DươngQuýPhiđãlàm
gì đểtriệtmùihôitự
nhiên?
DươngQuýPhi vẫn hiện diện trong đời sống hôm nay như là hình ảnh
của mỹ nhân thời thịnh Đường. Nàng đẹp, nhưng nàng lại… có “mùi
không dễ chịu”. Thế nên mới có cơ sự dài dòng sau đây…
Dương QuýPhi là 1 trong 4 người đẹp vĩnh cửu của Trung Quốc, bên cạnh
Tây Thi, Vương Chiêu Quân và Điêu Thuyền.
Dân gian bao đời nay vẫn truyền nhau giai thoại Tây Thi đẹp đến mức cá
phải lặn (Trầm Ngư), Vương Chiêu Quân khiến chim sa (Lạc Nhạn), vẻ kiều
diễm của Điêu Thuyền khiến trăng cũng phải núp vào mây (Bế Nguyệt), thì
Dương QuýPhi mỗi khi ngắm hoa, hoa đều rũ héo vì hổ thẹn (Tu Hoa).
Tây Thi sống vào thời Xuân Thu, khoảng thế kỷ VII - thế kỷ VI trước công
nguyên (TCN). Vương Chiêu Quân, sống vào thời nhà Tây Hán, khoảng thế
kỷ I TCN. Điêu Thuyền, sống vào thời Tam Quốc, khoảng thế kỷ thứ III.
Dương QuýPhi (tên thật là Ngọc Hoàn, người Tứ Xuyên) sống vào thời nhà
Đường, 719 - 756.
Xưa nay người ta vẫn tôn sùng vẻ đẹp của các nàng mà ít để ý rằng những
đại mỹ nhân ấy cũng như bất kỳ một con người nào khác, vẫn có những
điểm yếu của mình – kết luận này đã được nhà văn Kỷ Liên Hải đưa ra trong
cuốn sách "Kỷ Liên Hải khâm phục Tứ Đại Mỹ Nhân".
Dương QuýPhi trên phim
Ông khẳng định sau một quá trình khảo chứng rằng: Tây Thi thì chân to,
Điêu Thuyền thì mắt to mắt nhỏ - mặc dù xét kỹ thì bất kỳ ai cũng mắt to
mắt nhỏ nhưng nếu không rõ thì sẽ không nhận ra, còn đôi mắt của Điêu
Thuyền thì lộ rất rõ nhược điểm này.
Vương Chiêu Quân thì vai lệch, một bên cao một bên thấp. DươngQuýPhi
trông thì bề ngoài rất ổn, rất phù hợp với con mắt thẩm mỹ của đời Đường,
nhưng rất nhiều người không hề biết rằng cơ thể nàng có mùi hôi, vì thế
nàng đặc biệt thích tắm gội.
Trong bài này, xin nói kỹ về chuyện khử mùihôi cho cơ thể của DươngQuý
Phi.
Vẻ đẹp của DươngQuýPhi là vẻ đẹp tròn trịa, nàng đẫy đà mà không phì
nộn, dadẻ mịn màng, mềm mại, hồng hào.
Vẻ đẹp của nàng đã khiến cho Đường Minh Hoàng (Tức Đường Huyền
Tông 685 - 762), vị hoàng đếđã có một thời trẻ trai oanh liệt phải sa đắm
vào vòng sắc dục mê nhân. Nhưng có lẽ ông đã không mê đắm quýphi của
mình đến mụ mị thế nếu nàng không năng… tắm gội.
Ở phía tây Ly Sơn có một suối nóng, tương truyền từ đời Hán. Người ta cho
rằng nước suối nóng có thể khử tà khí, trừ dịch bệnh. Đến đời Đường, nơi
này mọc lên Cung Ôn Tuyền (“ôn tuyền” là suối nước ấm nóng), dành cho
vua chúa đến ở.
Suối nóng chứa chất lưu huỳnh và các khoáng chất có thể chữa các bệnh
ngoài da, trừ hản khử phong. Chữa bệnh bằng cách tắm suối nóng là phương
cách được truyền lại từ y học cổ truyền của Ấn Độ từ thời kỳ giữa đời Hán.
Kể từ đó, phong trào tắm suối nóng rất thịnh hành, ít nhất là đối với giai cấp
quý tộc.
Dương QuýPhi tắm nước suối nóng vừa là đểtự tin, vừa là để lợi dụng
những chất khoáng thiên nhiên trong nước suối đểlàm đẹp da. Bí quyết của
Dương QuýPhi là vừa ngâm mình trong nước suối vừa vỗ nhẹ lên da mặt và
toàn thân liên tục.
Trên mặt con người là rất nhiều huyệt đạo thông khắp toàn thân, vỗ nhẹ vào
những huyệt đạo này có thể kích thích nội tạng, đẩy mạnh sự tuần hoàn của
máu, tăng cường độ dẻo dai của làn da. Mỗi lần ngồi lắng yên trong suối
nóng, dadẻ được kích thích nhẹ nhàng, nàng lại càng xinh đẹp hơn.
Không phải lúc nào cũng tiện tắm suối nóng, và chỉ tắm suối nóng không thì
e vẫn chưa đủ, DươngQuýPhi buộc phải có những bài thuốc tắm đặc biệt để
che giấu khuyết điểm là mùihôi cơ thể và còn giúp giữ gìn vẻ đẹp tươi rói
lâu dài.
Một trong những bài thuốc đó là sử dụng lá dâu tằm và lá tầm ma (tầm gai).
Đây là những loại lá cây chứa nhiều chất diệp lục, có thể giúp thần kinh tĩnh
tại, đẩy mạnh quá trình tái sinh làn da, làmdadẻ sáng tươi.
Trước khi tắm gội, DươngQuýPhi thường đem lá dâu tằm và lá tầm ma
ngâm trong nước một thời gian rồi vớt bỏ lá đi, lấy nước đó tắm gội. Thang
nước tắm tuyệt hay này có thể làm cho da thịt sạch mịn, mềm mại.
Trong “Hồng Lâu Mộng” của tác giả Tào Tuyết Cần, nhân vật Giả Bảo
Ngọc từng có câu thơ nhắc đến truyền kỳ tắm suối của DươngQuý Phi:
“Xuất dục Thái Chân băng tác ảnh” (Thái Chân ra tắm làn băng nuột) – Thái
Chân chính là DươngQuý Phi. Đủ để thấy “chuyện tắm rửa” của người đẹp
này gây ấn tượng đến thế nào.
Cũng về DươngQuý Phi, Đào Ngọc Sơn đời Minh (1368-1628) có chép
truyện "Quái Nham Quí phi tuyền dục bích họa", nghĩa là bức họa trên vách
tả cảnh Dương Quí Phi tắm suối ở Quái Nham.
Câu chuyện đại để như sau: Quái Nham là một ngọn núi hình thù quái dị,
hiểm hóc nằm ở phía nam tỉnh Thiểm Tây. Nơi đây hẻo lánh vắng người.
Thân núi chót vót, vách đá cheo leo. Những kẻ hiếu kỳ muốn leo lên núi
phải đu lên những mỏm đá, bám dây song, chuyền thân cây, phải giữ từng ly
từng tí, chật vật khó khăn, mệt đứt hơi, sợ hết hồn mới lên đến đỉnh.
Dãy núi này đá xếp ngổn ngang, to thì bằng cả mái nhà, nhỏ thì cũng bằng
cái ghế. Hình thế dốc đứng, chông chênh. Lối lên quanh co, chật hẹp. Thế
nhưng ở lưng chừng núi, ngạc nhiên thay, lại có một cái hang rộng rãi và
thoáng đãng.
Hang này càng vào trong càng rộng, bên trong cùng có một bãi đất lộ thiên
rộng vài chục mẫu, cỏ mọc xanh um. Khắp nơi là kì hoa dị thảo, những mô
đá kỳ quái đủ màu sắc, len lỏi những dòng suối dài róc rách ngày đêm, nước
sâu hàng chục thước, trong văn vắt, trông thấu đáy.
Trên vách núi đằng Đông, có đề hàng chữ to đậm: "Dương Quí Phi tuyền
dục diễm tích" (Dấu tích diễm lệ khi Dương Quí Phi tắm suối). Đó là một
khoảng vách đá có nhiều bức vẽ miêu tả từng bước tắm suối của Dương Quí
Phi.
Các nét vẽ đều chạm khắc sâu vào thân vách núi nên dù màu có hơi nhạt
nhưng nét vẫn còn rõ ràng như mới.
Tất cả chừng 10 bức vẽ miêu tả vẻ đẹp của DươngQuýPhi và lão hoàng đế
Đường Minh Hoàng, được tạc từ năm sáu trăm năm nay mà vẫn xinh tươi vẻ
đẹp của một mỹ nhân vô tiền khoáng hậu. Qua đó cũng thấy cảnh vui vầy
của đôi uyên ương một trẻ một già nơi cùng cốc.
Dưới những bức họa ấy có đề ngày tháng năm đã vẽ ghi cái diễm tích ấy:
ngày 25 tháng 5 năm Thiên Bảo thứ mười (Dương lịch 752).
Những bức họa này được làm theo truyền thuyết về nàng DươngQuýPhi
thích đi tắm suối. Mỗi lần đi tốn cả hàng vạn bạc. Truyền rằng trên đỉnh
Quái Nham có nhiều cảnh đẹp, có suối trong khác thường, ai tắm sẽ được
trường thọ vô cương. Tính tham sống, lại ưa thú hoang sơ nên nàng đã đòi
Đường Minh Hoàng cho thỏa chí.
Trong cơn say mê, Đường Minh Hoàng không quản khó nhọc, bất chấp thị
phi, xuống chỉ cho quan lại địa phương bằng mọi giá làm cho được con
đường lên núi trong vòng nửa tháng. Nếu hoàn thành thì trọng thưởng, trái
lệnh thì rơi đầu.
Nhận lệnh này, quan địa phương vô cùng lo sợ, đốc thúc nhân tài vật lực.
May có người hiến kế tết dây mây làm cầu, chôn hai cây to dưới đất, rồi từ
đó các đợt cầu mây cứ kế tiếp nối nhau đến tận cửa hang.
Vì phải làm gấp và leo trèo khó khăn nên tốn kém hàng chục vạn lạng bạc và
hàng trăm ngàn người đã bỏ mạng dưới vực sâu. Cầu làm xong, Đường
Minh Hoàng và DươngQuýPhi lên được đến nơi tiên cảnh.
Để lưu hình tích cho cuộc tình nơi hoang dã, Đường Minh Hoàng ra lệnh
người vẽ lại diễm tích trên núi cao. Thế là chỉ để thỏa mãn cái nhu cầu gột
rửa bụi trần của mỹ nhân, có nhiều người hưởng lộc, biết bao kẻ ngậm ngùi,
và những tang thương đã đổ xuống đầu kẻ phu phen phục dịch.
Nhưng ít nhất, đời sau cũng biết được rằng tắm suối nóng, mát-xa nhẹ
nhàng, sử dụng tinh chất lá dâu tằm và lá tầm ma pha vào nước ấm để tắm là
bí quyết làm đẹp của một vị quýphi quyền uy vậy.
. Dương Quý Phi đã làm
gì để triệt mùi hôi tự
nhiên?
Dương Quý Phi vẫn hiện diện trong đời sống hôm nay như. giai cấp
quý tộc.
Dương Quý Phi tắm nước suối nóng vừa là để tự tin, vừa là để lợi dụng
những chất khoáng thiên nhiên trong nước suối để làm đẹp da.