Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 71 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
71
Dung lượng
387,49 KB
Nội dung
Hướng dẫn cách học và làm bài thi học sinh giỏi địa lí A. MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG HỌC TẬP ĐỐI VỚI HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ Điểm khác của học sinh (HS) giỏi với học sinh bình thường là ở chỗ HS giỏi nắm kiến thức cơ bản địa lí vững chắc và toàn diện hơn, có kĩ năng địa lí hoàn thiện hơn và đặc biệt, có tư duy địa lí linh hoạt và sâu sắc hơn. Ở mức độ cao hơn nữa, HS giỏi là những người có khả năng sáng tạo, nghĩa là khả năng tìm ra cái mới, cách giải quyết mới. Như vậy, để trở thành HS giỏi nói chung và HS giỏi địa lí nói riêng, cần phải rèn luyện trên cả ba phương diện : kiến thức, kĩ năng địa lí và kĩ năng tư duy. 1. Kiến thức a) Kiến thức địa lí phổ thông hiện hành gồm cả địa lí đại cương (tự nhiên, kinh tế - xã hội), địa lí thế giới (tự nhiên, kinh tế - xã hội), địa lí Việt Nam (tự nhiên, kinh tế - xã hội). Chương trình địa lí THPT yêu cầu HS phải nắm vững một số kiến thức phổ thông, cơ bản, mang tính hệ thống, thiết thực về : - Trái Đất - môi trường sống của con người (các thành phần cấu tạo và tác động qua lại giữa chúng, một số quy luật của môi trường tự nhiên trên Trái Đất ; dân cư và các hoạt động của dân cư trên Trái Đất ; mối quan hệ giữa dân cư, hoạt động sản xuất và môi trường). - Đặc điểm của nền kinh tế thế giới đương đại. Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của một số khu vực, quốc gia trên thế giới. - Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế và những vấn đề đặt ra đối với tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của đất nước, của các vùng và địa phương nơi HS đang sinh sống. b) Trong mỗi lĩnh vực, những kiến thức cơ bản mà HS cần hiểu sâu, nhớ lâu, vận dụng được là các khái niệm, mối liên hệ nhân quả địa lí, quy luật địa lí, các học thuyết, quan điểm địa lí. Những loại kiến thức này làm rõ bản chất tri thức địa lí. - Các khái niệm địa lí nhằm phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng địa lí và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Trong chương trình địa lí THPT, chúng có thể được trình bày theo nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào nội dung khái niệm. Có những khái niệm được trình bày một cách khái quát, ngắn gọn, chẳng hạn như : "Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì", hay "Nội lực là lực phát sinh ở bên trong Trái Đất", Tuy nhiên, do nội dung phức tạp của nhiều sự vật, hiện tượng địa lí, nên một số khái niệm được trình bày theo lối diễn dịch, liên quan đến nhiều kiến thức địa lí khác. Ví dụ, khái niệm về chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, về hiện tượng mùa và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa, về gió mùa, Việc hiểu một khái niệm địa lí thường phải dựa trên ít nhất một khái niệm khác đã học có liên quan ; có nhiều khái niệm mà để hiểu được phải dựa trên cơ sở của nhiều khái niệm khác, ví dụ : giờ trên Trái Đất, quy luật địa đới, tính đai cao, - Các mối liên hệ nhân quả là loại kiến thức phổ biến trong địa lí. Việc giải thích các hiện tượng địa lí phần lớn phải dựa vào các mối liên hệ này. Các mối liên hệ nhân quả có nhiều loại khác nhau. Có những mối liên hệ đơn giản (chỉ có một nguyên nhân và một kết quả), ví dụ : mối liên hệ giữa độ cao địa hình và nhiệt độ không khí, nhiệt độ và khí áp, độ ẩm và khí áp, cấu tạo của đá và nước ngầm, chế độ mưa và nhiệt với chế độ nước sông, dòng biển với lượng mưa ven bờ đại dương, đá mẹ và thổ nhưỡng, khí hậu và sự phân bố sinh vật, Có những mối liên hệ nhân quả phức tạp (một nguyên nhân gây ra nhiều kết quả, hay nhiều nguyên nhân gây ra một kết quả), ví dụ : vận động tự quay quanh trục của Trái Đất đã gây ra các hệ quả như sự luân phiên ngày đêm, chuyển động biểu kiến hằng ngày của các thiên thể, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể ; sự phân bố nhiệt độ trên Trái Đất chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, như : hình dạng và vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời, sự phân bố lục địa và biển, các dòng biển nóng và lạnh, Các nguyên nhân và kết quả liên tục kế tiếp nhau tạo ra một chuỗi mối liên hệ nhân quả, ví dụ : ở thảo nguyên với khí hậu lục địa nửa khô hạn có thực vật chủ yếu là cỏ, tạo nên đất đen có tầng mùn dày ; ở sườn núi, khi lên cao, nhiệt độ, lượng mưa và áp suất không khí thay đổi, do đó sinh vật phân bố theo từng vành đai thẳng đứng cũng khác nhau ; địa hình có tác động đến sự phân bố lại lượng nhiệt và ẩm trong đá mẹ, nhiệt và ẩm đó có tác động đến chiều hướng và cường độ của quá trình hình thành đất, - Các quy luật địa lí thường được học tập trung ở chương cuối của một phần hay một số phần (trong một lớp), có tính khái quát các mối liên hệ nhân quả phổ biến và lặp đi lặp lại thường xuyên. Học thuyết được học trong chương trình địa lí tuy không nhiều, nhưng rất cần thiết cho việc hiểu được nhiều kiến thức địa lí khác (Ví dụ, học thuyết BicBang về sự hình thành Vũ trụ, thuyết kiến tạo mảng. Đặc biệt thuyết kiến tạo mảng cho phép giải thích rất nhiều sự vật và hiện tượng trên Trái đất, ví dụ sự tạo núi, các vành đai núi lửa và động đất, ). - Ngoài các kiến thức cơ bản trên, trong sách giáo khoa còn trình bày về các sự vật hiện tượng địa lí cụ thể, các biểu tượng địa lí, Các kiến thức này đóng vai trò hoặc để cụ thể hoá các kiến thức cơ bản trên, hoặc là cơ sở để rút ra các kiến thức khái quát. c) Kiến thức địa lí phổ thông mà HS cần nắm, được chia thành 6 mức độ : Biết : Ghi nhớ được các sự kiện, khái niệm, định nghĩa, hệ quả, thuật ngữ và các nguyên lí dưới hình thức được học. Hiểu : Hiểu được kí hiệu, ý nghĩa và mối liên hệ trong khái niệm, định lí, hệ quả, công thức, Có khả năng diễn giải, mô tả, tóm tắt thông tin đã thu được, không nhất thiết phải liên hệ tư liệu này với tư liệu khác. Vận dụng : Sử dụng thông tin trong các tình huống khác với tình huống đã học ; khái quát hoá, trừu tượng hoá những kiến thức đã biết. Phân tích : Biết cách tách tổng thể thành các bộ phận và biết rõ sự liên hệ giữa các bộ phận đó với nhau trong cùng một cấu trúc. Tổng hợp : Biết kết hợp các bộ phận thành một tổng thể mới từ tổng thể cũ. Cần có khả năng phân tích để đi đến tổng hợp. Ở đây bắt đầu thể hiện sự sáng tạo của cá nhân. Đánh giá : Đòi hỏi có những hành động so sánh, phê phán, chọn lọc, quyết định trên cơ sở các tiêu chí và tính hợp lí. Cần có khả năng tổng hợp để đánh giá. Cũng là một kiến thức, nhưng có thể yêu cầu HS nắm ở 6 mức độ khác nhau. Ví dụ : kiến thức "Hệ quả chuyển động tự quay của Trái Đất", yêu cầu theo 6 mức như sau : - Biết : Nhớ được 3 hệ quả : sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. - Hiểu : Không những nhớ mà còn phải giải thích được như thế nào là sự luân phiên ngày đêm, như thế nào là giờ địa phương, giờ quốc tế, đường chuyển ngày quốc tế, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể khác nhau giữa hai bán cầu như thế nào. - Áp dụng : Sử dụng kiến thức về sự lệch hướng chuyển động của các vật thể để giải thích sự lệch hướng gió trên Trái Đất, sự mài mòn đường ray xe lửa bên phải ở các nước thuộc bán cầu Bắc giải thích được hiện tượng trong nhật kí ghi chậm một ngày lịch so với lịch địa phương khi về lại đích của các đoàn thám hiểm vòng quanh Trái Đất - Phân tích : Làm rõ được nguyên nhân của sự luân phiên ngày đêm là do hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau : Hình khối cầu của Trái Đất làm cho nó luôn được chiếu sáng một nửa (ngày), còn một nửa khuất trong bóng tối (đêm). Đồng thời, do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày đêm. Thiếu đi một trong hai yếu tố đó sẽ không có hiện tượng luân phiên ngày đêm. Hoặc, phải đặt ra đường chuyển ngày quốc tế, vì trên Trái Đất có một múi giờ, tại đó vừa là 0 giờ (của ngày hôm sau), vừa là 24 giờ (của ngày hôm trước). Hai bên đường kinh tuyến có ngày khác nhau. Do vậy, khi vượt qua kinh tuyến đó theo chiều từ tây sang đông phải cộng thêm một ngày ; ngược lại - phải trừ đi 1 ngày. Đường kinh tuyến đó được gọi đường chuyển ngày quốc tế. - Tổng hợp : Có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng trên cơ sở phân tích trên, có thể HS dự đoán được kết quả của trường hợp giả định nếu Trái Đất không tự quay quanh trục, thì có hiện tượng ngày đêm không ? Lúc đó thời gian một ngày đêm trên Trái Đất là bao nhiêu ? Hay, nếu không đặt ra đường chuyển ngày quốc tế, điều gì sẽ xảy ra trong quan hệ quốc tế giữa các nước thuộc các múi giờ khác nhau ? HS bình thường, về cơ bản chỉ cần đạt ở mức 1 và 2, một số kiến thức có thể đạt ở mức 3, 4 là được. HS giỏi cần phải có kiến thức đạt ở mức cao hơn, như phân tích, tổng hợp, đặc biệt là đánh giá. Những mức này đòi hỏi các em phải có một hệ thống tri thức địa lí nhất định, đồng thời có được các kĩ năng tư duy cần thiết. 2. Kĩ năng địa lí a) Học Địa lí ở THPT, HS cần phải củng cố và phát triển các kĩ năng : - Quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí ; sử dụng bản đồ, biểu đồ, đồ thị, lát cắt, số liệu thống kê, - Thu thập, xử lí, trình bày các thông tin địa lí. - Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và giải quyết một số vấn đề của cuộc sống, sản xuất gần gũi với HS trên cơ sở tư duy kinh tế, tư duy sinh thái, tư duy phê phán. b) Kĩ năng địa lí trong nhà trường phổ thông được chia ra 5 mức độ : Bắt chước : Quan sát và cố gắng lặp lại một kĩ năng nào đó. Thao tác : Hoàn thành một kĩ năng nào đó theo chỉ dẫn hơn là bắt chước máy móc. Chuẩn hoá : Lặp lại một kĩ năng nào đó một cách chính xác, nhịp nhàng, đúng đắn và thường được thực hiện một cách độc lập, không phải hướng dẫn. Phối hợp : Kết hợp nhiều kĩ năng theo một trật tự, một cách nhịp nhàng và ổn định. Tự động hoá : Hoàn thành một hay nhiều kĩ năng một cách dễ dàng và trở thành tự động, không đòi hỏi một sự cố gắng về thể lực và trí tuệ. HS giỏi cần phải đạt được các mức độ 4 và 5 của kĩ năng. Nhờ vậy, các em mới có thể sử dụng các kĩ năng này để tự học, tự nghiên cứu, tìm ra những kiến thức cần nắm, hoặc vận dụng các kiến thức vào thực tế cuộc sống để giải quyết các vấn đề thực tế. Các kĩ năng sẽ có được một cách vững chắc nhờ vào việc luyện tập thường xuyên và có kết quả trên cơ sở những hiểu biết cần thiết về kĩ năng. 3. Tư duy a) Tư duy có nhiều loại. Trong học tập hiện nay, tư duy cần có ở HS là tư duy lôgic (xem xét sự vật trong dạng tĩnh tại), tư duy biện chứng (xem xét sự vật trong sự vận động một cách lôgic), tư duy hình tượng (hình dung ra sự vật, hiện tượng với những đặc điểm vốn có của nó). Ngoài ra, do đặc điểm của đối tượng địa lí, nên tư duy đặc thù của địa lí là luôn xem xét sự vật trong các mối liên hệ và gắn liền với lãnh thổ, dựa vào bản đồ. Ví dụ : Khi nhận xét một địa điểm nào đó mưa nhiều hay ít, phải xem xét chúng trong mối quan hệ với các dạng địa hình núi (nằm ở sườn đón gió hay khuất gió, ở độ cao nào), trong vùng khí hậu nào, gió thổi đến hướng nào, có đi qua biển không, địa điểm đó nằm gần kề hay xa biển (hoặc đại dương), có dòng biển nóng hay dòng lạnh chảy ven không vì những yếu tố này đều tác động đến lượng mưa nhiều hay ít của một địa điểm. [...]... khi học bài (ví dụ khi học về các sự vật, hiện tượng địa lí nên sử dụng Atlát địa lí, hay bản đồ trong SGK, bản đồ treo tường ; khi học về các tầng đất nên quan sát phẫu diện ; khi học về hình thái địa hình nên dựa vào lát cắt địa hình ), từ việc kết hợp nghe và nhìn (quan sát videoclip, băng hình địa lí ), từ việc làm (trao đổi, tranh luận với bạn ; làm các bài thực hành, giải các bài tập địa lí )... hỏi yêu cầu làm việc với Atlát Địa lí Việt nam (năm 2005 và năm 2006 chẳng hạn) - Thông thường câu hỏi gắn với Atlát có dạng "Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học " Ví dụ : Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh mạng lưới đô thị giữa hai vùng : Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên (Đề thi năm 2006) Với những câu hỏi kiểu này, nhiều thí sinh chỉ dựa vào một trong... đất nghèo mùn và chất dinh dưỡng - Các yêu cầu làm việc với Atlát Địa lí Việt Nam rất đa dạng Trong phạm vi ôn luyện thi HS giỏi quốc gia môn Địa lí THPT, cần lưu ý tập trung vào các chủ điểm sau : + Trình bày vị trí địa lí của quốc gia, miền, vùng, tỉnh, trung tâm công nghiệp/thành phố lớn, và nêu ý nghĩa (vị trí toán học, vị trí địa lí tự nhiên, vị trí địa lí kinh tế) + Trình bày và giải thích về... Biển Đông và các đảo, quần đảo + Trình bày và giải thích về địa lí tỉnh (thành phố) (vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và phân chia hành chính ; đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thi n nhiên ; đặc điểm dân cư và lao động ; đặc điểm kinh tế - xã hội ; địa lí một số ngành kinh tế chính) - Để khai thác các kiến thức địa lí theo những chủ điểm trên, cần lưu ý kĩ thuật sử dụng các trang của Atlát Địa lí Việt... tượng địa lí, như : khoáng sản, đất đai, địa hình, dân cư, trung tâm công nghiệp, mạng lưới giao thông, đô thị, ; giải thích sự phân bố các đối tượng địa lí ; phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí, phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhau (khí hậu và sông ngòi, đất và sinh vật, cấu trúc địa chất và địa hình, ), giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế, dân cư và kinh tế, kinh tế và. .. duy này một cách linh hoạt, thì sẽ đưa đến các kết quả thích hợp Do vậy trong quá trình học tập cũng như ôn luyện thi HS giỏi địa lí cần phải chú trọng rèn luyện các thao tác tư duy này B MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỌC TẬP CÓ HIỆU QUẢ TRONG ÔN LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ 1 Nhớ kiến thức một cách lôgic Muốn có tư duy lôgic, phải có một hệ thống kiến thức nhất định Một số nghiên cứu của các nhà khoa học sư phạm... Việc xác định những kiến thức cơ bản cần thi t khi học địa lí là việc làm cần thi t đối với mỗi HS giỏi Có thể chỉ cần nhớ những kiến thức "chìa khoá", khi cần sẽ sử dụng nó để phát triển đến những kiến thức khác Ví dụ, khi học về Địa lí tự nhiên đại cương, việc thông hiểu và ghi nhớ các quy luật địa đới, phi địa đới cho phép vận dụng chúng vào việc nhận biết và giải thích các hiện tượng khí hậu khác... vào Atlát Địa lí Việt Nam, hãy so sánh hai vùng chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam Bộ và Trung du - miền núi phía Bắc (Đề thi năm 1999) ; Dựa vào Atlát hãy trình bày và giải thích tình hình phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long (Đề thi năm 2000) ; Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam, hãy phân tích đặc điểm địa hình, sông ngòi, đất, thực vật và động vật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ (Đề thi năm 2005)... năm 2005) ; Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân hóa đa dạng của địa hình đồi núi nước ta Độ cao đồi núi nước ta đã ảnh hưởng đến sự phân hóa đất như thế nào (Đề thi năm 2006) 3 Rèn luyện kĩ năng địa lí a) Kĩ năng làm việc với bản đồ - Kĩ năng làm việc với bản đồ là kĩ năng cơ bản của môn Địa lí Nếu không nắm vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được... với các hiện tượng địa lí diễn ra xung quanh môi trường sống, HS đó quan tâm nhiều hơn đến việc quan sát thực tế và vận dụng kiến thức địa lí vào giải quyết những vấn đề đó Như vậy, hứng thú có thể ví như một chất men kích thích việc học tập Hứng thú học tập phải được tạo ra bằng thái độ, động lực học tập (ví dụ học giỏi để thi đạt kết quả cao) và được nuôi dưỡng suốt trong quá trình học tập Mỗi khi . Hướng dẫn cách học và làm bài thi học sinh giỏi địa lí A. MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG HỌC TẬP ĐỐI VỚI HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ Điểm khác của học sinh (HS) giỏi với học sinh bình thường. quả địa lí, quy luật địa lí, các học thuyết, quan điểm địa lí. Những loại kiến thức này làm rõ bản chất tri thức địa lí. - Các khái niệm địa lí nhằm phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng địa. chỗ HS giỏi nắm kiến thức cơ bản địa lí vững chắc và toàn diện hơn, có kĩ năng địa lí hoàn thi n hơn và đặc biệt, có tư duy địa lí linh hoạt và sâu sắc hơn. Ở mức độ cao hơn nữa, HS giỏi là