1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SUY NHƯỢC THẦN KINH RỐI LOẠN PHÂN LY pdf

6 475 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 94,7 KB

Nội dung

SUY NHƯỢC THẦN KINH RỐI LOẠN PHÂN LY — Theo bảng phân loại bệnh tật quốc tế ICD -10, loạn thần kinh chức năng, các rối loạn có liên quan đến stress và dạng cơ thể được mang mã số F4 gồm nhiều hội chứng bệnh lý như: rối loạn lo âu và ám ảnh, các rối loạn dạng cơ thể, rối loạn phân ly và suy nhược thần kinh. — Suy nhược thần kinh là một hội chứng bệnh lý do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ gây nên. 1.2. Nguyên nhân — Do yếu tố chấn thương tâm lý cấp hay mạn tính gây nên bệnh suy nhược thần kinh. — Hội chứng suy nhược thần kinh thường gặp sau các bệnh thực thể như chấn thương sọ não, vữa xơ động mạch não, thiểu năng tuần hoàn não và một số bệnh nội khoa. 1.3. Cơ chế bệnh sinh — Theo I. P. Paplov, hưng phấn và ức chế là hai quá trình hoạt động của vỏ não, khi quá căng thẳng quá trình hưng phấn hay ức chế hoặc quá căng thẳng tính linh hoạt của hai quá trình hưng phấn và ức chế đều gây trạng thái loạn thần kinh chức năng. — Bệnh suy nhược thần kinh thường xuất hiện ở những người có loại hình thần kinh trung gian không thăng bằng, còn rối loạn phân ly hay xuất hiện ở người có loại hình thần kinh nghệ sĩ và thần kinh yếu. 2. Suy nhược thần kinh 2.1. Triệu chứng lâm sàng suy nhược thần kinh — Mệt mỏi dai dẳng, tăng lên sau một căng thẳng trí óc. — Suy yếu nhanh chóng và mất sức sau một cố gắng về thể lực. — Có cảm giác đau mỏi cơ, chóng mặt, đau căng đầu. — Rối loạn giấc ngủ, giảm trí nhớ, tính tình thay đổi hay cáu gắt. — Các triệu chứng trên kéo dài trên 3 tháng, nghỉ ngơi thư giãn đỡ ít. — Điện não (EEG): giảm biên độ và chỉ số nhịp alpha (điện não đồ dẹt). 2.2. Chẩn đoán — Bệnh suy nhược thần kinh: + Có yếu tố chấn thương tâm lý cấp hoặc mạn tính. + Có các triệu chứng lâm sàng kể trên. + Các triệu chứng kéo dài trên 3 tháng, nghỉ ngơi thư giãn đỡ ít. + Điện não đồ: giảm biên độ và chỉ số nhịp alpha. — Hội chứng suy nhược thần kinh: + Không có yếu tố chấn thương tâm lý. + Các triệu chứng lâm sàng suy nhược thần kinh xảy ra sau một số bệnh nội, ngoại khoa, thời gian chỉ kéo dài một vài tuần, nghỉ ngơi thư giãn đỡ nhiều và hết. 2.3. Điều trị cụ thể — Giải quyết và loại trừ căn nguyên tâm lý. — Tâm lý liệu pháp, luyện tập thư giãn dựa trên cơ chế tự kỷ ám thị. — Tăng cường thể dục liệu pháp. — Đặt viên từ trên các huyệt loa tai. — Dùng dòng điện một chiều, kích thích tần số thấp qua da. — Dùng thuốc: + Tăng cường tuần hoàn não và dinh dưỡng tế bào não: tanakan x 3 viên/ngày chia 3 lần, uống sáng, chiều, tối. arcalion x 2 viên/ngày uống sau khi ăn sáng, hay Asthenal 2 viên/ngày uống sau ăn sáng. + Giảm đau: analgin 0,5 x 2 viên/ngày, uống sau ăn trưa và tối, hay efferalgan codein x 2 viên/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống sáng, chiều. + An thần: seduxen 5mg x 1 - 2 viên/ngày uống tối, hay rotunda 30mg x 2 viên/ngày, uống tối. + Vitamin nhóm B: nevramin x 2 viên/ngày uống sáng, chiều, hay vitamin 3B uống 2 viên/ngày. + Y học cổ truyền: tâm sen, lá vông, lạc tiên, củ bình vôi, viên tủng hoàn, châm cứu, xoa bóp… — Chú ý nâng cao thể trạng, tăng cường ăn uống dinh dưỡng cho bệnh nhân. 3. Rối loạn phân ly 3.1. Khái niệm Rối loạn phân ly là biểu hiện sự mất hoà hợp một phần hay toàn phần giữa các triệu chứng và tổn thương thực thể; giữa sự kiểm soát có ý thức của bệnh nhân với các triệu chứng vận động, cảm giác, giác quan. Các rối loạn này có thể thay đổi theo vị trí và thời gian. 3.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh Hiện nay cũng chưa rõ ràng, rối loạn phân ly có nguồn gốc tâm sinh lý, kết hợp chặt chẽ với sang chấn tâm lý và căng thẳng thần kinh. Rối loạn tâm ly thường gặp ở người trẻ, đặc biệt là nữ giới, ở những người có loại hình thần kinh nghệ sĩ và có nhân cách dễ bị ám thị. 3.3. Các thể lâm sàng thường gặp — Thể sững sờ phân ly: bệnh nhân nằm hoặc ngồi bất động, không đáp ứng với các kích thích bên ngoài (như ánh sáng, tiếng động), hai mắt vẫn mở hoặc nhắm nghiền hoặc chớp chớp. — Thể rối loạn phân ly vận động và cảm giác: bệnh nhân không bị bại hoặc liệt hoặc mất cảm giác, mà chỉ biểu hiện trở ngại vận động một chi thể hoặc nửa người, không có rối loạn phản xạ gân xương và phản xạ bệnh lý bó tháp. Triệu chứng liệt thay đổi từng lúc, phụ thuộc vào tâm lý của bệnh nhân và tác động của thầy thuốc. Rối loạn cảm giác không phù hợp với sự chi phối của rễ, dây thần kinh hoặc đường dẫn truyền. — Thể co giật phân ly: xuất hiện từ từ, không mất ý thức, không rõ giai đoạn, càng đông người đến xem càng giẫy đạp mạnh. Cơn điển hình bệnh nhân ưỡn cong người, mặt đỏ, mắt lim dim. Cần chẩn đoán phân biệt với cơn co giật động kinh. — Các thể rối phân ly giác quan: như rối loạn thị giác, thính giác, khứu giác. 3.4. Điều trị rối loạn phân ly — Chủ yếu dùng các biện pháp tâm lý: áp dụng các biện pháp tâm lý tuỳ từng bệnh nhân, hoàn cảnh và điều kiện. — Khôi phục lại thăng bằng quá trình hưng phấn và ức chế của vỏ não như thư giãn, thôi miên, dưỡng sinh, xem văn nghệ, tham quan, du lịch… — Dùng các biện pháp kết hợp giữa Đông và Tây y như giảm đau, châm cứu, bấm huyệt… — Chú ý động viên bệnh nhân ăn uống nâng cao thể trạng, dùng các thuốc vitamin và thuốc dinh dưỡng bảo vệ tế bào não. . chứng bệnh lý như: rối loạn lo âu và ám ảnh, các rối loạn dạng cơ thể, rối loạn phân ly và suy nhược thần kinh. — Suy nhược thần kinh là một hội chứng bệnh lý do những rối loạn chức năng vỏ. SUY NHƯỢC THẦN KINH RỐI LOẠN PHÂN LY — Theo bảng phân loại bệnh tật quốc tế ICD -10, loạn thần kinh chức năng, các rối loạn có liên quan đến stress và dạng. đều gây trạng thái loạn thần kinh chức năng. — Bệnh suy nhược thần kinh thường xuất hiện ở những người có loại hình thần kinh trung gian không thăng bằng, còn rối loạn phân ly hay xuất hiện

Ngày đăng: 27/07/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w