Đề cương vi sinh vật - phần 6 pdf

11 462 3
Đề cương vi sinh vật - phần 6 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương vi sinh vật - phần 6 Câu 35/ Trình bày khả năng gây bệnh của Virus viêm não Nhật Bản? Nêu nguyên tắc phòng bệnh? • KHả năng gây bệnh: Ngoài khả năng gây bệnh cho người, virus viêm não Nhật Bản có thể gây bệnh cho chuột trắng hoặc các loài chim như : gà, cò Ở người, sau khi bị muỗi truyền virus viêm não Nhật Bản thường ở dạng nhiễm trùng thể ẩn hoặc không điển hình. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, biểu hiện lâm sàng thường ở 2 thể sau: - Thể nhẹ: bệnh nhân chỉ đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi trong 1-3 ngày. - Thể nặng: do có tổn thương não, nên từ các triệu chứng nhẹ đột ngột xuatá hiện các triệu chứng nặng như: đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động và thường có rối loạn ý thức ở nhiều mức độ. Khàng 10-12% bệnh nhận tử vong trong “cơn bão táp”, các bệnh nhân thoát khỏi thời kỳ nặng có thể có các biến chứng về TK và tâm thần. * Nguyên tắc phòng bệnh: - Phòng bệnh không đặc hiệu: chủ yếu là hạn chế, tiêu diệt muỗi truyền bệnh và hạn chế - tránh muỗi đốt. - Phòng bệnh đặc hiệu: tiêm phòng vacxin cho trẻ em dưới 15 tuỏi, nhất là ở những vùng có dịch lưu hành. Câu 36/ Trình bày khả năng gây bệnh của Virus bại liệt? Nêu nguyên tắc phòng bệnh? • Khả năng gây bệnh: Virus bại liệtk gây nhiễm trùng đa số (khoảng 90%) là thể ẩn hay rất nhẹ. Khi bệnh xảy ra, thời kỳ ủ bệnh có thể là 4-35 ngày, thường là 7-14 ngỳa. Lâm sàng bệnh chia ra làm 3 thể: + Bại liệt không thành: đó là bệnh nhân chỉ có sốt nhẹ kéo dài 2-3 ngày mà không có dấu hiệu về thần kinh. + Viêm màng não vô khuẩn: Có dấu hiệu về thần kinh, nhưng lành tính và khỏi trong vòng 1 vài ngày. + Bại liệt có liệt chi: ở trẻ em dưới 5 tuổi 1 khi thường gặp nhất, ở từ 5-15 tuổi thì yếu 1 tay hay liệt nhẹ thường gặp, còn người trưởng thành thì hay liệt cả 4 chi. Ngoài ra, bệnh bại liệt còn 1 thể rất nặng là thể hành tuỷ và bệnh nhân cso thể chết do rối loạn về hô hấp, tuần hoàn. • Nguyên tắc phòng bệnh: - Phòng bệnh không đặc hiệu: đảm bảo vệ sinh ăn uống, vệ sinh thực phầm, vệ sinh nguồn nước và tăng cường diệt côn trùng gieo mầm bệnh (ruồi gián ). Ngoài ra, phải phát hiện sớm bệnh nhân để cách ly và xử lý các chất thỉa, đồ dùng có liên quan đến bệnh nhân bằng Chloramin 1% trong 1giờ. - Phòng bệnh đặc hiệu: hiện nay, trên thế giới có 2 loại vacxin thường đựoc sử dụng là: Vacxin Salk và Sabin. Trong đó, qua quá trình sử dụng nguời ta thấy Vacxin Sabin dùng thuận tiện hơn và khả năng tạo miễn dịch mạnh hơn. Câu 37/ Trình bày khả năng gây bệnh của Adeno virus? Nêu nguyên tắc phòng bệnh? • Khả năng gây bệnh: Adeno virus có thể gây nhiều bệnh khác nhau. Trong đó thì các khả năng gây bệnh sau đây là hay gặp nhất: - Gây viêm đường hô hấp có thể thành dịch. - Gây viêm màng tiếp hợp - củng mạc thành dịch, thường gặp nhất là do các typ8,19 và 37. - Gây tiêu chảy ở các trẻ nhỏ do các typ 40 và 41. - Gây viêm bàng quang xuất huyết do typ 11 và 21. - Một vài typ Adeno virus có thể gây ung thư ở động vật thí nghiệm nhưng ở người thì chưa rõ. * Nguyên tắc phòng bệnh: Do Adeno virus có sức đề kháng tương đối cao và lây lan bằng nhiều con đường, cho nên việc phòng bệnh là rất khó khăn. Các vacxin sống giảm độc lực cũng được sản xuất để chống Adeno virus typ4 và 7, nhưng chưa được dùng rộng rãi. Hiện nay, các vacxin sản xuất từ các dưới đơn vị tinh khiết của Adeno virus đang được nghiên cứu. Câu 38/ Trinh bày khả năng gây bẹnh của VR dại? Vr dại có khả năng gây bệnh cho người, các động vật máu nóng bằng cách nhân lên trong cơ thể chủ rồi lan theo thần kinh ngoại biên đến các dây thần kinh trung ương và não với các tổn thương đặc hiệu. Bất kể ở người hay động vật khi mà co biểu hiện bệnh này thì tiến triển nặng nề và kết thúc là chết. - biểu hiện lâm sàng ở người: sau khi ủ bệnh 1-3 tháng thì xuất hiện tiền triệu kéo dài 1-4 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, buồn nôn, chảy nước mắt, nước mũi. Đến thời kỳ toàn phát bệnh nhân bị kích thích mọi giác quan, cho nên bệnh nhân chết trong tình trạng liệt cơ hô hấp và rối loạn tuần hoàn. Câu 39/ Trình bày các biện pháp phòng và điều trị dự phòng bệnh dại khi bị chó cắn? - Điều trị tại chỗ: rửa vết cắn bằng xà phòng, sau đố là nước muối sinh lý và sát khuẩn bằng cồn. Tiêm phòng uốn ván và dùng kháng sinh. - Điều trị Vacxin và kháng huyết thanh phòng dại: + Nếu vết cắn vào chỗ nguy hiểm (gần đầu, sâu) hoặc nếu chó bị mất tích, bị đánh chết hoặc chó con thì phải tiêm vacxin và huyết thanh phòng dại ngay. + Nếu vết cắn nông, xa đầu thì theo dõi chó: nếu sau 10 ngày chó bị chết thì phai tiêm vacxin và huyết thanh ngay. + Vacxin hiện nay thường dùng là: vacxin sống giảm độc lực như Fuenzalida hoặc vacxin chết Semple. + Huyết thanh thường tinh chế từ ngựa và thường dùng trứoc 72 giờ với tổng liều là 40đv/kg ở bệnh nhân có vết cắn gần thần kinh trung ương. Câu 40/ Trình bày khả năng gây bệnh của Virus Herpes? Nêu nguyên tắc phòng bênh. • Khả năng gây bệnh: Vr gây bệnh có 2 typ: - Typ 1: gây bệnh nửa trên cơ thể: Thực chất là do nhiễm trùng ở thể tiềm tàng biểu hiện bệnh rất hay tái phát. - Typ 2: gây bệnh ở nửa dưới, là ở cơ quan sinh dục nam và nữa, nhất là ở nữa làm đau rát sót, nhưng vr này khi xảy ra không để lại sẹo, tuy nhiên có thể gây ung thư. * Nguyên tắc phòng bệnh: Các pp phòng bệnh không đặc như cách ly hoặc tránh tiếp xúc với họ thwongf ít có hiệu quả. Hiện nay người ta thường dùng vaccin Varicella zoter sống giảm độc lực gây miễn dịch chủ đọng cho những đối tượng có nguy cơ đạt được kết quả rất tốt ở các nước Nhật Bản và Mỹ. Ngoài ra, còn dùng Globulin miễn dịch đặc hiệu với VK này đc lấy từ huyết thanh của những bệnh nhân đã khỏi để phòng bệnh. Câu 41/ Trình bày khả năng gây bệnh của Virus thuỷ đậu – Zona? Nêu nguyên tắc phòng bệnh? • Khả năng gây bệnh: Virus Varicella zoster gây ra 2 thực thể lâm sáng khác nhau, đó là : thuỷ đậu (Varicella) và Zona ( Herpes zoster) - Thuỷ đậu: do nhiễm virus qua đường hô hấp, virus được nhân lên và cuối cùng là nhiễm virus máu. Sự xuất hiện nhiễm Virus máu này là nguyên nhận của các tổn thương lan toả ở bệnh thuỷ đậu. - Zona: người ta cho rằng cơ chế gây bệnh Zona của virus Varicella zoster là do sự tái hoạt hoá của virus sau khi mắc thuỷ đậu mà virus này đã gây nhiễm rễ hạch thần kinh lưng. * Nguyên tắc phòng bệnh: Các pp phòng bệnh không đặc hiệu như cách ly bệnh nhân hoặc tránh tiếp xúc với họ thường ít có hiệu quả. Hiện nay người ta dùng vacxin Varicella zoster sống giảm độc lực để gây miễn dịch chủ động cho những đốí tượng có nguy cơ đạt được kết quả rất tốt ở các nước Nhật Bản và Mỹ. Ngoài ra, có thể dùng globulin miễn dịch đặc hiệu với virus này được lấy từ huyết thanh của những bệnh nhân đã khỏi để phòng bệnh. Câu 42/ Trình bày khả năng gây bệnh của Virus HAV? Nêu nguyên tắc phòng bệnh? • Khả năng gây bệnh: HAV chỉ gây bệnh cho người, nhưng có thể gây bệnh thực nghiệm cho tinh tnh. Ở người thường HAV ủ bệnh khoảng 20-30 ngày rồi biểu hiện các triệu chứng nhẹ như sốt 38-38,50C, vàng da niêm mạc, nước tiểu vàng, và rất hiếm có các triệu chứng nặng. Khoảng 40-60% người mắc phải HAV không có biểu hiện lâm sàng. • Nguyên tắc phòng bệnh: - Phòng bệnh không đặc hiệu: bằng cách quản lý bệnh nhân và xử lý tót chất thải, đồ dùng của bệnh nhân. - Phòng bệnh đặc hiệu: Vacxin sống giảm độc lực dã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ tốt, tuy nhiên chưa được sử dụng rộng rãi cho người. Hiện nay thường dùng Globulin người bình thường hoặc globulin kháng HAV cho trẻ em vùng có dịch (0,02-0,12 ml/kg cân nặng) để giúp cho cơ thể có ngay kháng thể thụ động chống lại virus. Những globulin không có giá trị khi tiêm cho người đã mặc HAV sau 15 ngày. Câu 43/ Trình bày khả năng gây bệnh của Virus HBV? Nêu nguyên tắc phòng bệnh? • Khả năng gây bệnh: HBV chỉ gây bệnh cho người, thời gian ủ bệnh thường 40-90 ngày hoặc dài hơn. Thời kỳ khởi phát và toàn phát thường biều hiện rầm rộ, cấp tính với các triệu chứng: sốt cao, vàng da vàng mắt, mệt mỏi, chán ăn và mất ngủ. Thường bệnh nhân bình phục sau 4 tuần với triệu chứng đi tiểu nhiều, nước tiểu trong dần và bệnh nhân trở lại ăn khoẻ bình thường. Tuy nhiên có khoảng 5-10% viêm gan B có thể trở thành mạn tính và các biến chứng xo gan hay ung thư gan. • Nguyên tắc phòng bệnh: - Phòng bệnh không đặc hiệu: rất quan trọng. Đó là phòng tránh sự lây nhiễm HBV theo nhiều đường khác nhau. Ví dụ: phải có nếp sống lành mạnh ( không mại dâm, ma tuý), các dụng cụ y tế phải đảm bảo nguyên tắc vô trùng. - Phòng bệnh đặc hiệu: hiên nay, có vacxin HbsAg được sản xuất bằng huyết tường của người nhiễm HBV và Vacxin sản xuất từ tái tổ hợp. Tuy nhiên, vacxin HbsAg chỉ là 1 thứ typ, do vậy là không chắc chắn phòng được HBV của các thứ typ khác, Đã có Vacxin tái tổ hợp, hiện đựoc dùng ở VN và nhiều nước. Câu 44/ Trình bày khả năng gây bệnh của Virus HCV? Nêu nguyên tắc phòng bệnh? • Khả năng gây bệnh: HCV chỉ gây bệnh cho người và có thể gây bệnh thực nghiệm cho tinh tinh. Thời gian ủ bệnh sau khi HCV xâm nhập vào trong máu rất thay đổi, từ 2 tuần cho đến 3-4 thág, Trong đó 95% số người có triệu chứng không rõ ràng và 5% bệnh nhân có rối loạn tiêu hoá, mệt mỏi do các tổn thương ở tế bào gan. Khoảng 50- 70% bệnh nhân viên gan C chuyển thành mạn tinh, điều rất nguy hiểm là thể mạn tính rất dễ dẫn đến xơ gan và ung thư gan. • Nguyên tắc phòng bệnh: Chủ yếu là phòng bệnh không đặc hieuẹ như kiểm soát máu và các chế phầm máu, cũng như mỗi người phải có nếp sống lành mạnh ( không tiêm chích ma tuý, mại dâm, ). Phòng bệnh đặc hiệu chưa thực hiện được do Vacxin phòng HCV hiện nay chưa có va không sản xuất được IgG đặc hiệu với HCV. Câu 45/ Trình bày khả năng gây bệnh của Virus HIV? Nêu các biện pháp phòng bệnh? • Khả năng gây bệnh: - Đường lây truyền: + Lây truyền qua đường tình dục: + Lây truyền theo đường máu: do truyền máu hoặc các sản phẩm của máu. + Lây truyền từ mẹ sang con: sự lây truyền có thể có xảy ra có thai, trứoc, trong và trong khi đẻ. - Sự xâm nhập vào tế bào và nhân lên của HIV: HIV có thể xâm nhập và nhân lên ở nhiều loại tế bào như tế bào máu và bạch huyết, tế bào não, tế bào dã dày, ruột, [...]... theo sự suy giảm của hệ thống miễn dịch làm cho những vi sinh vật trong cơ thể bình thường không gây bệnh nay trở thành gây bệnh Bệnh nhân mắc bệnh như vi m phổi, vi m da, vi m ruột, vi m họng, do vi khuẩn, nấm, virus Tình trạng này gọi là AIDS: Acquired Immuno Deficiency Syndrone Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người * Biện pháp phòng bệnh: - Vacxin: hiện nay đã có nhiều loại Vacxin đang ở giai... đoạn thử nghiệm mà chưa có loại Vacxin nào được sử dụng - Phòng bệnh lây nhiễm qua đường máu: đảm bảo tốt công tác an toàn trong truyền máu và các sản phẩm của máu Không tiêm chích ma tuý An toàn trong tiêm chích và các can thiệp y tế, - Phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục: xoá bỏ tệ nạn mại dâm, giáo dục tình dục lành mạnh, tình dục an toàn, - Phòng lây nhiễm HIV tư mẹ sang ocn: khuyên những phụ... tình dục an toàn, - Phòng lây nhiễm HIV tư mẹ sang ocn: khuyên những phụ nữ đã nhiễm HIV không nên có con, nếu có thai thì nên mổ đẻ và trong quá trình có thai nên dùng thuốc ngăn cản sự nhân lên của Virus . Đề cương vi sinh vật - phần 6 Câu 35/ Trình bày khả năng gây bệnh của Virus vi m não Nhật Bản? Nêu nguyên tắc phòng bệnh? • KHả năng gây bệnh: Ngoài khả năng gây bệnh cho người, virus. làm cho những vi sinh vật trong cơ thể bình thường không gây bệnh nay trở thành gây bệnh. Bệnh nhân mắc bệnh như vi m phổi, vi m da, vi m ruột, vi m họng, do vi khuẩn, nấm, virus. Tình trạng. hấp có thể thành dịch. - Gây vi m màng tiếp hợp - củng mạc thành dịch, thường gặp nhất là do các typ8,19 và 37. - Gây tiêu chảy ở các trẻ nhỏ do các typ 40 và 41. - Gây vi m bàng quang xuất

Ngày đăng: 27/07/2014, 07:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan