Quyền sở hữu trí tuệ BỆNH SỐT RÉT: XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC ĐỂ TÌM BIỆN PHÁP CHỮA TRỊ Richard Wilder và P. V. Venugopal Hàng năm, có 300-500 triệu người trên khắp thế giới bị nhiễm bệnh sốt rét, và có hơn một triệu người chết vì loại bệnh này. Tại châu Phi, lần đầu tiên trong 20 năm, gánh nặng của bệnh sốt rét đang gia tăng do việc lan rộng nhanh chóng của sự kháng thuốc đối với những loại thuốc chữa sốt rét được sử dụng rộng rãi như chloroquine. Do đó mà sốt rét là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trẻ em ở châu Phi, với số lượng khoảng 3.000 trẻ mỗi ngày. Những con số này cho thấy một thảm họa quốc tế và sự thất bại của khu vực y tế cộng đồng. Mặc dù bệnh sốt rét hoành hành như vậy ở các nước đang phát triển nhưng chỉ có 4 trong số khoảng 1.400 loại thuốc mới, được phát triển trong giai đoạn từ 1975 đến 1999 là để chống sốt rét. Như vậy là không đủ để giải quyết vấn đề, bởi vì cần có những loại thuốc mới để xử lý các chủng ký sinh sốt rét có khả năng kháng các loại thuốc đang sử dụng. Năm 1999, các cuộc thương thảo giữa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên đoàn các Hiệp hội Sản xuất Dược phẩm Quốc tế (IFPMA), với Quyền sở hữu trí tuệ sự hợp tác của nhiều tổ chức như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Rockefeller đã dẫn đến việc ra đời Dự án Dược phẩm chống Sốt rét (MMV). MMV là một thể chế phi lợi nhuận kết hợp các khu vực nhà nước, tư nhân và từ thiện lại với nhau để cung cấp tài chính và quản lý việc tìm tòi, phát triển và đăng ký những loại thuốc mới để điều trị và ngăn ngừa bệnh sốt rét. Chỉ sau năm năm hoạt động, MMV đã nắm giữ tập hồ sơ lớn nhất từ trước tới nay về các nghiên cứu tìm thuốc chữa sốt rét, với 21 dự án ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Những tiến bộ nhanh chóng đó có được là do sự cộng tác mang tính tiên phong của MMV với gần 40 tổ chức nhà nước và tư nhân trên khắp thế giới. Chẳng hạn như MMV đã để ý tới các công ty dược phẩm đang nghiên cứu các liệu pháp trị ung thư dẫn đến việc phát triển những hợp chất có hoạt tính cao chống ký sinh trùng sốt rét. Những công ty này chia sẻ kiến thức với các nhóm làm việc trong dự án của MMV khi họ đã thỏa thuận với MMV. Một phần không tách rời trong các thỏa thuận mà MMV đàm phán là việc quản lý tài sản trí tuệ mang tính đổi mới mà những đối tác của nó đưa lên bàn đàm phán. MMV quản lý và cấp phép sở hữu trí tuệ, vì vậy những lợi ích của bên đối tác – dù là lợi ích về mặt học thuật, kinh doanh hay đơn thuần là vì công chúng - được phản ánh trong những điều khoản của thỏa thuận. Tùy vào từng tình huống mà MMV có thể sở hữu toàn bộ tài sản trí tuệ, giữ quyền cấp phép cho tài sản trí tuệ hoặc đưa ra những điều kiện trong các thỏa thuận của mình, mà nếu Quyền sở hữu trí tuệ không đạt được những điều kiện ấy, sẽ làm cho quyền sở hữu trí tuệ phải chuyển giao trở lại cho MMV. Trong nhiều trường hợp, việc sở hữu các quyền sở hữu trí tuệ là không cần thiết, bởi vì MMV cộng tác với một công ty để vừa tìm ra, vừa phát triển một hợp chất hứa hẹn có thể chống sốt rét. Trong trường hợp đó chẳng hạn, công ty có thể sở hữu các quyền tài sản trí tuệ và sử dụng chúng, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ với MMV để phát triển và đưa loại thuốc chống sốt rét ra thị trường. Thỏa thuận sẽ cụ thể hóa những điều kiện nhất định cần đáp ứng, trong đó có việc cụ thể hóa về giá cả và những điều kiện khác liên quan đến khả năng tiếp cận thuốc chống sốt rét của người dân ở những nước nghèo. Chỉ trong những trường hợp mà công ty đối tác không thể hoặc không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà MMV cần thì những quyền sở hữu mới được trao lại cho MMV để dự án được tiếp tục với một đối tác khác. Không tính đến bản chất của các quyền sở hữu trí tuệ mà MMV nắm giữ, yếu tố mang tính quyết định là khả năng thực hiện được nhiệm vụ của nó. Kết quả là, tiêu điểm tự nó không phải là những quyền sở hữu trí tuệ mà là con đường mà MMV cần phải theo để bảo đảm rằng, các loại thuốc chống sốt rét mới đang được phát triển dưới sự giám sát của mình, được đưa ra thị trường và phù hợp với khả năng tài chính cũng như có thể tiếp cận được đối với những người cần chúng ở các nước đang phát triển. Như thế, các quyền sở hữu trí tuệ là một công cụ để kết hợp các đối tác với nhau trong một dự án vì một mục tiêu chung và Quyền sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo rằng, con đường mà MMV cần phải theo để đạt được các mục tiêu của mình là rõ ràng. Một trong những loại dược phẩm hứa hẹn nhất đang thử nghiệm của MMV là một loại pê-rô-xít tổng hợp được tìm ra lần đầu tiên bởi các nhà khoa học thuộc Trung tâm Y học Đại học Nebraska, Đại học Monash của Australia, Viện Nhiệt đới Thụy Sĩ và công ty Dược phẩm Roche. Loại thuốc này giống như artemisinin chiết xuất từ thực vật - một loại thuốc chống sốt rét hiệu quả nhất hiện nay. Thông qua một thỏa thuận do MMV sắp đặt, Dược phẩm Roche đã chuyển giao kết quả của hơn ba năm nghiên cứu về pê-rô-xít tổng hợp này cho công ty dược phẩm Ranbaxy của Ấn Độ để đẩy nhanh tốc độ phát triển loại thuốc này với giá thấp nhất có thể. Hiện tại, loại thuốc này đang trong giai đoạn phát triển thử nghiệm và có thể trở thành vũ khí mới quan trọng nhất chống lại sốt rét trong một thế hệ. Nó minh họa cho kết quả của việc quản lý tiên tiến các quyền sở hữu trí tuệ của MMV để đạt được các mục tiêu của mình, cũng là mục tiêu của các đối tác của nó là đưa những loại thuốc hiện đại ra thị trường để chữa trị bệnh sốt rét. _____________________________________ Richard Wilder là đối tác của Văn phòng Sidley Austin Brown & Wood ở Washington D.C., Tiến sĩ P. V. Venugopal là giám đốc hoạt động quốc tế của Dự án Dược phẩm điều trị Sốt rét . Quyền sở hữu trí tuệ BỆNH SỐT RÉT: XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC ĐỂ TÌM BIỆN PHÁP CHỮA TRỊ Richard Wilder và P. V. Venugopal Hàng năm, có 30 0-5 00 triệu người trên khắp thế giới bị nhiễm bệnh. quyền sở hữu trí tuệ phải chuyển giao trở lại cho MMV. Trong nhiều trường hợp, việc sở hữu các quyền sở hữu trí tuệ là không cần thiết, bởi vì MMV cộng tác với một công ty để vừa tìm ra, vừa. trí tuệ, giữ quyền cấp phép cho tài sản trí tuệ hoặc đưa ra những điều kiện trong các thỏa thuận của mình, mà nếu Quyền sở hữu trí tuệ không đạt được những điều kiện ấy, sẽ làm cho quyền sở