Hướng dẫn làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích trong tác phẩm truyện A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN - Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. * Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích: 1. Tìm hiểu đề và tìm ý 2. Lập dàn bài: 3. Viết bài 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa *Bố cục của bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích 1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (hoặc đoạn trích) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình. 2. Thân bài: - Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (hoặc đoạn trích) - Có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu, xác thực. 3. Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm (hoặc đoạn trích) * Yêu cầu: - Các luận điểm, luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm - Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí và tự nhiên. B. CÁC DẠNG ĐỀ 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm * Đề: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng từ 15 đến 20 dòng) về tâm trạng của Thuý Kiều qua đoạn trích: "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (Nguyễn Du) * Gợi ý: 1. Mở đoạn: - Vị trí của đoạn thơ trong truyện. - Đoạn thơ là bức tranh tâm tình, xúc động, biểu hiện tâm trạng Thuý Kiều. 2. Thân đoạn: - Tâm trạng cô đơn, buồn tủi trước cảnh thiên nhiên rộng lớn bên lầu Ngưng Bích. - Nỗi nhớ của Thuý Kiều: + Nỗi nhớ Kim Trọng, ân hận vì đã phụ thề. + Nỗi nhớ và xót thương cho cha, mẹ lúc già yếu, sớm chiều tự cửa ngóng trông con. - Nỗi buồn lo sợ trước những bão táp, tai biến ập đến, tấm thân sẽ không biết trôi dạt vào đâu trên dòng đời vô định. 3. Kết đoạn: Khẳng định giá trị của đoạn thơ trong "Truyện Kiều": là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. 2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm: * Đề: Vẻ đẹp về tính cách và tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long *Gơi ý lập dàn bài: 1. Mở bài: * Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: 2. Thân bài: * Hoàn cảnh sống và làm việc: - Anh thanh niên sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600 mét, quanh năm suốt tháng chỉ có mây mù bao phủ Công việc của anh là đo gió, đo mưa,đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất. Công việc ấy đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. * Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của anh thanh niên; - Sự ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. - Anh đã có những suy nghĩ thật đúng, thật giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?". - Anh còn biết tìm đến những nguồn vui lành mạnh để cân bằng đời sống tinh thần của mình: anh biết lấy sách làm bạn tâm tình, biết tổ chức cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, tươi tắn (trồng hoa, nuôi gà ) - Sự cởi mở chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, luôn khao khát được gặp gỡ và trò chuyện cùng mọi người: vui mừng đến luống cuống, hấp tấp cùng thái độ ân cần, chu đáo tiếp đãi những người khách xa đến thăm bất ngờ - Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé: khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh không dám từ chối để khỏi vô lễ nhưng anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thực sự cảm phục. 3. Kết bài: Khẳng định tâm hồn trong sáng, sự cống hiến thầm lặng của anh thanh niên cho Tổ quốc. C. BÀI TẬP 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm *Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng từ 15 đén 20 dòng) nêu cảm nhận của em về nhân vật Nhuận Thổ qua truyện ngắn "Cố hương" của Lỗ Tấn. * Gợi ý; 1. Mở đoạn; - Giới thiệu về tác giả và tác phẩm - Giới thiệu chung về nhân vật Nhuận Thổ 2. Thân đoạn - Hình ảnh Nhuận Thổ lúc còn nhỏ: thông minh, tháo vát, lanh lợi, nhanh nhẹn - Hình ảnh Nhuận Thổ lúc trưởng thành: còm cõi, đần độn, mụ mẫm, chậm chạp - Tình cảm của nhân vật "Tôi" với Nhuận Thổ. 3. Kết đoạn: - Nhận xét chung về nhân vật. - Suy nghĩ của bản thân về nhân vật Nhuận Thổ. II. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm: Đề: Suy nghĩ của em về những cảm nhận của nhân vật Nhĩ qua truyện ngắn "Bến quê"của Nguyễn Minh Châu. Gợi ý: 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm. 2. Thân bài: - Hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ: anh bị bệnh tật hiểm nghèo kéo dài, mọi sự phải trông cậy vào sự chăm sóc của vợ, con. - Cảm nhận của nhân vật về vẻ đẹp của thiên nhiên: cảm nhận bằng những cảm xúc tinh tế: từ những bông hoa bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng - Cảm nhận về tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của Liên: tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai - Niềm khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông: + Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của đời sống, những giá trị thường bị người ta lãng quên, vô tình, nhất là lúc còn trẻ, khi lao theo những ham muốn xa vời. + Sự thức nhận này chỉ đến được với người ta ở cái độ đã từng trải, đã thấm thía những sướng vui và cay đắng. + Cùng với sự thức tỉnh ấy thường là những ân hận xót xa. + Nhĩ chiêm nghiệm được quy luật phổ biến của đời người: "con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều chông chênh và vòng vèo của cuộc sống" 3. Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Nhĩ và sự trân trọng những giá trị bền vững của cuộc sống. . Hướng dẫn làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích trong tác phẩm truyện A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN - Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là. dàn bài: 3. Viết bài 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa *Bố cục của bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích 1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (hoặc đoạn trích) và nêu ý kiến. của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. * Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích: 1. Tìm hiểu đề và tìm ý 2. Lập dàn bài: