HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

Một phần của tài liệu Hướng dẫn cách học và làm bài thi học sinh giỏi địa lí pptx (Trang 66 - 71)

MÔN ĐỊA LÍ

1. Do yêu cầu về tính sáng tạo cao, nên đề thi HS giỏi quốc gia môn Địa lí không theo một khuôn mẫu nào nhất định về dạng đề, cách làm bài theo từng dạng. Tuy nhiên, thống kê các dạng câu hỏi trong đề thi HS giỏi quốc gia từ năm 1997 đến năm 2006 thấy có một số dạng sau xuất hiện :

- Làm việc với bảng số liệu (nhận xét, nhận xét và giải thích, phân tích, giải thích, trình bày và giải thích, xác định loại biểu đồ thích hợp, vẽ biểu đồ và nhận xét, nhận dạng tháp tuổi trên cơ sở bảng số liệu). - Làm việc với sơ đồ, lược đồ, hình vẽ, ảnh... (trình bày và giải thích, xác định đặc điểm, nhận dạng và giải thích hoặc phân tích, điền).

- Làm việc với với Atlát Địa lí Việt Nam (so sánh, phân tích, giải thích, trình bày, lập bảng số liệu, trình bày và giải thích hoặc phân tích, nhận xét và giải thích, viết báo cáo).

- Làm việc với lát cắt địa hình (vẽ, nhận xét).

- Đặt giả thuyết ngược, yêu cầu rút ra kết luận, bình luận một vấn đề, trình bày và giải thích mối liên hệ , nêu định nghĩa, ý nghĩa,...

- Tính toán (áp dụng hoặc biến đổi công thức có sẵn).

Nhìn chung, quan sát các dạng đề thi trên có thể thấy được yêu cầu chủ yếu của đề thi HS giỏi quốc gia là : HS phải có kĩ năng địa lí thành thạo để tìm tòi, khám phá tri thức địa lí tiềm ẩn trong các dạng kênh hình

khác nhau (chủ yếu là Atlat Địa lí Việt Nam, bảng số liệu thống kê, biểu đồ và lược đồ khí hậu), trên cơ sở nắm chắc, hiểu sâu kiến thức địa lí cơ

mối liên hệ nhân quả, tính toán, vẽ, đánh giá... Như vậy, việc chuẩn bị cho thi HS giỏi quốc gia là một quá trình lâu dài và công phu về cả kiến thức, kĩ năng địa lí và kĩ năng tư duy. Học theo các dạng đề thi không nên đặt thành việc chủ yếu trong thi HS giỏi quốc gia.

2. Vì việc nắm kiến thức cơ bản là nền tảng vững chắc cho tư duy và cơ sở cho thăng hoa sáng tạo nên, trong quá trình làm bài thi HS giỏi với yêu cầu sáng tạo cao, HS giỏi nên đọc kĩ đề bài, phân tích rõ câu hỏi, xác định đúng trọng tâm yêu cầu của câu hỏi, lựa chọn và huy động các

kiến thức cơ bản và kĩ năng cần thiết cho việc giải các câu hỏi.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng, dù cho câu hỏi có thể phức tạp đến chừng nào cũng có thể liên hệ được với các kiến thức cơ bản, có tính chất "gốc" của nội dung cần hỏi. Có thể quan niệm kiến thức "gốc" là các kiến thức cơ bản liên quan trực tiếp đến nội dung cần giải quyết do câu hỏi yêu cầu. Những kiến thức này có tính cơ bản, ổn định, làm nền tảng cho các hướng phát triển kiến thức. Mỗi câu hỏi khó trong đề thi HS giỏi quốc gia có thể được xem như là một sự phát triển cao hơn về một khía cạnh của kiến thức cơ bản. Do vậy, khi gặp những câu hỏi như vậy, nên quy về kiến thức cơ bản, từ đó tìm kiếm các phương án giải

quyết thích hợp. Ví dụ, câu hỏi : Hãy trình bày sự chuyển biến của cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta hiện nay và mối quan hệ của nó với sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ, được quy về "gốc" là nội dung cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ. Hay, câu hỏi : Nếu

như trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất không tự quay và

trục của nó không nghiêng mà vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo thì sẽ dẫn đến những hệ quả nào ? được quy về "gốc" của nó là các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Với câu hỏi : Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm mưa

của khu vực Huế và Đà Nẵng. Giải thích tại sao có những đặc điểm mưa như vậy. Nội dung "gốc" là mối liên hệ nhân quả giữa hướng địa hình, vị

trí của đường hội tụ nhiệt đới vào thu đông, gió mùa đông bắc với lượng mưa (hay nói chung là các nhân tố ảnh hưởng đến mưa ở khu vực miền

Trung)...

Khi đã quy về được nội dung "gốc" của vấn đề, HS giỏi có thể bắt đầu từ

đó để xác định những kiến thức cần thiết phục vụ cho việc trả lời câu hỏi

đặt ra.

dồn hết thời gian cho câu khó (có thể vượt sức mình), không có kết quả, trong khi những câu hỏi vừa sức hơn không có thời gian giải. Kinh nghiệm của nhiều HS giỏi quốc gia đạt giải cao cho thấy, trước hết nên ưu tiên giải những câu hỏi mà khả năng mình có thể thực hiện được

thuận lợi. Những câu hỏi khó hơn để sau. 4. Phác thảo đề cương cho mỗi câu hỏi

Việc phác thảo đề cương giúp cho HS giỏi khỏi bỏ sót các ý trong bài làm và phân bổ thời gian hợp lí cho từng câu hỏi.

Trong khi lập đề cương, việc phác thảo ra các ý tưởng về cách giải, địa chỉ của các kiến thức "gốc" liên quan đến câu hỏi cần được lưu ý ghi rõ. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, HS giỏi cần căn cứ vào yêu cầu của câu hỏi để nhanh chóng phác thảo các ý chính cần phải trả lời, giữa chúng nên có những khoảng trống để ghi các ý nhỏ và có thể ghi thêm những ý bổ sung cần thiết chợt nghĩ ra trong khi làm bài.

5. Trong quá trình làm bài trên giấy thi, cần làm rõ các ý lớn và nhỏ theo như đề cương chi tiết. Có thể dùng cách đánh số thứ tự và gạch đầu

dòng, dấu cộng theo các ý khác nhau để bài làm được mạch lạc.

hiểu ; tránh trình bày dài dòng, rườm rà, dùng văn nói thay cho văn viết trong bài thi. Phải chú ý tránh phạm những lỗi sơ đẳng về chính tả, ngữ pháp.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn cách học và làm bài thi học sinh giỏi địa lí pptx (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)