1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cách mạng và phản cách mạng ở Đức - Chủ nghĩa đại Xla-vơ. Cuộc chiến tranh Slê-dơ-vích - Hôn-stai-nơ doc

7 204 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 107,71 KB

Nội dung

Cách mạng và phản cách mạng ở Đức Chủ nghĩa đại Xla-vơ. Cuộc chiến tranh Slê-dơ-vích - Hôn-stai-nơ IX. Chủ nghĩa đại Xla-vơ. Cuộc chiến tranh Slê-dơ-vích - Hôn-stai-nơ Ngày 15 tháng 03 năm 1851 Xứ Bô-hêm và Crô-a-xi (một thành viên khác bị tách ra của chủng tộc Xla-vơ, chịu ảnh hưởng của người Hung-ga-ri cũng như xứ Bô-hêm chịu ảnh hưởng của người Đức) là quê hương của phong trào mà người trên lục địa châu âu gọi là "chủ nghĩa đại Xla-vơ". Cả Bô-hêm lẫn Crô- a-xi đều không đủ mạnh để tồn tại như những dân tộc độc lập. Cả hai dân tộc này, bị mòn mỏi dần đi do sự tác động của những nguyên nhân lịch sử, những nguyên nhân đã làm cho họ không tránh khỏi bị các dân tộc hùng mạnh hơn nuốt mất, nên chỉ có thể hy vọng khôi phục lại được một nền độc lập nào đó với điều kiện liên minh với các dân tộc Xla-vơ khác. Có 22 triệu người Ba Lan, 45 triệu người Nga, 8 triệu người Xéc-bi và người Bun-ga-ri; vậy tại sao người ta lại không thành lập một liên bang mạnh mẽ bao gồm toàn thể 80 triệu người Xla-vơ để đẩy lui hoặc tiêu diệt những kẻ xâm nhập vào lãnh thổ Xla-vơ thiêng liêng như người Thổ Nhĩ Kỳ, người Hung-ga-ri và trước hết là tên Niemetz đáng ghét nhưng lại rất cần thiết, tức người Đức? Chính vì vậy mà ở trong phòng làm việc của mấy nhà khoa học lịch sử nghiệp dư Cách mạng và phản cách mạng ở Đức người Xla-vơ, đã nảy sinh ra cái phong trào vô lý và phản lịch sử không nhằm mục đích gì hơn là bắt phương tây văn minh phải khuất phục phương đông dã man, bắt thành thị phải khuất phục nông thôn, bắt thương nghiệp, công nghiệp, văn hóa phải khuất phục nông nghiệp nguyên thủy của người nông nô Xla-vơ. Nhưng đứng sừng sững đằng sau cái thuyết lố bịch ấy, có cái hiện thực đáng sợ là đế chế Nga, cái đế chế mà mỗi một cử động đều bộc lộ tham vọng coi toàn thể châu âu là sở hữu của bộ tộc Xla-vơ và đặc biệt là của bộ phận kiên quyết duy nhất của bộ tộc ấy là người Nga; cái đế chế, với hai thủ đô là Pê-téc- bua và Mát-xcơ-va, vẫn chưa có được trọng tâm của nó chừng nào mà "thành phố của Nga hoàng" (tức Công-xtăng-ti-nô-plơ, tiếng Nga là Xa-rơ-grát, tức thành phố của nhà vua), mà bất cứ người nông dân Nga nào cũng coi là thủ đô chân chính của tôn giáo và của dân tộc mình, chưa thực sự là nơi đóng đô của hoàng đế Nga; cái đế chế, trong 150 năm qua, chưa bao giờ mất mà lại còn luôn luôn được thêm lãnh thổ trong tất cả những cuộc chiến tranh mà nó đã tiến hành. Và ở Trung âu, người ta biết rõ chính sách của Nga đã dùng những quỷ kế như thế nào để ủng hộ cái thuyết đại Xla-vơ vừa mới được phát minh ra, một thuyết phù hợp với mục đích của nó hơn bất cứ thuyết nào khác mà người ta có thể bịa ra được. Như vậy là những người theo chủ nghĩa đại Xla-vơ ở Bô-hêm và Crô-a-xi, kẻ thì cố tình, người thì vô ý thức, đều hành động vì lợi ích trực tiếp của nước Nga; họ đều phản bội sự nghiệp cách mạng để theo đuổi cái bóng ma dân tộc mà số phận của nó, trong trường hợp tốt nhất, cũng sẽ giống như số phận của dân tộc Ba Lan dưới ách thống trị của người Nga. Tuy nhiên, vì vinh dự của người Ba Cách mạng và phản cách mạng ở Đức Lan chúng ta phải thấy rằng họ chưa bao giờ thực sự mắc phải cái bẫy chủ nghĩa đại Xla-vơ ấy; và nếu có một số ít bọn quý tộc thành những kẻ đại Xla-vơ điên cuồng thì chính là vì chúng biết rằng dưới ách của nước Nga, chúng ít mất mát hơn là khi những nông dân lệ thuộc của chúng nổi dậy. Lúc bấy giờ, người Séc và người Crô-a-xi triệu tập ở Pra-ha một đại hội Xla-vơ [27*] với mục đích chuẩn bị một liên minh toàn thể những người Xla-vơ. Dù không có sự can thiệp của lực lượng vũ trang áo thì đại hội ấy cũng cứ thất bại. Những ngôn ngữ Xla-vơ riêng cũng khác nhau như tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Thụy Điển khác nhau, và khi bắt đầu thảo luận, người ta mới thấy rằng không có một thứ tiếng Xla-vơ chung để cho các diễn giả có thể hiểu được nhau. Người ta thử dùng tiếng Pháp, nhưng đa số cũng không hiểu được; và những người Xla-vơ nhiệt tâm đáng thương ấy mà tình cảm chung duy nhất giữa họ với nhau vốn chỉ là lòng căm thù chung đối với người Đức, cuối cùng buộc phải dùng cái thứ tiếng Đức đáng ghét vì đó là thứ tiếng duy nhất mà mọi người đều hiểu! Nhưng cũng lúc ấy, một hội nghị Xla-vơ khác lại họp ở Pra-ha dưới hình thức những thương kỵ binh Ga-li-xi, lính phóng lựu Crô-a-xi và Xlô-va-ki, pháo binh và giáp sĩ người Séc; và chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, cái đại hội vũ trang thực sự Xla-vơ này, dưới quyền chỉ huy của Vin-đi-sơ-grét-xơ đã tống cổ những vị sáng lập nền bá chủ Xla-vơ tưởng tượng ra khỏi thành phố và đuổi họ tan tác đi khắp nơi. Những nghị viên người Bô-hêm, Mô-ra-vi, Đan-ma-xi và một bộ phận những nghị viên Ba Lan (thuộc tầng lớp quý tộc) ở Quốc hội lập hiến Cách mạng và phản cách mạng ở Đức áo đã tiến hành đấu tranh có hệ thống trong nghị viện ấy chống các đại biểu Đức. Những người Đức và một bộ phận người Ba Lan khác (thuộc tầng lớp quý tộc đã bị phá sản) trong nghị viện ấy là những đại biểu chủ yếu đấu tranh cho tiến bộ cách mạng. Cái khối đông đảo những đại biểu Xla-vơ chống lại họ, không chỉ bộc lộ công khai những khuynh hướng phản động của toàn bộ phong trào của họ nói chung, mà lại còn hèn hạ đến mức cấu kết và âm mưu với chính cái chính phủ áo đã giải tán đại hội của họ ở Pra-ha. Họ cũng được người ta trả công về hành vi đốn mạt ấy; sau khi các đại biểu Xla-vơ đã ủng hộ chính phủ trong cuộc khởi nghĩa tháng Mười 1848, một cuộc khởi nghĩa đã đảm bảo cho họ chiếm một đa số trong Quốc hội, thì Quốc hội này, từ đó gần như hoàn toàn chỉ gồm có người Xla-vơ, cũng bị binh lính áo giải tán như đại hội ở Pra-ha, và những phần tử đại Xla-vơ bị dọa bỏ tù nếu họ còn khuấy động một lần nữa. Tất cả cái mà họ thu được chỉ là dân tộc Xla-vơ hiện nay bị chính chế độ trung ương tập quyền của áo làm cho suy yếu ở khắp nơi, một kết quả mà họ phải nhận lấy chỉ vì lòng cuồng tín và sự mê muội của bản thân họ. Nếu như biên giới của Hung-ga-ri và Đức còn chỗ nào đó chưa rõ ràng thì nhất định lại sẽ có tranh chấp. Nhưng may thay, không hề có lý do gì gây tranh chấp và những lợi ích của hai dân tộc gắn bó mật thiết với nhau, nên hai dân tộc cùng chiến đấu chống kẻ thù chung, nghĩa là chống Chính phủ áo và chủ nghĩa cuồng tín đại Xla-vơ. Sự hòa hợp tốt đẹp giữa hai dân tộc không một lúc nào bị phá vỡ. Nhưng do cuộc cách mạng I-ta-li-a nên ít ra là một phần nước Đức sẽ bị lôi cuốn vào một Cách mạng và phản cách mạng ở Đức cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn; và để chứng minh rằng chế độ của Mét-téc-ních đã ngăn chặn được sự phát triển của ý thức xã hội đến mức nào thì ở đây cần nhận thấy rằng trong sáu tháng đầu năm 1848, chính những người đã tham gia chiến đấu trên những lũy chướng ngại ở Viên, lại hăm hở tham gia đội quân đang đánh những người l-ta-li-a yêu nước. Nhưng tình trạng tư tưởng mơ hồ đáng tiếc ấy không kéo dài. Sau cùng, còn có cuộc chiến tranh với Đan Mạch về vấn đề Slê-dơ-vích và Hôn-stai-nơ. Những vùng này - về phương diện dân tộc, ngôn ngữ và tình cảm thì rõ ràng mang tính chất Đức, - cũng rất cần cho Đức về phương diện quân sự, hàng hải và thương nghiệp. Từ ba năm nay, nhân dân các vùng ấy đã chiến đấu gian khổ chống sự xâm nhập của Đan Mạch. Hơn nữa căn cứ vào những hiệp ước, họ có quyền lợi đó. Cuộc cách mạng tháng Ba đã dẫn họ đến chỗ xung đột công khai với người Đan Mạch, và nước Đức ủng hộ họ. Nhưng trong khi ở Ba Lan, ở I-ta- li-a, ở Bô-hêm và sau này ở Hung-ga-ri, các cuộc tác chiến đã diễn ra hết sức ác liệt thì trong cuộc chiến tranh này, cuộc chiến tranh duy nhất có tính chất nhân dân và cách mạng, ít ra là trong một bộ phận, người ta đã áp dụng một chiến lược tiến công và thoái lui vô hiệu, để rồi chịu nhận sự can thiệp ngoại giao của nước ngoài, thành thử sau nhiều cuộc giao chiến anh dũng, người ta đã đi đến một kết cục thảm hại. Trong thời gian chiến tranh, Chính phủ Đức hễ có dịp thuận lợi là phản bội quân đội cách mạng của Slê-dơ-vích - Hôn-stai-nơ và chính nó cố ý cho phép người Đan Mạch tiêu diệt quân đội ấy khi quân đội ấy bị phân tán Cách mạng và phản cách mạng ở Đức hay chia cắt. Quân đoàn tình nguyện người Đức cũng bị đối xử như vậy. Nhưng trong khi cái danh hiệu Đức, trong những hoàn cảnh như vậy, bị khắp nơi căm thù thì các chính phủ lập hiến và tự do chủ nghĩa Đức lại lấy làm hả lòng hả dạ. Chúng đã đè bẹp được các phong trào Ba Lan và Bô-hêm. Khắp nơi, chúng đã nhen lại được những mối hận thù dân tộc từ trước đến nay vẫn ngăn trở mọi sự hòa hợp và mọi hành động chung giữa người Đức, người Ba Lan và người I-ta-li-a. Chúng đã làm cho dân chúng quen với những cảnh nội chiến và những biện pháp đàn áp bằng quân đội. Quân đội Phổ ở Ba Lan và quân đội áo ở Pra-ha đã khôi phục lại được lòng tự tin và trong khi người ta đẩy lớp thanh niên đầy lòng yêu nước ("die patriotische Uberkraft" - theo lời của Hai-nơ [28*] ) có tinh thần cách mạng nhưng thiển cận vào Slê-dơ-vích và Lôm-bác-đi để cho súng máy của kẻ thù giết họ, thì người ta tạo điều kiện cho quân đội chính quy, công cụ hành động thực sự của nước Phổ cũng như của áo, giành lại cảm tình của quần chúng bằng những chiến thắng của nó ở nước ngoài. Nhưng chúng tôi xin nhắc lại rằng những quân đội ấy, quân đội đã được phái tự do chủ nghĩa củng cố để dùng làm công cụ chống chính đảng tiến bộ hơn, đã khôi phục lại được trong chừng mực nào đó lòng tự tin vào sức mạnh và kỷ luật của mình thì chúng đã quay vũ khí lại chống ngay chính phái tự do chủ nghĩa và trả lại chính quyền cho đại diện của chế độ cũ. Khi Ra-đét-xki, ở trong doanh trại của ông ta bên kia sông A-đi-dơ, nhận những mệnh lệnh đầu tiên của các vị "bộ trưởng có trách nhiệm" ở Viên thì ông ta đã kêu lên rằng: "Những bộ Cách mạng và phản cách mạng ở Đức trưởng ấy là ai? Đây không phải là chính phủ áo; lúc này, nước áo không tồn tại ở ngoài doanh trại của ta; ta và quân đội của ta là nước áo; và khi nào đánh bại bọn I-ta-li-a, chúng ta sẽ chinh phục lại đế chế cho hoàng đế!". ông già Ra-đét-xki nói có lý, nhưng ở Viên, bọn bộ trưởng ngu xuẩn "có trách nhiệm" lại không chú ý đến ông ta. Luân Đôn, tháng Hai 1852 . Cách mạng và phản cách mạng ở Đức Chủ nghĩa đại Xla-vơ. Cuộc chiến tranh Slê-dơ-vích - Hôn-stai-nơ IX. Chủ nghĩa đại Xla-vơ. Cuộc chiến tranh Slê-dơ-vích - Hôn-stai-nơ Ngày 15. Mạch, và nước Đức ủng hộ họ. Nhưng trong khi ở Ba Lan, ở I-ta- li-a, ở Bô-hêm và sau này ở Hung-ga-ri, các cuộc tác chiến đã diễn ra hết sức ác liệt thì trong cuộc chiến tranh này, cuộc chiến tranh. Ba Cách mạng và phản cách mạng ở Đức Lan chúng ta phải thấy rằng họ chưa bao giờ thực sự mắc phải cái bẫy chủ nghĩa đại Xla-vơ ấy; và nếu có một số ít bọn quý tộc thành những kẻ đại Xla-vơ

Ngày đăng: 27/07/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w