1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Hướng dẫn cách nuôi chim bồ câu pháp VN1 đạt năng suất cao ? pptx

25 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 464,5 KB

Nội dung

Hướng dẫn cách nuôi chim bồ câu pháp VN1 đạt năng suất cao ? Ai có nhu cầu mua chim bồ câu giống, xin liên hệ: CƠ SỞ SỐ 2 BÁN GIỐNG: SỐ NHÀ 222 THÔN 1 - THỊ TRẤN EA PỐK - HUYỆN CƯM'GAR -ĐẮK LẮK Điện thoại: Gfone: 0500.360.1954, Beeline: 099.562.7.562 gặp Anh Luận Email: taynguyen24h@gmai.com - nguyencongluan@gmail.com Website: www.taynguyen24h.com.vn - www.taynguyen24h.com Dưới đây là một số kỹ thuật giúp người nuôi chim có thể đạt năng suất cao, lợi ích lớn chăm sóc và chọn giống Nuôi chim bồ câu lấy thịt giờ đây đã không còn xa lạ với nhiều người. Chim bồ câu ra ràng thường được dùng làm thực phẩm như nấu cháo, hầm thuốc bắc để tẩm bổ sức khoẻ. Người nuôi chim bồ câu không phải đầu tư nhiều, nhanh thu hồi vốn nên nó đã trở thành một trong những nghề mang lại thu nhập cao cho người chăn nuôi . 1. Chuồng nuôi chim bồ câu Theo kinh nghiệm, chuồng nuôi chim bồ câu phải thoáng mát , yên tĩnh thì chim mới mau lớn. Nếu là nuôi thả tự do thì chuồng nuôi yêu cầu không được trống trải, có mái che nắng, mưa, có ổ cho chim mái đẻ trứng. Nếu nuôi chim để sinh sản và khai thác thịt thì cần có chuồng nuôi khác nhau. Làm chuồng nên lấy tre chẻ ra thành nan, sau đó làm thành phên ghép lại. Chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa, tránh ồn ào. Nên chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: Chiều cao 50cm, chiều sâu 50cm, chiều rộng 50cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, 1 ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát ăn cơm để chim có thể ra vào. Máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại, đảm bảo vệ sinh Với chuồng trại 50m2 có thể nuôi 100 con bồ câu bố mẹ, trong có 25m2 làm ổ cho bồ câu đẻ, ấp; ngoài ra có khu vực bồ câu thịt, khu an dưỡng chờ đẻ tiếp. Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Nên tạo cho chim có được môi trường tự nhiên, chuồng trại đẹp thoáng mát, có đủ ánh sáng mặt trời, có mái cao ráo, yên tĩnh nhẹ nhàng, tránh gió lùa, mưa, ồn ào quá mức, tránh mèo, chuột, rắn, có độ cao vừa phải… có chỗ cho chim tắm, mỗi tuần pha một lần nước muối nhạt để chim tắm có tác dụng chống rệp cho chim. Chuồng trại, lồng làm bằng tre, gỗ, hay lưới kẽm (dây thép) 2mm, ghép từng ô, có thể làm nhiều tầng. Mật độ nuôi: Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2). Chuồng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi: Dành cho một cặp trống mái sinh sản: Cao: 50cm x sâu: 50cm x rộng: 50cm. Trên đó đặt 2 ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung. Chuồng nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi: dài: 6m x rộng: 3,5m x cao: 5,5m (cả mái). Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21-30 ngày tuổi): Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Mật độ 45-50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn (phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh sáng tối thiểu. Ổ đẻ: Đường kính: 20-25cm x cao: 4-6cm: Trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần hai ổ, một ổ đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. ổ có thể làm bằng gỗ, nhựa, khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh thay rửa thường xuyên. Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: dài: 15cm x rộng: 5cm x sâu: 5-10cm. Nên đặt ở những vị trí tránh chim ỉa vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và hạn chế thức ăn rơi vãi. Có thể dùng máng bằng tre hoặc bằng tôn. Máng uống cho một đôi chim bố mẹ: Đường kính: 5-6cm x cao: 8-10cm. Máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia…), cốc nhựa… Máng đựng thức ăn bổ sung: nuôi nhốt nên cần chất khoáng, sỏi, muối ăn. Kích thước của máng đựng thức ăn bổ sung như máng uống, nên dùng gỗ hoặc nhựa, không nên làm bằng kim loại. 2. Chọn giống Trong một ổ chim cần phải có một con trống và một con mái. Muốn chim bố mẹ đẻ nhiều, nuôi con tốt phải chọn chim có lông bụng dầy mượt, khoẻ mạnh, mỏ xẻ, không có dị tật, lanh lợi, đuôi nhọn…. Nên mua chim đã được ghép đôi Chim bồ câu mái có thể đẻ trải dài trong năm, lứa nọ tiếp lứa kia, khoảng cách giữa hai lứa khoảng 40 ngày. Như vậy, trong những điều kiện nuôi thả hợp lý, một cặp bồ câu có thể sản sinh ra 12 đến 14 lứa chim bồ câu con trong một năm. CON GIỐNG: Bồ câu pháp VN1 Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi. Dòng chim bồ câu Pháp : Titan & Mimas: Chim bồ câu Pháp ti tan (dòng “siêu nặng“) có bộ lông phong phú đa dạng: trắng, đốm, xám, nâu Giống Ngoại Tên tiếng Anh: Titan Tên khác: Bồ câu “Siêu nặng” Phân loại: Dòng Nguồn gốc: Từ Pháp nhập vào Việt Nam từ tháng 5 năm 1998. Phân bố: Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương – Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Bắc, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An, Quảng Ninh, Tp. Hồ Chí Minh… Hình thái: Lông đa màu: xám (chiếm 20%), màu trắng (chiếm 12%), nâu (12%) và đốm (4%). Chân ngắn, vai nở. Chim trống dài 19, cao 31 cm, chim mái dài 16,5, cao 28,5 cm. Chim mới nở nặng 17gam/con, lúc 28 ngày tuổi: 647gam. Lúc 6 tháng tuổi:677gam/con, và 1 năm tuổi chim sinh sản: 691gam/con. Năng suất, sản phẩm: Khoảng cách hai lứa đẻ là 40 ngày. Đẻ 12-13 chim non/cặp/năm. Tỷ lệ nở/tổng trứng: 66-72%. Tỷ lệ nuôi sống: 94-96%. Chim bồ câu Pháp mi mát (Dòng “siêu lợi“) có bộ lông đồng nhất màu trắng Giống Ngoại Năng suất, sản phẩm: Khoảng cách hai lứa đẻ là 35-40 ngày. Đẻ 16-17 chim non/cặp/năm. Tỷ lệ nở trên tổng trứng: 76- 82%. Tỷ lệ nuôi sống: 93-98%. Tên tiếng Anh: Mimas Tên khác: Bồ câu “Siêu lợi” Phân loại: Dòng Nguồn gốc: Từ Pháp nhập vào Việt Nam từ tháng 5 năm 1998. Phân bố: Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy phương – Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Bắc, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An, Quảng Ninh, Tp. Hồ Chí Minh… Hình thái: Lông màu trắng đồng nhất, chân đỏ hồng. Chăn ngắn, vai nở. Chim trống dài 18cm, cao 28cm, chim mái dài 16cm, cao 27cm. Khối lượng mới nở: 16gam/con, lúc 28 ngày tuổi: 582-855gam/con. 6 tháng tuổi chim nặng 653gam/con và 1 năm tuổi chim mái sinh sản nặng 690gam/con. Phân biệt trống mái: Con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt. Nên mua loại chim từ 5-6 tháng tuổi. Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, nên thay chim bố mẹ mới. 3. Thức ăn cho chim bồ câu Nhu cầu về dinh dưỡng tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim. Thức ăn cho chim có thể dùng ngô, đậu xanh, thóc… Ngoài ra chim còn có thể tự tìm kiếm những thức ăn trong tự nhiên nếu không nuôi nhốt. Nên cho chim ăn vào giờ đã quy định để tạo thói quen, thông thường 1 ngày cho chim ăn 2 lần vào 7h-8h giờ sáng và 2h-3h giờ chiều. Thức ăn cho chim còn nhỏ là gạo xay trộn, còn với chim bồ câu đã trưởng thành thì thức ăn là thóc trộn với ngô (hay các hạt khác) xay vỡ, ngoài ra trộn thêm cám Gà khoảng 20 -30% . Bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, đặc biệt là muối ăn, do đó phải bổ sung thường xuyên vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do. Thức ăn khoáng bổ sung được trộn theo công thức sau: Khoáng Premix 85%, muối ăn 5%, sỏi nhỏ 5%. Nước rất cần thiết cho chim bồ câu. Trong các loại chim, chim bồ câu là một trong những loài tiêu thụ nhiều nước. Một cặp chim tiêu thụ trung bình 200ml nước mỗi ngày, có lúc tăng lên 300ml vào ngày nóng và ít nhất 150ml vào lúc lạnh. Chim bồ câu thường nhúng mỏ vào nước trong suốt thời gian chúng uống nước. Đặc biệt, chim bồ câu rất thích tắm, nhất là trong thời gian thay lông, chim non thích tắm quanh năm. 4. Phòng và trị bệnh cho chim bồ câu Chim bồ câu có sức đề kháng với bệnh dịch khá tốt, nhưng nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Muốn cho chim bồ câu khoẻ mạnh, có sức đề kháng tốt thì trước hết chim phải được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, thức ăn được cung cấp đầy đủ - Một năm nên tiêm vắc xin phòng bệnh 2-3 lần cho chim - Vệ sinh chuồng trại cho chim bồ câu sạch sẽ. Nên định kỳ 1 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng. - Vệ sinh máng ăn, máng uống: Hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng Lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây nhiễm bệnh cho chim, vì ở chuồng có chim bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác. Vì thế lồng khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận. - Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phòng tránh chuột, mèo, chó… tấn công chim. - Một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu như: Bệnh kẹt trứng, trứng vỏ mềm, bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virus đường hô hấp… Cần phải theo dõi kỹ nếu chim bị mắc các bệnh đó thì nên đến các cơ sở hỗ trợ chăn nuôi để được tư vấn loại thuốc chữa cho phù hợp. Chăm sóc nuôi dưỡng: chim non (0-20 ngày tuổi) chim mới nở rất yếu, ít lông, chưa mở mắt và tự ăn được, việc nuôi dưỡng hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ, nên chăm sóc nuôi dưỡng có tính chất quyết định, chim dò (1-6 tháng tuổi) sau 28 ngày chim con tách mẹ gọi là chim dò, sau khi rời tổ chim còn yếu khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ bị bệnh nên phải nuôi riêng. Chim sinh sản: giai đoạn này phải theo dõi kịp thời khi chim đẻ, bổ sung lót ổ bằng rơm sạch sẽ và dài để chim ấp trứng đảm bảo, khi nuôi con cần thay ổ thường xuyên 02lần/tuần và tránh tích tụ phân tại ổ đẻ Sinh sản Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 – 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. 20 ngày tuổi có thể xuất chuồng bán thịt. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời 17 cặp con cháu. Nuôi chim trong chuồng tỷ lệ đẻ và ấp đạt được từ 90% – 100%, nhưng khâu chăm sóc nhiều bơn, tốn công hơn. Còn khi nuôi thả thì tỉ lệ đạt khoảng 80%, nhưng có ưu điểm là chim khoẻ không bệnh dịch. Chim bồ câu thường đẻ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ chiều do vậy cần hạn chế vào chuồng chim và xua đuổi chuột, mèo, rắn…bởi vì chúng làm cho chim hoảng loạn, không hoặc ngưng đẻ ngay lập tức. Kỹ thuật dồn trứng, dồn con: Kiểm tra nghiêm ngặt, tuyển lựa trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ. Trứng đẻ 5 ngày phải soi, nếu trứng không có trống loại bỏ ngay, trứng còn lại chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Khi 3 cặp chim nở, sẽ tách một cặp con dồn cho hai cặp nuôi. Cặp còn lại 7 ngày sau đẻ tiếp. Quy trình Kỹ thuật nuôi chim bồ câu pháp Giống bồ câu Pháp có ký hiệu là VN1, là giống chuyên thịt nổi tiếng, mỗi năm một cặp có thể đẻ 8-9 lứa, khối lượng chim ra ràng (28 ngày tuổi) đạt 530-580g/con. Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%. Chọn giống chim bồ câu Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi: con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Chuồng nuôi và thiết bị nuôi chim a. Chuồng nuôi cá thể (dùng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi) Mỗi cặp chim sinh sản cần một ô chuồng riêng. Ô chuồng là một đơn vị sản xuất, trên đó được đặt các ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung và 1 đôi trống mái sinh sản. Kích thước của một ô chuồng: Chiều cao: 40 cm; Chiều sâu: 60 cm; Chiều rộng: 50 cm; b. Chuồng nuôi quần thể (nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi) Kích thước của 1 gian: Chiều dài: 6m; Chiều rộng: 3,5m; Chiều cao: 5,5m (cả mái); Máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung được thiết kế riêng cho kiểu chuồng này. Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21-30 ngày tuổi) mật độ dày hơn 45-50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn (chúng ta phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh sáng tối thiểu. ổ đẻ: khô ráo, sạch sẽ, tiện cho việc vệ sinh thay rửa thường xuyên. Kích thước của ổ: Đường kính: 20-25cm; chiều cao: 7-8cm; Máng ăn: Kích thước máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: Chiều dài: 15cm; Chiều rộng: 5cm; Chiều sâu: 5cm x 10 cm Máng uống: Có thể vỏ dùng đồ hộp, cốc nhựa với kích thước dùng cho một đôi chim bố mẹ: Đường kính: 5-6 cm; chiều cao: 8 -10 cm; Mật độ nuôi chim: Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2). Chế độ chiếu sáng: Chuồng trại phải thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim. Tuy nhiên ở miền Bắc ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn, có thể lắp bóng đèn 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5w/m2 nền chuồng với thời gian 3-4h ngày. Dinh dưỡng và thức ăn nuôi chim Các loại thức ăn thường sử dụng nuôi chim Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: đỗ, ngô, thóc, gạo và một lư¬ợng cần thiết thức ăn đã gia công chứa nhiều chất khoáng và vitamin. + Đỗ bao gồm: đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tơng, Riêng đỗ tương hàm lượng chất béo nhiều nên cho ăn ít hơn và phải được rang trước khi cho chim ăn. + Thức ăn cơ sở: thóc, ngô, gạo, cao lương, trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt. Chim bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi, giúp cho chim trong quá trình tiêu hoá của dạ dày (mề). Kích cỡ của các hạt: dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Vì vậy nên đa sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn (trộn cùng với muối ăn và khoáng Premix). Cách phối trộn thức ăn Thức ăn bổ sung (chứa vào máng ăn riêng): Khoáng Premix: 85%; NaCl: 5%; Sỏi: 10%. Thông thường lượng hạt đậu đỗ từ 25-30%; ngô và thóc gạo: 75-75%. Cách cho ăn - Thời gian: 2 lần trong ngày buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15 h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày. - Định lượng: Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn= 1/10 trọng lượng cơ thể: - Chim dò (2-5 tháng tuổi): 40-50g thức ăn/con/ngày: - Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi) + Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày +Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày - Lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45-50kg Nước uống Nhu cầu nước uống của chim bồ câu không lớn, nhưng cần có đủ nước để chim uống tự do. Nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hằng ngày. Có thể bổ sung vào trong nước Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết, trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90ml/ngày. Chăm sóc và nuôi dưỡng chim bồ câu Khi ghép đôi xong, quen với chuồng và ổ, chim sẽ đẻ. Trước khi chim đẻ, chuẩn bị ổ (chỉ dùng 1 ổ). Dùng rơm khô, sạch sẽ và dài để lót ổ. ở những lứa đầu tiên chim thường có hiện tượng làm vãi rơm gây vỡ trứng, do đó nên bện 1 vòng rơm lót vừa khít đường kính của ổ. Nơi ấp trứng phải yên tĩnh, đặc biệt với chim ấp lần đầu nên giảm bớt tầm nhìn, âm thanh, ánh sáng để chim chuyên tâm ấp trứng. Khi chim ấp được 18 -20 ngày sẽ nở, nếu quả trứng nào mổ vỏ lâu mà chim không đạp vỏ trứng chui ra thì người nuôi cần trợ giúp bằng cách bóc vỏ trứng để chim non không chết ngạt trong trứng. Trong thời kỳ nuôi con (từ khi nở đến 28 ngày tuổi), cần thay lót ổ thường xuyên (2-3 ngày/lần), để tránh sự tích tụ phân trong ổ vì đó là nơi lý tưởng cho ký sinh trùng, vi khuẩn và virus. Khi chim non được 7-10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Sau khi tách mẹ, ổ đẻ tương ứng được bỏ ra rửa sạch, phơi khô để bố trí lứa đẻ tiếp theo. Sau khi được 28-30 ngày tuổi chúng ta tiến hành tách chim non khỏi mẹ. Chim dò được nuôi thả ở chuồng quần thể với lứa tuổi tương đương nhau. Sau khi rời ổ, chim non chuyển sang một giai đoạn mới phải tự đi lại, tự ăn. Giai đoạn này chim còn yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ sinh bệnh. Do đó cần chú ý công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Giai đoạn này nên bổ sung Vitamin A, B, D, các chất kháng sinh vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hoá và chống các bệnh khác. Trong giai đoạn đầu có một số con chưa quen cuộc sống tự lập không biết ăn, uống do đó người nuôi phải kiên nhẫn tập cho chim non. Nuôi vỗ béo chim lấy thịt Tiến hành tách mẹ lúc 20-21 ngày tuổi (khối lượng cơ thể đạt 350-400g/con) dùng nhồi vỗ béo:Mật độ: 45-50 com/m2 lồng, không để không gian cho chim hoạt động nhiều, đảm bảo ngoài giờ ăn,uống thì thời gian ngủ là chính. Thức ăn dùng để nhồi: Ngô: 80%, đậu xanh 20%. Cách nhồi: Thức ăn được nghiền nhỏ, viên thành viên nhỏ ngâm cho mềm rồi sấy khô đảm bảo tỷ lệ thức ăn/nước: 1:1 + Định lượng: 50-80 g/con; + Thời gian: 2-3 lần/ngày; + Phương pháp : Nhân công: Dùng tay nhét thức ăn vào miệng chim hoặc máy nhồi như vịt. Khoáng vẫn được bổ sung tự do, các loại vitamin, thuốc bổ khác được bổ sung trong nước uống. phòng và trị bệnh ở bồ câu 1/ Bệnh NEWCASTLE (Dịch tả gà) NGUYÊN NHÂN: Bệnh do siêu vi trùng thuộc nhóm Paramyxovirus gây bệnh cho gà mọi lứa tuổi, đặc trưng bởi hiện tượng xuất huyết, viêm loét đường tiêu hoá. Bệnh lây lan nhanh gây thiệt hại nghiêm trọng, có thể đến 100% trên đàn gà bệnh. Virus dễ bị diệt bởi thuốc sát trùng thông thường nhưng có thể tồn tại nhiều năm trong môi trường mát. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hoá, do tiếp xúc gà bệnh TRIỆU CHỨNG: Thời kỳ nung bệnh thường là 5 ngày, có thể biến động từ 5 – 12 ngày. Thể quá cấp tính: Thường xảy ra đầu ổ dịch, bệnh tiến triển nhanh, gà ủ rũ sau vài giờ rồi chết, không thể hiện triệu chứng của bệnh. Thể cấp tính: Gà ủ rũ, ăn ít, uống nước nhiều, lông xù, gà bị sốt cao 42 – 43oC, hắt hơi, sổ mũi, thở khó trầm trọng, mào và yếm tím bầm, từ mũi chảy ra chất nhớt. Gà rối loạn tiêu hoá, thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra do lên men, khi dốc gà ngược thấy có nước chảy ra có mùi chua khắm. Vài ngày sau gà tiêu chảy phân có màu nâu sẫm, trắng xanh hay trắng xám. Niêm mạc hậu môn xuất huyết thành những tia màu đỏ. Gà trưởng thành triệu chứng hô hấp không thấy rõ như ở gà giò. Ở gà đẻ sản lượng trứng giảm hoặc ngừng để hoàn toàn sau khi nhiễm bệnh 7 – 21 ngày Thể mãn tính: Xảy ra ở cuối ổ dịch. Gà có triệu chứng thần kinh, cơ quan vận động bị tổn thương biến loạn nặng. Con vật vặn đầu ra sau, đi giật lùi, vòng tròn, mổ không đúng thức ăn, những cơn co giật thường xảy ra khi có kích thích. Chăm sóc tốt gà có thể khỏi nhưng triệu chứng thần kinh vẫn còn, gà khỏi bệnh miễn dịch suốt đời. Bệnh tích Thể quá cấp: Bệnh tích không rõ, chỉ thấy những dấu hiệu xuất huyết ở ngoại tâm mạt, màng ngực, cơ quan hô hấp. Thể cấp tính: Xoang mũi và miệng đều chứa dịch nhớt màu đục. Niêm mạc miệng, mũi, khí quản xuất huyết, viêm phủ màng giả có Fibrin Tổ chức liên kết vùng đầu, cổ, hầu bị thuỷ thủng thấm dịch xuất huyết vàng. Thể mãn tính: Bệnh tích điển hình tập trung ở đường tiêu hoá Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết màu đỏ, tròn bằng đầu đinh ghim, các điểm xuất huyết này có thể tập trung thành từng vệt Dạ dày cơ xuất huyết. Ruột non xuất huyết, viêm. Trong trường hợp bệnh kéo dài có thể có những nốt loét hình tròn, hình bầu dục, cúc áo. Trường hợp bệnh nặng nốt loét có thể lan xuống ruột già, ruột non. Gan có một số đám thoái hoá mỡ nhẹ màu vàng. Thận phù nhẹ có màu nâu xám. Bao tim, xoang ngực, bề mặt xoang ức xuất huyết Dịch hoàn, buồng trứng xuất huyết thành từng vệt từng đám. Trứng non vỡí trong thành xoang bụng. PHÒNG BỆNH: Virus gây bệnh Newcastle làm tế bào vật chủ sản sinh interferon, vì vậy không tiêm thêm vaccine virus khác sau khi chủng ngừa Newcastle từ 5 – 7 ngày. Hiện nay thường sử dụng phổ biến Vaccine do Công ty thuốc thú y TW II sản xuất, lịch chủng ngừa như sau: - Vaccine Newcastle hệ 2 dùng nhỏ mắt mũi cho gà lúc 3 ngày tuổi - Do miễn dịch không bền nên tiếp tục dùng vaccine Newcastle hệ 2 nhỏ mắt tiếp cho gà lúc 21 ngày tuổi hoặc dùng vaccine Lasota pha nước cho gà uống, hoặc nhỏ mắt, nhỏ mũi - Phòng lần 3 bằng vaccine Newcastle hệ 1, tiêm dưới da cho gà khi được 2 tháng tuổi, sau đó định kỳ hàng tháng lấy máu kiểm tra bằng phản ứng HA-HI, khi GMT dưới 20 phải tiêm phòng lập lại. Vaccine ngoại nhập phòng bệnh Newcastle của hãng MBL & TRI BIO chủng ngừa theo lịch sau: - Gà 3 ngày tuổi nhỏ mắt hoặc cho uống bằng vaccine Inacti/vac B1-M48 ngừa bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm - Gà 21 ngày tuổi ngừa bằng vaccine BIO-SOTA Bron MM nhỏ mắt, cho uống hoặc phun sương. - Gà trên 3 tháng tuổi tái chủng bằng INACTI/VAC ND-BD-FC3 tiêm dưới da 0,5ml/ con. ( SAU 10 NGÀY TIÊM VACCINE NEWCASLE THÌ TIẾP TỤC CHỦNG BỆNH ĐẬU LUÔN , LIỀU LƯỢNG PHA ĐỂ CHỦNG NÊN = 1.5 LẦN SO VỚI HƯỚNG DẪN , SAU KHI TIÊM CHỦNG NÊN CHO UỐNG BỔ XUNG CÁC VITAMIN NHÓM A. B. C ) 2/ BỆNH ĐẬU (POX DISEASE) Bệnh đậu được phát hiện ở hầu hết các loài gia cầm và chim trời, phân bố rộng khắp ở các châu lục. Bồ câu là một trong các loài chim thường thấy mắc bệnh đậu gây ra do virut đậu. 1. Nguyên nhân Tác nhân gây bệnh? là một virut thuộc nhóm đậu gà Avian poxvirus, họ Poxviridac. Hiện nay, người ta phân lập được nhiều chủng virut đậu gây bệnh cho các loài gia cầm và 60 loài chim trời thuộc 20 họ khác nhau, trong đó có chủng gây bệnh cho bồ câu. (Deoki và Tripathy, 1991). Virut đậu rất mẫn cảm với eter và chloroform. Các hoá chất sau đây có thể diệt được virut: phenol-1% formalin 1/1000 sau 9 ngày; dung dịch NaOH -1% chi trong nửa giờ. ở nhiệt độ 600C, virut bị chết sau 8 phút. Trong nhiệt độ lạnh âm virut có thể tồn tại hàng năm. 2. Bệnh lý và lâm sàng Virut xâm nhập vào cơ thể bồ câu chủ yếu qua tiếp xúc ngoài da. Virut cũng xâm nhập niêm mạc đường hô hấp như niêm mạc mũi, niêm mạc phế quản khi bồ câu hít thở không khí có nhiễm mầm bệnh. Virut phát triển ở các tế bào biểu bì da, xung quanh các bao lông và niêm mạc miệng, vòm khẩu cái, tạo ra các nốt sùi đặc trưng cho bệnh đậu. Các nốt đậu đầu tiên đỏ, sau mọng mủ trắng, vỡ ra, chảy dịch vàng, để lại nốt loét trên niêm mạc hoặc trên mặt da, đóng vảy màu nâu. Các mụn đậu cũng lan đến niêm mạc mắt, sưng to, vỡ ra làm nổ mắt vật bệnh. Biến chứng nguy hiểm cho chim bệnh là các mụn đậu phát triển ở phế quản phổi, gây viêm phổi cấp do bội nhiễm các vi khuẩn đường hô hấp. Một số trường hợp, virut đậu còn xâm nhập đường tiêu hoá, gây các tổn thương niêm mạc dạ dày và ruột. Chim bệnh có biến chứng hô hấp hoặc tiêu hoá sẽ phát bệnh nặng, chết trong khoảng thời gian 3-5 ngày và tỷ lệ chết 100%. Bình thường chim bị bệnh đậu, các biểu hiện lâm sàng cũng như các mụn đậu sẽ giảm dần và hồi phục sức khoẻ sau 7-10 ngày, tỷ lệ chết 15-20%. 3. Dịch tễ học Chim ở các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh đậu. Nhưng thường thấy chim non 1-6 tháng bị nhiễm bệnh nhiều hơn. Mỗi loài chim hoặc họ chim đều có các chủng virut gây bệnh riêng biệt. Nhưng các chủng virut này cũng có thể nhiễm chéo giữa các giống loài động vật. Chẳng hạn virut đậu gà (Avian poxvirus) có thể gây nhiễm cho bồ câu và ngược lại. Bệnh đậu cũng là một trong các bệnh virut phổ biến gây nhiều thiệt hại cho bồ câu non. Bệnh đậu phát triển quanh năm. Nhưng thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân có khí hậu ấm, ẩm ướt và mùa thu chuyền sang mùa đông. 4. Chẩn đoán - Chẩn đoán lâm sàng: có thể quan sát các mụn đậu ở mặt da và các niêm mạc đường hô hấp trên để xác định bệnh đậu. [...]... ăn riêng cho chim bồ câu Nếu thành công giá trị của con chim bồ câu anh nuôi sẽ còn tăng lên nữa Báo Binh Dương Làm giàu từ nuôi chim bồ câu Pháp Chị Hoàng Thị Vân Anh Sơn Dương (Tuyên Quang) là người đầu tiên trong xã mạnh dạn đầu tư nuôi giống chim bồ câu Pháp Sau lần đi học tập mô hình nuôi chim bồ câu Pháp ở Vĩnh Phúc, chị đã mạnh dạn đầu tư 10 triệu đồng mua 50 đôi chim bồ câu về nuôi Sau một... giống chim dễ nuôi lại nhanh lớn hơn giống chim bồ câu ta, chị lại nhập thêm 70 đôi về nuôi Đến nay, gia đình chị đã có 120 đôi chim bồ câu Pháp Trung bình một đôi chim bồ câu ta khi bán chỉ đạt trọng lượng từ 0,7 - 0,8 kg, nhưng với một con chim bồ câu Pháp khi bán đã đạt 0,8 - 0,9 kg Giống chim bồ câu Pháp ăn các thức ăn sẵn có như ngô hạt, lúa, gạo, đỗ tương Trong đó, ngô là thức ăn chủ yếu của chim. .. cũng tham gia nuôi thả ngoài với hơn 400 con Thời gian tới, Hội sẽ khuyến khích các hộ nông dân khác trên địa bàn xã học hỏi và nuôi chim bồ câu Pháp để tăng thu nhập cho nông hộ nhằm xóa đói giảm nghèo” Mô hình nuôi chim bồ câu: đơn giản và nhanh làm giàu Trước đây, người ta thường nuôi chim bồ câu để làm cảnh, ngày nay việc nuôi bồ câu lấy thịt đã dần trở nên phổ biến Nuôi chim bồ câu không đòi hỏi... này anh cũng phải tự mày mò tìm thuốc về điều trị cho đàn bồ câu của mình Đến nay đàn bồ câu của anh đã phát triển ổn định Bồ câu giống Pháp có trọng lượng lớn hơn, sản lượng cũng đạt cao hơn so với bồ câu sẻ Giá trị của thịt chim bồ câu Pháp cũng cao và được nhiều người chuộng mua Theo anh Thức nuôi bồ câu rất khỏe do sức đề kháng của chúng cao nên ít bệnh tật; thiết kế chuồng trại cũng khá đơn giản... tế cao Nhiều người đã thành công với mô hình còn khá mới mẻ này Trong đó, có cựu chiến binh Nguyễn Văn Hoặc, ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre Ban đầu, anh Hoặc nuôi thử nghiệm 40 cặp chim bồ câu, sau thời gian chăm sóc và nhân giống, đến nay, trong chuồng nuôi của anh đã có 200 cặp chim bồ câu sinh sản, cùng hơn 200 chim bồ câu nuôi để bán Bồ câu anh đang nuôi thuộc giống bồ câu Pháp, là giống chuyên nuôi. .. giàu từ nuôi bồ câu Pháp Ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), có anh Nguyễn Hữu Khánh nuôi chim bồ câu Pháp hiệu quả, thu nhập ổn định Đầu năm 2010, anh Khánh đến với nghề nuôi bồ câu Pháp trong lần tình cờ xem qua sách báo Sau thời gian tham khảo, anh Khánh nhận thấy cách nuôi chim đơn giản, ít dịch bệnh nên gia đình đã mạnh dạn đầu tư Anh Khánh cho biết trước khi nuôi bồ câu, gia đình anh đã từng nuôi gà... tay lập nghiệp từ nuôi loài chim bồ câu giống Pháp Lúc đầu anh chỉ nuôi 400 cặp chim nhưng đến nay anh đã có trong tay 1.000 cặp chim bố mẹ Trong câu chuyện trao đổi, anh không ngần ngại kể với chúng tôi về những khó khăn thời gian đầu khi mới lập nghiệp Trong một lần lên mạng anh tình cờ tìm được thông tin về nuôi bồ câu giống Pháp – loại chim có giá trị kinh tế cao hơn so với chim bồ câu sẻ Anh lần... đình anh đã từng nuôi gà nhưng hiệu quả kinh tế không cao Sau đó anh thử nuôi bồ câu Pháp không ngờ mang lại hiệu quả kinh tế cao Được biết, lúc đầu mới tập sự nuôi, gia đình anh Khánh nuôi khoảng 20 cặp bồ câu nhà (bồ câu ta) để thử nghiệm Thấy bồ câu phát triển và sinh sản nhanh, lại không xảy ra dịch bệnh, nên anh quyết định chuyển sang nuôi bồ câu Pháp Việc tìm con giống, gia đình anh Khánh lên tận... mỗi lần bồ câu đẻ được hai trứng, ấp khoảng 20 ngày là nở Sau khi chim bồ câu nở được 10 ngày, người nuôi phải tiến hành bắt chim con ra khỏi ổ và chuyển vào ổ bên cạnh cho chim trống nuôi, làm như vậy để chim mái tiếp tục đẻ trứng Như vậy, có thể thấy quá trình sinh sản của chim bồ câu là liên tục và khá nhanh, hiệu quả kinh tế mang lại cho người nuôi là thấy rõ Với khoảng 200 cặp chim bồ câu vào... QUẢNG NGÃI Quảng Ngãi: Nuôi chim bồ câu – Vốn ít, hiệu quả cao Trong những năm gần đây, phong trào chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi phát triển khá mạnh, đa dạng về mô hình và cho hiệu quả kinh tế khá cao Điển hình như mô hình nuôi chim bồ câu Pháp của bà Ngô Thị Thanh ở thôn 6, xã Đức Chánh (Mộ Đức), đây là mô hình chăn nuôi khá mới đối với bà con trong tỉnh Ý tưởng nuôi bồ câu Pháp của bà Ngô Thị . Hướng dẫn cách nuôi chim bồ câu pháp VN1 đạt năng suất cao ? Ai có nhu cầu mua chim bồ câu giống, xin liên hệ: CƠ SỞ SỐ. nuôi chim có thể đạt năng suất cao, lợi ích lớn chăm sóc và chọn giống Nuôi chim bồ câu lấy thịt giờ đây đã không còn xa lạ với nhiều người. Chim bồ câu

Ngày đăng: 07/03/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w