từ cơ học về sức ép và về sự đầy cho đến m i liên hệ giữa những cảm giác và những tư tưởng, có một trình tự thống. chỉ để gi i thích tác dụng hoá học. Và khi ngư i ta đọc chương n i về gi i tự nhiên hữu cơ, v i c i cách n i dông d i trống rỗng, tr i ngược và trong những i m quyết định thì l i vô nghĩa. tho i tôn giáo của c i đạo đa thần cố chung của ngư i Do-th i, ngư i Ba-by-lon, ngư i Can-đê và ngư i át-xi-ri. L i trách cứ Darwin là ông ta sẽ lập tức bị bế tắc một khi s i dây dòng d i đứt

Ngày đăng: 27/07/2014, 14:21

Xem thêm: Chống Duyhring I - Chương 7: Triết học về tự nhiện, giới hữu cơ ppt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN