Những sai sót thí sinh thường mắc phải khi làm baì tập trắc nghiệm pdf

4 546 5
Những sai sót thí sinh thường mắc phải khi làm baì tập trắc nghiệm pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những sai sót thí sinh thường mắc phải khi làm baì tập trắc nghiệm * Môn hóa: đọc đề chưa kỹ, hiểu sai nghĩa Các sai sót ở môn hóa thường do đọc đề chưa kỹ, hiểu sai nghĩa hoặc bỏ qua những từ gợi ý quan trọng. Đặc biệt sai kiến thức cơ bản và sử dụng nhầm công thức giải là phổ biến. Đọc đề chưa kỹ nên bỏ quên dữ kiện quan trọng hoặc tự cho thêm dữ kiện khi giải, dẫn đến các tình huống như thiếu dữ kiện để giải hoặc đưa ra hướng giải quyết sai. Đọc và hiểu nhầm từ dẫn đến sai về ý nghĩa hóa học. Chẳng hạn xà phòng hóa este bằng NaOH có dư, cô cạn thu được rắn, do không đọc kỹ đề nên khi giải thí sinh (TS) nhầm "rắn" thành "muối" trong khi rắn gồm muối và NaOH còn dư! Những sai sót về kiến thức cơ bản của hóa học là nhiều nhất, đây cũng là lỗi nặng nhất của TS. Ví dụ: Khi cho cùng một lượng Fe là 0,2 mol phản ứng hết với HCl và phản ứng hết với HNO3 dư, thu được muối clorua và muối nitrat có khối lượng chênh lệch m gam. Giá trị m là bao nhiêu? Trong câu này TS không nắm chắc luật hóa trị sẽ đưa ra kết quả sai là m=10,6 gam, trong khi kết quả đúng là m=23. Nguyên nhân sai là TS không nhớ đối với thí nghiệm 2 sắt có hóa trị (III). Nguyễn Tấn Trung (Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và luyện thi Vĩnh Viễn) * Môn sinh: nên giải theo nhóm vấn đề Đề thi có 50 câu thời gian 90 phút: TS không sử dụng hết thời gian này (có những TS dư đến 30 phút). Tại sao? Vì TS không hiểu kết cấu của đề trắc nghiệm nên thường làm theo thứ tự từ câu 1 đến câu 50. Nhóm 1 là nhóm ký ức. Cách làm nhóm này TS phải đọc câu hỏi, đọc sự lựa chọn sẽ thấy câu đúng. Ví dụ: Đột biến gen là gì? Nhóm 2 là nhóm phải suy luận. Cách làm là phải đọc câu hỏi, giải trong nháp có đáp số so sánh với bốn sự lựa chọn ta chọn câu đúng. Ví dụ: Đột biến ảnh hưởng đến aa 198, 199; hỏi gen cấu trúc liên quan đến cặp Nu nào? Còn nhóm 3 là nhóm tìm học sinh giỏi cần làm sau cùng. Ví dụ: Giải thích tính quen thuốc của vi khuẩn gây bệnh, sâu bọ. Khi làm nhóm 1 giải trước, nhóm 2 giải sau, nhóm 3 giải sau cùng. Một đề thi trắc nghiệm không phân bố tuần tự nhóm 1, 2, 3 (đảo câu hỏi). TS thường giải theo thứ tự câu 1, 2 đến câu 50 là chưa biết phân bố thời gian hợp lý, nên dư thời gian. * Môn toán: có nhiều sai sót dễ mắc phải Những sai sót mà TS thường gặp khi làm bài thi môn toán là chưa học kỹ những điều đã học. Thiếu bình tĩnh khi làm bài. Tình trạng sức khỏe lúc thi không ổn định. Thiếu bình tĩnh và sức khỏe không tốt sẽ dẫn đến thiếu sáng suốt, suy nghĩ không ra những điều mà bình thường có thể suy nghĩ ra. Đọc chưa kỹ đề, thế sai dữ liệu. Hiểu lạc đề nên đặt vấn đề sai. Tính toán vội vàng nên sai ở những khâu trung gian. Khi giải bất phương trình (hoặc phương trình) quên đặt điều kiện để phép biến đổi là tương đương. Có cách ngắn hơn mà TS không biết, lại chọn cách dài dẫn đến tính toán dài dòng, phức tạp, dễ sai. Trong những phương trình (hoặc bất phương trình) lượng giác, vì sử dụng công thức không đúng chỗ nên dẫn đến phương trình mới phức tạp hơn. Trong những bài tích phân, vì đổi biến không phù hợp nên làm không ra và mất thời gian tính toán dài dòng. TS thường quên những trường hợp đặc biệt. Ví dụ như trường hợp tham số m làm cho hàm số suy biến, trường hợp hệ số a của bất phương trình bậc 2 bằng 0. Khi khảo sát và vẽ đồ thị hàm số, một số TS vì thiếu cẩn thận đã lập bảng biến thiên sai hoặc vẽ đồ thị sai. ThS PHẠM HỒNG DANH (giảng viên chính ĐH Kinh tế TP.HCM) . Những sai sót thí sinh thường mắc phải khi làm baì tập trắc nghiệm * Môn hóa: đọc đề chưa kỹ, hiểu sai nghĩa Các sai sót ở môn hóa thường do đọc đề chưa kỹ, hiểu sai nghĩa hoặc bỏ qua những. TS thường giải theo thứ tự câu 1, 2 đến câu 50 là chưa biết phân bố thời gian hợp lý, nên dư thời gian. * Môn toán: có nhiều sai sót dễ mắc phải Những sai sót mà TS thường gặp khi làm bài. tìm học sinh giỏi cần làm sau cùng. Ví dụ: Giải thích tính quen thuốc của vi khuẩn gây bệnh, sâu bọ. Khi làm nhóm 1 giải trước, nhóm 2 giải sau, nhóm 3 giải sau cùng. Một đề thi trắc nghiệm

Ngày đăng: 27/07/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan