1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương vi sinh vật - phần 4 potx

11 420 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 146,32 KB

Nội dung

Đề cương vi sinh vật - phần 4 Câu 19/ + Câu 20/ So sánh cơ chế tác dụng và ứng dụng thực tế của các yếu tố khử trùng, tiệt trùng với kháng sinh? So sánh Tiệt trùng và khử trùng Kháng sinh Định nghĩa - Tiệt trùng: là tiêu diệt tất cả các VSV (kể cả nha bào) và bất hoạt Virus hoặc tách bỏ chúng hoàn toàn ra khỏi vật cần tiệt trùng. - Khử trùng (disinfection) là làm cho vật được khử trùng không còn khả năng gây nhiễm trùng ( chỉ tiêu diệt mầm bệnh mà không phải tất cả các VSV) - Là những chất có ngay ở nồng độ thấp đã có khă năng ức chế hoặc tiêu diệt VK 1 cách đặc hiệu, bằng cách gây rối loạn phản ứng sinh học ở tầm phân tử ( nồng đô thấp: nồng độ sử dụng để điều trị nhỏ hơn nhiều lần so với liều độc đối với cơ thể người; đặc hiệu: mỗi kháng sinh chỉ có tác dụng trên 1 loại VK hay 1 nhóm VK). Cơ chế tác dụng - Tác dụng tầm trung bình: + Tác dụng lên toàn bộ cấu trúc của VSV. + Ko mang tính đặc hiệu + Thời gian tác dụng nhanh. + Liều tác dụng nhanh (phút hoặc giây) + Liều tác dụng rất gần liều độc - Tác dụng ở tầm phân tử. - Mang tính đạc hiệu. + tác dụng vào vách, màng nguyên tương. + Tác dụng vào quá trình tổng hợp Protein. + Tác dụng vào quá trình sao chép ADN. - Liều tác dụng rất xa liều độc. - Thời gain tác dụng lâu ( ngày) Ứng dụng - Áp dụng đối với các vật dụng y tế, ngăn – phòng các bệnh nhiễm trùng. - Trên bệnh nhân áp dụng khử trùng, không áp dụng tiệt trùng. Áp dụng điều trị bệnh nhiễm trùng do VK ( không dùng cho virus) Câu 21/ Trình bày khả năng gây bệnh của tụ cầu vàng? Nêu nguyên tắc phòng bệnh?• Khả năng gây bệnh: - Nhiễm khuẩn ngoài da: Tụ cầu có ở da và niêm mạc nên chúng có thể xâm nhapạ qua các vết thương hoặc lỗ chân lông gây nhiễm khuẩn sinh mủ: mụn nhọt, đầu đinh, các ổ áp xe, - Nhiễm khuẩn huyết: Từ máu tụ cầu đến các cơ quan khác gây các ổ áp xe (ở gan, phổi , não, xương, ) có thể gây viêm tắc tĩnh mạch, tỷ lệ tử vong cao. - Nhiễm độc thức ăn và vieme ruột cấp: Thường do ăn uống phải độc tố ruột của tụ cầu hoặc do tụ cầu vàng vốn cua trú chiếm ưu thế ở đường ruột. - Viêm phổi: Viêm phổi do tụ cầu vàng ít gặp, thường xảy ra sau viêm đường hô hấp do Virus hoặc sau nhiễm khuẩn huyết. Ngoài các bệnh thường gặp trên, tụ cầu còn có thể gaya hội chứng phồng rộp da, viêm da hoại tử. • Nguyên tắc phòng bệnh: - Vacxin phòng bệnh tụ cầu ít có kết quả. - Phương pháp phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, quần áo - vệ sinh ăn uống, đặc biệt là vệ sinh bệnh viện để tránh nhiễm khuẩn bệnh viện. Phải vô khuẩn các dụng cụ y tế. Câu 22/ Trình bày khả năng gây bệnh của E.Coli? Nêu nguyên tắc phòng bệnh?- Gây bệnh cho người: E.Coli là VK chiếm nhiều nhất trong số các VK hiếu khí sống ở đường tiêu hoá. Tuy là VK cộng sinh với người nhưng E.Coli có thể gây bệnh cơ hội. Chúng có thể gây viêm đường tieue hoá, tiết niệu, sinh dục, đường mật, đường hô hấp và nhiễm khuẩn huyết. Nhưng nhiễm khuẩn quan trọng nhất là viêm dạ dày ruột ở trẻ em. - Gây bệnh thực nghiệm: Khả năng gây bệnh cho súc vật chủ yếu phải đưa 1 số lượng lớn VK vào phúc mạc chuột nhắt hoặc đường tĩnh mạch cho thỏ mới gây chết đc súc vật. * Nguyên tắc phòng bệnh: - Phòng hok đặc hiệu: vệ sinh ăn uống và các biện pháp như phòng các bệnh đường ruột khác, đặc biệt chú ý khi có dịch viêm dạ dày ruột ở trẻ em. - Phòng đặc hiệu: Hiện nay người ta đã nghiên cứư sản xuất vacxin uống cho trẻ sơ sinh. Câu 23/ Trình bày khả năng gây bệnh của Salmonella? Nêu nguyên tắc phòng bệnh?• Các Salmonella gây bệnh thương hàn: Bao gồm S.typhi và S.paratyphi A,B,C gây bệnh thương hàn ở ngươờ. Samonella xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hoá, vào niêm mạc ruột non rồi đến hẹ thống bạch huyết, sinh sản nhanh ở đây rồi vào máu, theo máu đến 1 số cơ quan trong cơ thể. Sau khi qua gan, Salmonella theo đường dẫ mật vào ruột và được đào thải ra ngoài theo phân. Hoặc từ máu, Salmonella đến thận và đc đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Samonella gây hoại tử, chảy máu và có thể dẫn đến thủng ruột. Nội độc tố của VK tác động lên thanà kinh gây sốt ly bì, nhưng nhịp tim giảm ( mạch và nhiệt độ phân ly), huyết áp giảm. • Các Salmonella gaya bệnh viên dạ dày, ruột ( nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn): Các Serotyp thường gặp là S.typhi mủium, S.enteritidis. Nguồn truyền nhiễm thường là các thức ăn nhiễm khuanả ( chủ yếu là các thức ăn đã chế biến). Sau vài giờ VK xâm nhập vào đường tiêu hoá thì các triệu chứng cấp tính xuất hiện: nôn, ỉa chảy. Các dấu hiệu lâm sàng chủ yếu do nội độc tố gây ra. Các Salmonella lan tràn từ dạ dày đến ruột mà chủ yếu là đại tràng. Không bao giờ VK xâm nhập vào máu. Các Salmonella này chủ yếu gây bệnh ở động vật, người chỉ bị mắc bệnh khi nhiễm vào cơ thể một lượng lớn VK. Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn thường gặp nhiều hơn bệnh thương hàn. Câu 24/ Trình bày khả năng gây bệnh của Shigella? Nêu nguyên tắc phòng bệnh.• Khả năng gây bệnh: Shigella chỉ gaya bệnh cho người và khỉ. Trực khuẩn xâm nhập vào cơ thể bằng đường tiêu hoá đến cư trú và sinh sản rất nhanh ở niêm mạc đại tràng, giải phóng ra độc tố gây những dấu hiệu đặc trưng của bệnh lỵ: viêm loát, hoại tử, xuất huyết và xuất tiết tại chỗ nên thường có nhầy và máu. Ngoại độc tố với thần kinh trung ương có thể gây ra viêm màng não và hôn mê. Sau khi khỏi bệnh, trong máu bệnh nhân có kháng thể nhưng kháng thể này ít có hiệu lực bảo vệ. • Nguyên tắc phòng bệnh: - Phòng bệnh bằng vacxin chưa có kết quả tốt. - Giải độc tố có kết quả nhưng chủ yếu với Sh.Shiga. - Phòng bệnh không đặc hiệu giống như các trực khuẩn đường ruột khác: vệ sinh ăn uống, tiêu diệt ruồi nhặng, Câu 25/ Trình bày khả năng gây bệnh và cơ chế gây bệnh của phẩy khuẩn tả? Nêu nguyên tắc phòng bệnh?• Khả năng gây bệnh và cơ chế gây bệnh của phẩy khuẩn tả: VK xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hoá. Chúng chỉ có thể vượt qua dạ dày ở người mà độ axit của dịch vị bị giảm hoặc matá ( do cắt dạ dày, do tính chất của thức ăn). Thời gian ủ bệnh ngắn, có thể 1 vài ngày. VK phát triển ở ruột non gây viêm ruột cấp, đồng thời độc tố ruột LT (Labile Enterotoxin) được tiết ra. LT gắn vào thụ thể phù hợp trên màng tế bào niêm mạc ruột non làm hoạt hoá men adenylatcyclase dẫn đến tăng quá nhiều APM vòng, làm cho tế bào niêm mạc ruột giảm hấp thu NA+, tiết quá nhiều nước và Cl- gây ỉa chảy nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ chết vì mất nước và điện giải. • Nguyên tắc phòng bệnh: - Phòng đặc hiệu: trước dây ng` ta đã dùng Vacxin chết, đưa vào cơ thể bằng đường tiêm. Hiệu lực bảo vệ của vacxin này hok cao. Hiện nay đang nghiên cứu việc đưa vào sử dụng 1 Vacxin uống nhằm kíck thích cơ thể đáp ứng miễn dịch tiết tại ruột. - Phòng bệnh không đặc hiệu: áp dụng các biện pháp tích cực như phát hiện sớm và cách ly triệt để bệnh nhân, xử lý chất thải bỏ, vệ sinh ăn uống đặ biệt khi có dịch, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh hoàn cảnh, tiêu diệt ruồi nhặng. Câu 26/ Trình bày khả năng gây bệnh và cơ chế gaya bệnh của trực khuẩn bạch hầu? Nêu nguyên tắc phòng bệnh? • Khả năng gây bệnh và cơ chế gây bệnh của trực khuẩn bạch hầu: Trực khuẩn bạch hầu xâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp và cư trú ở phần trên đường hô hấp mà thường gặp nhất là vùng hầu họng. Trực khuẩn phát triển ở đó tạo ra màng giả, màng giả có thể lan xuống thanh quản gaya bệnh nên bạch hầu thanh quản. Ngoại độc tố bạch hầu được tiết ra thấm vào máu gây nhiễm độc toàn thân, đặc biệt các cơ quan bị tổn thương nặng là tim, thần kinh ngoại biên, thận, gan. Giữa 3typ của trực khuẩn có sự khác nhau về khả năng gây bệnh: Typ Gravis thừong gây bệnh dịch lớn, Typ Mitis thường gây dịch tản phát nhưng tồn tại dai dẳng. Bệnh bạch hầu thường gặp ở trẻ em. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể thu đc miễn dịch. • Nguyên tắc phòng bệnh: Phòng bệnh đặc hiệu bằng cách tiêm Vacxin bạch hầu cho trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Khi có bệnh phải phát hienẹ sớm và cách ly triệt để bệnh nhân, khi xảy ra dịch phải dập tắt ổ dịch kịp thời. Câu 27/ TRình bày khả năng gây bệnh và cơ chế gây bệnh của trực khuẩn uốn ván? Nêu nguyên tắc phòng và điều trị dự phòng bệnh uốn ván?• Khả năng gây bệnh: - Gây bệnh cho động vật: trực khuẩn uốn ván sống hoại sinh trong ruột người, bò và 1 số động vật nhai lại khác. Nó sống lâu trong đất, đặc biệt là đất ẩm ướt. Trực khuẩn uốn ván thường gây bệnh cho các loại động vật có vú như bò, ngựa, cừu, chó, mèo và 1 số động vật nhỏ như thỏ,chuột lang, chuột nhắt. - Gây bệnh cho người: bệnh uốn ván ở người là 1 hiện tượng nhiễm độc tố gây nên bởi sự xuyên qua tổ chức. Thời gian ủ bệnh từ 5-10ngày, đôi khi lâu hơn. Triệu chứng đầu tiên là đau và căng cơ ở nơi bị tổn thương. dấu hiệu này bệnh nhân thường bỏ qua. Sau đó, triệu chứng xuất hiện rõ rệt. Đầu tiên là cứng hàm do cơ nhai bị co cứng, sau đó là tới cơ mặt. Vì vậy bệnh nhân há mồm khó, các cơ mặt co kéo làm cho nét mặt bệnh nhân thay đổi hẳn. Tiếp đến là tổn thương các cơ gáy, cơ lưng, cơ thành ngực, cơ bụng và các cơ chi làm cho lưng và cổ bệnh nhân bị uốn cong, thân chỉ tiếp xúc với giường bởi gót chân, đầu và mong khi lên cơn; vì vậy gọi là bệnh uốn ván. Giai đoạn cuối của bệnh, sự co thắt cơ lan rộng ra co bụng và cơ hoành làm cho bệnh nhân nuốt và thở khó khăn, chức năng hô hấp và tuần hoàn bị rối loạn. Triệu chứng co giật có thể xảy ra ở những nhóm cơ khác nhau, có khi dẫ đến đứt cơ và sai khớp xương. Những cơn co giật như vậy làm bệnh nhân vô cùng đau đớn. Bệnh nhân thường chết trong tình trạng suy hô hấp cấp tính. Độc tố thần kinh cũng làm cho nhiệt độ bệnh nhân tăng cao, có khi lên đến 410C, mạch nhanh từ 150- 180 lần/phút, huyết áp giảm, nhịp thở nhanh và nông. Ngoài ra còn thấy thay đổi 1 số thành phần trong máu như Kali giảm, đường huyết tăng, gây mất thăng bằng kiềm –toan trong cơ thể. • Nguyên tắc phòng: - Vệ sinh môi trường, nhất là xử lý phân gia súc là rất quan trọng vì đây là nguồn làm ô nhiễm môi trường. - Tiêm Vacxin phòng cho phụ nữ có thai và trẻ em. * Nguyên tắc điều trị dự phòng: - Những trường hợp vết thương có khả năng nhiễm trực khuẩn uốn ván cần phái xử lý ngoại khoa cẩn thận như rửa sạch vết thương, rạch rộng, cắt lọc các tổ chức bị dập nát, và tiêm kháng huyết thanh chống Uốn ván (SAT). - Tiêm Vacxin giải độc tố, dùng kháng sinh diệt VK. Câu 28/ Trình bày khả năng gây bệnh của xoắn khuẩn giang mai? Nêu nguyên tắc phòng bệnh? • Khả năng gây bệnh cho người: Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể chủ yếu do tiếp xúc qua đường sinh dục. Có thể lây qua đường niêm mạc mắt, miệng và da bị xây xát. Trường hợp này rất hiếm. Bệnh diễn biến qua 3 thời kỳ: - Giang mai thời kỳ 1: từ 10-90 ngày sau khi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Bệnh tích chủ yếu là 1 vết loét (chancre) ở bộ phận sinh dục. Vết loét không ngứa, hok đau, loét mông và chân cứng, kèm theo có hạch rắn ở vùng lân cận. Trong dịch tiết của vết loét và trong dịch hạch có nhiều xoắn khuẩn. Giai đoạn này lây mạnh nhất. Dù có đieuè trị hay không thì vết loét cũng khỏi và không để lại sẹo. từ hạch bạch huyết, xoắn khuẩn vào máu. [...].. .- Giang mai thời kỳ 2: từ 2 -1 2 tuần sau khi có săng Triệu chứng biểu hiện đa dạng: có thể nhức đầu, rụng tóc, sốt nhẹ nhưng điển hình là các nốt hồng ban cở ở 1 chỗ trên da hay toàn thân, nhiều nhất là ở cổ Các nốt này xuất hiện nhiều lâầ và lại khỏi không để lại dấu vết gì Trong nốt hòng ban có rất ít xoắn khuẩn song vẫn còn lây lan mạnh Một số bệnh nhân có thể chuyển sang gian đoạn 3 - Giang . Đề cương vi sinh vật - phần 4 Câu 19/ + Câu 20/ So sánh cơ chế tác dụng và ứng dụng thực tế của các yếu tố khử trùng, tiệt trùng với kháng sinh? So sánh Tiệt trùng và khử trùng Kháng sinh. ít có kết quả. - Phương pháp phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, quần áo - vệ sinh ăn uống, đặc biệt là vệ sinh bệnh vi n để tránh nhiễm khuẩn bệnh vi n. Phải vô khuẩn. lệ tử vong cao. - Nhiễm độc thức ăn và vieme ruột cấp: Thường do ăn uống phải độc tố ruột của tụ cầu hoặc do tụ cầu vàng vốn cua trú chiếm ưu thế ở đường ruột. - Vi m phổi: Vi m phổi do tụ

Ngày đăng: 27/07/2014, 07:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w