Suy nhuoc than kinh

3 573 2
Suy nhuoc than kinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SUY NHƯỢC THẦN KINH - ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG TRÁNH Bs Cao Hữu Châu Phó GĐ TTYT huyện Đăk Mil Trước tiên cần phải phân biệt là suy nhược thần kinh không phải là suy nhược tâm thần, hiểu đơn giản là suy nhược tâm thần nặng nề hơn suy nhược thần kinh (SNTK) rất nhiều. Suy nhược thần kinh là trạng thái loạn thần kinh phổ biến nhất, chiếm đến 60%-70% số lượt khám bệnh tại các khoa thần kinh và tâm thần, với các lí do đi khám bệnh như suy nhược, đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi đầu óc,…Bệnh thường gặp ở những người lao động trí óc hơn là những người lao động chân tay. Tuổi thường thấy bị bệnh lý này từ 18 đến 45, khi mà cuộc sống vẫn còn nhiều việc để đấu tranh & phấn đấu. Nguyên nhân tâm lý nhất là tình trạng căng thẳng (stress) quá mức làm mất thăng bằng hai quá trình hưng phấn và ức chế hoặc làm đồng tăng thêm hoặc đồng giảm đi các quá trình này dẫn đến suy nhược thần kinh. Các nguyên nhân thường dẫn đến căng thẳng quá mức như: * Cuộc sống khó khăn, mâu thuẫn gia đình kéo dài, thất bại trong học tập, công việc,… * Cố gắng kiềm chế tình cảm quá mức để không thể hiện ra ngoài những ý nghĩ, mong muốn & tình cảm chân thực của bản thân. * Do tính chất nghề nghiệp như các công việc cần phải thay đổi cảm xúc thường xuyên trong một thời gian rất ngắn như các kịch sĩ, nghệ sĩ, diễn viên, . Trong những nguyên nhân tâm lý người ta thường nói đến cụm từ “giọt nước tràn ly” để biểu thị cho tình trạng quá tải chịu đựng này. Có những người có “cái ly nhỏ”, có những người có “cái ly to” cho nên không biết ai khi nào thì bệnh lý xảy ra. Tuy nhiên, hãy trang bị cho mình một “cái ly to hơn” hoặc nếu có bị tình trạng “giọt nước tràn ly” thì chỉ nên tràn các giọt nước thừa thôi chứ đừng đập đỗ cả cái ly .! Sức khoẻ chung của cơ thể là yếu tố thuận lợi để bộc phát SNTK. Người ta nhận thấy những người có các bệnh lý mạn tính hoặc tình trạng sức khoẻ chung sa sút hoặc mang những mặc cảm về các bệnh lý bẩm sinh, khiếm khuyết ngoại hình cơ thể thường xuất hiện SNTK hơn những người có sức khoẻ chung “hoàn hảo” hơn. Loại hình thần kinh, nhân cách, thói quen sống cũng là những yếu tố liên quan đến SNTK nói riêng và những bệnh tâm thần kinh nói chung. Theo Kreinder thì trong 100 người mắc bệnh thần kinh thì có 63 người loại hình thần kinh trung gian, 25 người có loại hình thần kinh yếu và chỉ có 12 người loại hình thần kinh mạnh mẽ. Hầu hết các trạng thái SNTK đều thể hiện bằng các triệu chứng toàn thân như: • Trạng thái dễ bị kích thích do suy nhược cơ thể: Ngưòi bệnh trở nên rất dễ cáu gắt, la hét, quát tháo cho dù những nguyên nhân rất nhỏ nhặt. Song song đó, người bệnh vẫn nhận biết được việc cáu gắt đó là không đúng nhưng không thể kiểm soát được và họ bị quấn vào vòng quẩn căng thẳng. Do tính cảm thụ của các giác quan trong cơ thể gia tăng nên họ có thể bực tức với cả tiếng nô đùa của trẻ con, mùi nước xịt phòng, ánh sáng đèn chói chang hoặc vị chua của bát canh, .Một biểu hiện khác của trạng thái dễ bị kích động là người bệnh thường mau nước mắt khi xem một bộ phim tình cảm hay nghe một chuyện kể bi thương nào đó. Rối loạn chức năng tình dục cũng thường xảy ra. Thể trạng toàn thân thì mệt mỏi, khí sắc sụt giảm, trí nhớ suy yếu và khó tập trung giải quyết công việc. Nếu không tách hẳn với nguyên do gây bệnh hoặc không được quan tâm điều trị đúng mức, SNTK ngày càng trầm trọng và có thể dẫn đến những bệnh lý tâm thần khác. • Đau đầu là triệu chứng cũng thường thấy: Người bệnh có cảm giác nặng nề ở đầu, nhức buốt hai hốc mắt (có thể kèm theo tình trạng tăng độ cận thị, .). Chứng nhức đầu gia tăng khi nghỉ ngơi hoặc khi ngồi không hoặc khi chưa có một giải pháp cụ thể nào cho khó khăn đang đối mặt. Vị trí đau thường khu trú ở trán và có thể hai bên thái dương. Đau đầu có thể xuất hiện ngay khi thức dậy vào buổi sáng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc trong ngày và làm gia tăng tình trạng suy nhược nếu không được điều trị kịp thời và đúng mức. • Rối loạn giấc ngủ: thường xuyên xảy ra với các hình thức như thường xuất hiện mộng mị, ác mộng, ngủ vật vờ, khó ngủ, ngủ nông cạn, ngủ ngắn, dễ thức giấc do bất kỳ nguyên nhân gì và không tài nào ngủ trở lại được, . Ảnh hưởng của việc rối loạn giấc ngủ làm trầm trọng hơn tình trạng sức khỏe toàn thân và ảnh hưởng đến hiệu suất công việc làm gia tăng vòng xoáy của SNTK. Các triệu chứng khác có thể xảy ra tuỳ mỗi cá thể như: • Rối loạn cảm giác, tri giác và vận động như chóng mặt, ù tai, dị cảm kiến bò, kim châm, tê chân tay, run giật cơ (nhất là ở mắt và mặt), gia tăng phản xạ gân cơ. • Các triệu chứng tâm thần nhẹ như gia tăng nhịp tim, hồi hộp, đánh trống ngực, đau sau vùng xương ức, cảm giác ngột ngạt, thở gấp cũng thường xảy ra, nhất là khi có những tác động không mong muốn. • Rối loạn tiêu hoá như tiêu chảy, táo bón, nôn ợ, đầy hơi, khó tiêu, .xảy ra như là hậu quả của rối loạn nhu động bình thường của dạ dày ruột. • Rối loạn cảm xúc, ý chí và trí năng thể hiện bằng các biểu hiện mất tập trung, suy nghĩ kém linh hoạt và thậm chí rối loạn ngôn ngữ, định kiến, ám ảnh, . nhưng không có thay đổi hành vi thuộc nhân cách. SNTK là một rối loạn chức năng, có nghĩa là không có những tổn thương thực thể ở não bộ, nên dự hậu tốt. Việc hồi phục hoàn toàn và có thể để lại di chứng hay không tuỳ thuộc vào các yếu tố như chất lượng điều trị, yếu tố cơ địa, hoàn cảnh chấn thương tâm lý, mức độ trầm trọng của bệnh và bệnh có được điều trị sớm hay không. Liệu pháp tâm lý là phương pháp cơ bản trong điều trị bệnh cảnh này. Mục đích của điều trị tâm lý là làm cho bệnh nhân lấy lại lòng tin vào cuộc sống vào những việc đang làm và vào quan hệ gia đình, xã hội nhưng trước tiên là làm cho bệnh nhân tin tưởng và hợp tác tham gia điều trị. Bệnh nhân cần được giải thích cặn kẽ về việc tại sao phải điều trị, mục đích và phương pháp điều trị cũng như chỉ ra cho bệnh nhân thấy được tiến triển khả quan của việc điều trị, đồng thời cả hai phía bệnh nhân và bác sỹ phải tạo lập được mối quan hệ tốt đẹp, khéo léo. Sự tham gia của các thành viên khác trong gia đình cũng được xem là yếu tố không thể thiếu trong điều trị tâm lý. Không được dùng liệu pháp thôi miên vì có thể làm gia tăng tính ám thị của người bệnh và làm mất tính đấu tranh tích cực với bệnh tật. Trong một số trường hợp cần thiết phải thay đổi môi trường sống hoặc/ và môi trường làm việc. Vấn đề phòng bệnh: Không phải là ngày một ngày hai. Ngoài việc cho ăn cho học, tiêm chủng bệnh tật đầy đủ, giường như thói quen miễn dịch tinh thần cho trẻ chưa được quan tâm chú ý. Cách dạy dỗ con cái, những mối bất hoà trong gia đình, cách cư xử gây mâu thuẩn trong tâm hồn trẻ thơ sẽ là tiền đề để hình thành nhân cách không vững vàng dễ gây ra các bệnh tâm lý./. . suy nhược tâm thần, hiểu đơn giản là suy nhược tâm thần nặng nề hơn suy nhược thần kinh (SNTK) rất nhiều. Suy nhược thần kinh là trạng thái loạn thần kinh. SUY NHƯỢC THẦN KINH - ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG TRÁNH Bs Cao Hữu Châu Phó GĐ TTYT huyện Đăk Mil Trước tiên cần phải phân biệt là suy nhược thần kinh không

Ngày đăng: 13/09/2013, 02:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan