Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 41 CHƯƠNG IV : CÔNG ĐOẠN RÁP NỐI I. Ráp nối bằng phương pháp may: I.1. Bản chất mối liên kết may: Mối liên kết may được tạo thành do quá trình phối hợp giữa kim may, chỉ may và vật liệu may Trong quá trình tạo mũi may cũng như trong quá trình sử dụng sản phẩm may, các tác động cơ học lên đường may thường diễn ra rất phức tạp. Các lực tác dụng có thể là rất lớn gây phá hủy tức thời đường may và mối liên kết giữa các vòng chỉ may. Nhưng trong nhiều trường hợp, lại có giá trò nhỏ nhưng lặp lại nhiều lần và xen kẽ có giai đọan nghỉ ngắn, làm cho đường may bò suy yếu dần và sẽ bò phá hủy sau một thời gian sử dụng. Để đảm bảo mối liên kết, ghép nối các chi tiết của sản phẩm may, các đường may sau khi tạo thành phải đạt được một độ bền nhất đònh và tạo ra ứng suất đồng đều giữa các lớp vải tham gia liên kết. Ngoài ra, giữa độ bền đường may và độ bền của vải cần có một sự tương thích nhất đònh phụ thuộc vào đặc trưng kỹ thuật và yêu cầu sử dụng của từng sản phẩm. Với sản phẩm may may mặc thông dụng, để tăng thời gian sử dụng của sản phẩm, người tiêu dùng vẫn mong muốn chỉ bò đứt trước khi vải bò phá hủy, nghóa là khi thực hiện quá trình kéo đứt, đường may bò phá hủy trước vải may. Khi đó, độ bền đường may thường nhỏ hơn độ bền của vải. Với các sản phẩm sử dụng với mục tiêu kỹ thuật (một số sản phẩm chỉ sử dụng một lần như : kinh khí cầu, ô dù, xuồng phao, bình đựng nước và khí…), để tăng độ bền lâu của sản phẩm, yêu cầu độ bền đường may càng cao càng tốt, tương đương thậm chí lớn hơn độ bền của vải. Điều đó có nghóa là, khi thực hiện quá trình kéo đứt,vải và chỉ trên đường may bò đứt cùng một lúc. Để đánh giá sự tương thích về độ bền giữa vải và đường may, các nhà công nghệ thường sử dụng “ hệ số hiệu dụng đường may”, hệ số này đặc trưng cho tính hiệu quả của đường liên kết may, ký hiệu là Hs và được xác đònh theo công thức sau: Hs = Pdm Pv Trong đó, Pdm: độ bền kéo đứt của đường may; Pv: độ bền kéo đứt của vật liệu may Theo kết quả của một số công trình nghiên cứu, một đường may đạt yêu cầu về độ bền, là đường may có hệ số hiệu dụng đường may lớn hơn 0,8 Như vậy, với sản phẩm may mặc thông dụng, để đường may đạt yêu cầu về độ bền, hệ số hiệu dụng đường may phải đạt giá trò xấp xỉ 1. I.1.1. Cấu trúc và tính chất chỉ may, kim may : I.1.1.1. Chỉ may: Chỉ may là một bộ phận cấu thành đường may và được làm bằng nhiều chất liệu như bông, tơ tằm, các vật liệu nhân tạo….gồm nhiều sợi xoắn lại. Chỉ có 2 hướng xoắn là hướng xoắn phải (S) và hướng xoắn trái (Z ). Thông số chỉ may được đặc trưng bằng nhiều yếu tố, trong đó quan trọng là chi số chỉ, độ bền, độ đồng đều của sợi chỉ. Chỉ may được ký hiệu theo chi số bằng các phân số. Ví dụ: 120/2, 60/3, 20/3… . Trong đó, tử số biểu diễn độ mảnh của chỉ ( số mét chỉ có trong 1 gam chỉ) và mẫu số biểu diễn độ bền của chỉ (số sợi chập xe) Truong DH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 42 I.1.1.2. Kim may: Kim may là dụng cụ được dùng xuyên qua vải để liên kết các lớp vải bằng cách mang theo sợi chỉ may. Muốn thế, nó gồm có một lỗ kim qua đó có xỏ sợi chỉ. Đầu tiên, mũi kim được thiết kế để may những mũi liên tiếp. Nhưng sau đó, nó đã được sử dụng trong nhiều phạm vi của công nghiệp may. Với kim may tay, một đầu kim được xỏ chỉ và đầu kia được đẩy xuyên qua vải. Sau đó, kéo cả cây kim có mang chỉ xuyên qua hết các lớp vải tạo thành mũi may đơn giản. Còn trên máy may, nguyên lý có khác hơn. Kim không xuyên qua hết hoàn toàn lớp vải nhưng cho phép ta tạo được một vòng sợi dưới lớp vải. Tùy theo tính chất của vòng sợi này được giữ ra sao, người ta sẽ phân biệt các loại mũi may khác nhau. Nhưng để hiểu một vòng sợi được cấu tạo như thế nào, cần phải biết cấu tạo của kim may. - Mũi kim : được nghiên cứu phù hợp với các yêu cầu của vải. Các loại thông thường được sử dụng là: mũi kim đầu tròn bình thường, mũi kim đầu tròn trung bình, mũi kim đầu tròn đặc biệt - Lỗ kim: để xỏ chỉ qua. Bề rộng lỗ kim bằng ½ đường kính thân kim. Độ tinh chế của nó phụ thuộc vào cách gia công: hoặc phay, hoặc dập. - Chỗ phình: là nơi chủ yếu làm nguội cây kim. - Rãnh lớn: là rãnh khoét dài, cho phép sợi chỉ trượt tự do khi kim xuyên qua vải để may nối. - Rãnh nhỏ: bảo vệ sợi chỉ khi kim xuyên qua vải, có ảnh hưởng đến sự tạo vòng của sợi chỉ. - Chỗ khuyết: dùng để giữ lấy vòng sợi bằng móc. * Cách chọn kim: kim may được xác đònh theo loại máy may bởi ký hiệu, điều này được chỉ rõ trên các hộp kim. - Hệ kim : do nhà chế tạo qui đònh. - Dạng mũi kim. - Độ lớn của kim (1/100 mm) * Đặc tính quan trọng của kim: - Đường kính thân kim: cần phải được chọn phù hợp với loại vải may - Hình dạng mũi kim: có nhiều dạng mũi kim tròn bầu hoặc hơi tròn. * Trạng thái bề mặt: thông thường, kim được mạ niken hoặc crôm, bóng sáng. Có các loại kim với các bề mặt được gia công đặc biệt để hạn chế sinh nhiệt và thoát nhiệt. Gần đây, kim may được làm với lớp vỏ bọc bằng Titan giúp kim ít bò hao mòn và hư hại trong quá trình sử dụng. * Ký hiệu kim: gồm 2 phần - Lọai kim: được ký hiệu bằng cụm chữ hoặc số - Chi số kim: được ký hiệu bởi dấu # và 1 hoặc 2 con số. Chi số kim là số để xác đònh đường kính của thân kim. Hiện nay, có 2 hệ thông dụng ghi chi số kim là hệ quốc tế và hệ Anh + Với hệ quốc tế (đơn vò mét) : 1 đơn vò chi số kim =1/100 mm = 0,01mm. Vậy để tính đường kính thân kim, ta lấy chi số kim nhân cho 0,01mm. Ví dụ: kim DB x 1#80 là loại kim DBx1, đường kính thân kim = 0,8 mm. + Với hệ Anh: 1 đơn vò chi số kim =1/400 inch = 2,54/400 = 0,0635mm. Vậy để tính đường kính thân kim, ta lấy chi số kim nhân cho 0,0635mm. Ví dụ: kim UY 128#14 là loại kim UY128, đường kính thân kim = 14 x 0,0635 = 0,89mm. Truong DH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 43 Một số loại kim thường dùng: STT Ký hiệu kim Loại thiết bò sử dụng Ghi chú 1. DB x 1 # 9~18 Máy may bằng 1 kim 2. DB x K5 Z Máy thêu vi tính 3. DB x K5 Máy thêu thường 4. DP x 5J # 11~14 Máy thùa khuy 5. DP x 5 # 11~14 Máy thùa khuy 6. DA x 1 Máy may bằng 1 kim 7. DC x 1 Máy vắt sổ 3 chỉ 8. DM x 13 9. DC x 3 10. UY x 128 GAS Máy may cuốn viền 11. LQ x 5 12. RE x 1 13. TV x 7# 9~16 Máy 1 kim móc xích kép, máy KANSAI nhiều kim 14. DO 558 # 14~18 Máy thùa khuy đầu tròn 15. TQx 7 # 18 ~ 20 Máy đính cúc 16. TQ x1 # 14~20 Máy đính cúc Bảng phụ lục về kim: Số kim (A) 5 6 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Số kim (QT) 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100 105 110 12 0 Đ.kính thân kim 0,50 0,55 0,60 0,65 0,70 0,75 0,80 0,85 0,90 0,95 1,0 1,05 1,10 1,20 I.1.2. Mối quan hệ giữa kim - chỉ- vải . Để may các loại vải, người ta sử dụng các loại kim có đầu tròn dạng thông thường nhất. Kim có đầu để cắt chỉ dùng để may các loại vải da, vải giả da và các loại vải tương tự. Việc chọn đầu kim thích hợp phụ thuộc vào tính chất của vải( vải dệt thoi hay dệt kim), nguồn gốc ( sợi nhân tạo hay sợi tự nhiên) và yêu cầu đặt ra đối với đường may về độ bền và hình dáng. Hình dáng ở đầu kim hoàn toàn không quan trọng đối với trở kháng của vải may mà kim xuyên qua. Kim có đầu tròn không xuyên thủng vải mà bò sợi vải đẩy vào khoảng trống giữa các sợi vải. Do vậy, đầu kim càng phải to tròn khi sợi vải càng thô. Hầu hết các loại vải đều được may dễ dàng bằng kim có đầu tròn. Thông thường, các loại vải mà sợi dễ đứt như sợi tổng hợp phù hợp với kim đầu Truong DH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 44 bi cầu nhỏ SES. Các loại vải sợi đàn hồi có chứa các loại sợi cao su hoặc sợi đàn hồi yêu cầu kim có đầu bi tròn to hơn (SUK, SKL hoặc SKF). Các loại đầu kim này không hề đâm thủng sợi vải đàn hồi mà chui vào khe hở giữa 2 sợi vải. Cần lưu ý là khi ta sử dụng loại kim cỡ mảnh để may loại vải thô dày thì kim bò đẩy sang bên khá mạnh. Nếu kim bò đẩy về phía đầu vớt chỉ của thoi thì kim có thể gây ra lỗi ở mũi chỉ khâu. Do vậy, việc sử dụng kim đầu tròn, độ mảnh của kim cũng có giới hạn. Độ mảnh của kim (cỡ kim) và hình dáng đầu kim thích hợp trong các trường hợp khó may được xác đònh bằng thực nghiệm. Kim có đầu tròn nhọn chỉ được sử dụng trong trường hợp đặc biệt, chẳng hạn để may các đường may kín. Ở đây, kim đâm thủng sợi vải ở góc tiếp tuyến hoặc trong trường hợp đường may yêu cầu đặc biệt thẳng. ( chẳng hạn khi may cổ áo hoặc manchette). Lúc này, kim đầu tròn nhọn SPI đâm thủng sợi vải và tạo ra đường chỉ may gọn và thẳng tắp. Trong trường hợp này, phải chọn cỡ kim thật mảnh để hạn chế tối đa sợi vải bò làm đứt. Theo nguyên tắc chọn kim – chỉ – vải, chi số chỉ phải phù hợp với chi số sợi tạo vải và đường kính của kim. Khả năng may của một loại chỉ được đánh giá theo mức độ đứt của chỉ khi may. Vì vậy, khả năng may của một loại chỉ được xác đònh trong mối quan hệ trực tiếp với số lần đứt của chỉ khi may hoặc thời gian giữa hai lần đứt liên tiếp nhau khi may với tốc độ lớn nhất của máy. Dưới đây là bảng hướng dẫn chọn kim – chỉ – vải: Lọai vải Ví dụ sản phẩm Chi số kim Chi số chỉ Chỉ bông Chỉ Rayon Chỉ Nylon Chỉ tơ Chỉ gai VẢI DỆT THOI Mỏng o sơ mi, áo đầm 60-80 130- 140 Vừa Bộ complê, áo đầm,dạ hội 80-100 50- 60 Dày o khoác ngoài 100- 130 30- 36 Mật độ thấp Lụa, tơ tằm, micro- fibre 60-70 150- 200 140- 160 50-60 Mật độ trung bình Quần áo thể thao 70-90 130- 150 80- 100 40-50 Mật độ cao Đai lưng an toàn, lều, túi xách. 100- 160 60- 80 50-60 20-40 Denim Quần Jean, áo khoác. 120 - 140 20 - 40 VẢI DỆT KIM (hàng đan ) Mỏng Quần áo lót 60-65 80-100 Truong DH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 45 Lọai vải Ví dụ sản phẩm Chi số kim Chi số chỉ Chỉ bông Chỉ Rayon Chỉ Nylon Chỉ tơ Chỉ gai Trung bình o T - Shirts 65 - 75 60 - 80 Dày (to sợi) o sweat shirts 75-90 50-60 HÀNG THUN Mỏng Quần áo tắm 65-70 70-90 Vừa Quần áo lót phụ nữ 75-90 50-70 Dày Thiết bò y tế 80-100 30-50 DA Mỏng Găng tay 65-75 50-60 Trung bình Túi xách cầm tay 70-90 30-50 Dày Túi xách 90-180 20-30 HÀNG NYLON Mỏng, dày Giầy thể thao, mũ lưỡi trai 65-140 20-30 I.2. Tối ưu hóa quá trình công nghệ may: Việc xem xét qui trình may cần phải làm gì và thực hiện ra sao đòi hỏi một quá trình nghiên cứu nghiêm túc. Vấn đề trọng tâm ở đây là cần lựa chọn được những thao tác may sao cho tận dụng được công suất thiết bò, năng lực của công nhân, sử dụng hợp lý nguồn nguyên phụ liệu đã có I.2.1. Tính liên tục trong quá trình may: Trong quá trình phân chia lao động thành các nguyên công sản xuất, người ta thường tính toán để có thể xây dựng cấu trúc tối ưu của nguyên công bằng cách rút ngắn số lượng chuyển động lao động và cải tiến phương pháp thực hiện các thao tác, loại bỏ các thao tác thừa và giảm bớt những nguyên công phải thực hiện bằng tay. Để làm được điều này, cần xem xét việc phối hợp các động tác tay, chân và chuyển động của thân người, đôi khi còn xét cả đến việc bố trí đối tượng và phương tiện lao động sao cho hợp lý trong quá trình may. Làm tốt những điều này, chúng ta đã tạo ra được sự liên tục trong quá trình sản xuất, rút ngắn được thời gian may sản phẩm và đáp ứng tốt thời gian giao hàng. I.2.2. Chất lượng đường liên kết may: Các đường may trên sản phẩm cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Dạng đường may như tiêu chuẩn kỹ thuật đã qui đònh - Loại thiết bò cần sử dụng. - Mật độ mũi chỉ. - Khoảng cách giữa các đường may và khoảng cách từ đường may đến mép vải. - Sử dụng đúng các loại nguyên phụ liệu đã yêu cầu như : loại vải, khổ vải, màu sắc vải, chi số chỉ, màu sắc chỉ, … để đảm bảo được độ bền và thẩm mỹ của sản phâm. - Các đường may phải đảm bảo không thừa mũi, thiếu mũi, bỏ mũi, sùi chỉ,…. và lại mối chỉ đúng qui đònh. Truong DH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 46 - Không cho phép nối chỉ ở những đường may diễu, may mí trên bề mặt của sản phẩm I.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình công nghệ may. : Nguyên phụ liệu: cần sử dụng đúng, đủ và đáp ứng tốt các yêu cầu cơ, lý, hóa trong quá trình sản xuất sản phẩm. Các thiết bò cần sử dụng: đủ, đúng chủng loại và đảm bảo vận hành tốt trong suốt quá trình sản xuất. Yêu cầu lắp ráp các chi tiết sản phẩm: rõ ràng, chính xác và đủ ý nhằm phục vụ tốt quá trình sản xuất. Thời gian đònh mức cho các sản phẩm may cần được tính toán thật chính xác, phù hợp với khả năng của công nhân và yêu cầu của công nghệ sản xuất. Tay nghề và kỷ luật lao động của công nhân: cần được đào tạo và rèn luyện để đáp ứng tốt quá trình sản xuất. Độ phức tạp của sản phẩm may Điều kiện làm việc và tâm sinh lý của công nhân, khả năng tổ chức quản lý của cán bộ chuyền và cấp chất lượng của sản phẩm cũng là một yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm. II. Ráp nối bằng phương pháp không chỉ : Ngoài phương pháp ráp nối bằng chỉ kể trên, trong công nghiệp người ta còn sử dụng nhiều phương pháp không chỉ khác để tạo được các mối liên kết giữa các chi tiết sản phẩm may. Cụ thể là: - Công nghệ dán: dùng phụ gia (các loại keo) để liên kết các chi tiết. - Công nghệ hàn: dùng cho vật liệu tổng hợp hoặc vải tráng phủ (áo mưa). - Công nghệ tổng hợp: sử dụng 2 loại công nghệ liên kết trở lên để liên kết vật liệu như: công nghệ dập khuy ( sử dụng công nghệ cắt cơ khí với công nghệ hàn mép hoặc với công nghệ ráp nối bằng chỉ). II.1. Công nghệ dán : sử dụng phụ gia để tạo liên kết giữa các mảnh may II.1.1. Phân lọai mối liên kết bằng keo dán: Có 3 lọai - Phương pháp liên kết nối tiếp: trong sản phẩm, các đường liên kết tuần tự với nhau. - Phương pháp liên kết song song: các đường liên kết cùng thực hiện một lúc. - Phương pháp liên kết vừa nối tiếp, vừa song song. II.1.2. Các loại liên kết keo dán: - Màng keo - Tấm keo - Băng keo (3-6 mm) - Chỉ keo - Keo bột II.1.3. Các loại keo dán: - Keo dẻo nhiệt: để liên kết các chi tiết may. Keo dưới tác động của nhiệt, từ trạng thái dẻo cứng chuyển sang trạng thái dẻo chảy. Ở trạng thái này, keo có tính chất dính, dễ thâm nhập sâu vào bề mặt vải, tạo thành liên kết chặt với vải sau khi làm nguội. Truong DH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 47 - Keo cao su, polyetylen, polyamid, epocsi: dạp tuýp keo, bột keo, màng keo, chỉ keo. Với các loại keo này, khi cần dán sản phẩm, người ta dùng phương pháp quết bằng tay, bằng con lăn hoặc phun keo lên diện tích cần dán. Chỉ keo được quấn thành búp chỉ cho lên máy may, sau đó dùng nhiệt ép lại tạo nên độ dính ép trên sản phẩm. - Keo tấm: dán từng tấm, từng miếng lên chi tiết. II.1.4. Đặc điểm của quá trình công nghệ: quá trình bám dính xảy ra qua 2 giai đoạn - Giai đoạn 1: xảy ra trong sự di dời của các phân tử keo lên vật liệu ( hay còn gọi là sự khuyếch tán) - Giai đoạn 2: (giai đoạn hút dính) bằng các liên kết các phân tử ( liên kết các điện tích lại với nhau) và các liên kết hóa học. Trong đó, các liên kết hóa học thường lớn hơn các liên kết phân tử. II.1.5. Tính chất các đường liên kết: chất lượng mối liên kết bằng keo dán bao gồm các chỉ tiêu sau: - Độ bền: đánh giá độ bền trượt của mối liên kết. Độ bền bong tróc càng thấp, độ bền của mối liên kết càng cao. - Độ cứng: đánh giá bằng độ mềm mại của mối liên kết. Độ cứng càng nhỏ, độ độ mềm mại càng cao. Độ cứng của mối liên kết phụ thuộc bề dày, diện tích bề mặt của lớp keo, phụ thuộc vào tính chất của vải và kết cấu của mối liên kết đó. II.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình công nghệ dán: - Nhiệt độ: phụ thuộc vào từng loại keo và vật liệu. Vải càng mỏng, nhiệt độ ép dán càng thấp và ngược lại, vật liệu có tính dẫn nhiệt thấp thì nhiệt độ ép dán phải tăng - Thời gian gia nhiệt : cũng phụ thuộc vào từng loại keo và vật liệu. Nếu thời gian gia nhiệt quá thấp, keo chưa chuyển sang trạng thái dẻo chảy hoàn toàn và chưa bám dính vào vật liệu, sẽ giảm mối liên kết. Nếu gia nhiệt quá lâu: mối liên kết hằn sâu vào vải, giảm độ bền của mối liên kết. Thời gian gia nhiệt còn phụ thuộc vào phương pháp gia nhiệt (bên trong, 1 phía hay 2 phía). - Lực ép: làm tăng sự tiếp xúc của keo và vật liệu. Mỗi loại keo khác nhau có lực ép khác nhau. Nếu lực ép không đủ, sẽ giảm độ bền của mối liên kết. Nếu lực ép quá lớn, sẽ tạo ra vết bóng trên vật liệu. - Bề dày của lớp keo: bề dày lớp keo càng mỏng thì độ bền của mối liên kết càng tăng, với điều k iện lớp keo phủ toàn bộ bề mặt. Độ dày mỏng của lớp keo phụ thuộc vào bản chất hóa học, tính chất lưu biến, độ đậm đặc và lực ép khi cán keo. - Tính phân cực : phụ thuộc vào loại vật liệu có cực hay không để chọn loại keo có hoặc không phân cực. Tính phân cực của keo càng cao thì độ bền của mối liên kết cao càng tăng. Dẫn đến tăng khả năng bám dính của keo lên vật liệu, tạo độ nhám trên vải hoặc các lỗ trên vải, nhờ đó tăng độ tiếp xúc của keo trên bề mặt vật liệu. II.2. Công nghệ hàn: Đây là công nghệ sử dụng nhiệt độ để liên kết các mảnh may. Thường sử dụng đối với các lọai vật liệu tổng hợp, vật liệu tráng nhựa, vật liệu polyme II.2.1. Bản chất: theo lý thuyết khuyếch tán, khi vật liệu ở trạng thái dẻo, một phần mạch phân tử được khuyếch tán sang bên kia. Để phân tử khuyếch tán nhanh, đòi hỏi phải có thời gian, có nhiệt độ Truong DH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 48 và lực ép tác động lên vật liệu hành. Chất lượng của mối liên kết hàn phụ thuộc vào tính chất vật lý của vật liệu, phụ thuộc vào chế độ hành (thời gian, lực ép). Có 2 phương pháp hàn: hàn nội nhiệt và hàn ngoại nhiệt Để tăng chất lượng mối liên kết hàn, người ta thường bôi 1 chất dung môi mỏng lên vật liệu, làm tăng chuyển động của các phân tử trong quá trình hàn. II.2.2 Hàn nội nhiệt: sử dụng nhiệt lượng tự sinh ra trong lòng vật liệu và lực nén, thời gian để tạo liên kết hàn. Có 2 phương pháp hàn nội nhiệt được sử dụng là: - Hàn bằng điện cao tần: dưới tác dụng của dòng điện xoay chiều có tần số cao, sẽ tạo ra nhiệt lượng sinh ra trong lòng vật liệu có tính phân cực cao. Quá trình tạo nhiệt này làm cho vật liệu chuyển sang trạng thái nóng dẻo. Dưới tác dụng của lực ép, các chi tiết được liên kết chặt lại với nhau. Độ bền của mối liên kết hàn có thể lớn hơn độ bền của mối liên kết chỉ nếu quá trình hàn đạt thông số hàn tối ưu. Khi bề dày vật liệu tăng thì phải tăng công suất hàn và thời gian hàn. Cự ly giữa 2 điện cực tăng đến 70% bề dày của mối hàn sẽ làm tăng độ bền của mối liên kết hàn. Nếu vượt quá khoảng cách này, sẽ làm giảm độ bền của mối liên kết. - Hàn bằng siêu âm: dùng sóng siêu âm để tạo năng lượng nhiệt ngay trong lòng vật liệu (vật liệu tổng hợp), làm cho vật liệu nóng đến trạng thái dẻo. Dưới tác dụng của lực ép trong một thời gian nhất đònh, các chi tiết được liên kết chặt lại với nhau II.2.3. Hàn ngoại nhiệt: Bề mặt của vật liệu cần được làm nóng bằng mỏ hàn. Có 2 phương pháp hàn ngọai nhiệt: - Gia nhiệt bên trong: Khi gia công hàn bằng phương pháp này, người ta dùng mỏ hàn làm nóng dẻo 2 lớp vật liệu. Sau đó, sử dụng lực ép tác động vào cả 2 mặt vật liệu trong một thời gian nhất đònh. Các lớp vật liệu đã được liên kết lại với nhau - Gia nhiệt bên ngòai: Nhiệt độ và lực ép được đưa từ phía ngoài của các lớp vật liệu trong một thời gian nhất đònh. Vật liệu ép sẽ bò nóng dẻo và liên kết lại với nhau. Quá trình gia nhiệt bên trong thường có nhiệt độ nhỏ hơn gia nhiệt bên ngoài. II.2.4. Đặc điểm quá trình công nghệ: - Trong cùng một lực ép, nếu tăng thời gian hàn, sẽ tăng được độ bền của mối liên kết hàn. Nếu tiếp tục tăng thời gian, độ bền mối liên kết hàn sẽ giảm. t o p p Gia nhiệt bên trong Gia nhiệt bên ngoài P, t o P, t o Truong DH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007 49 - Thời gian hạn đònh phụ thuộc vào từng loại vật liệu và đặc điểm của mối hàn( bề rộng của mối hàn – thường từ 0,5 đến 0,6 giây cho 1 mối hàn) - Khi tăng lực ép, sẽ tăng được độ bền của mối hàn. Lúc này, thời gian phải giảm xuống để đảm bảo không cháy mối hàn. - Bề rộng của mối hàn càng tăng thì phải tăng lực ép để đảm bảo độ bền của mối liên kết. II.2.5. Tính chất các đường liên kết: - Ứùng dụng hàn siêu âm để hàn các vật liệu vải sợi tổng hợp hoặc pha tổng hợp, da nhân tạo, các màng mỏng tổng hợp, màng nhựa có bề dày từ 0,02-10mm. - Người ta cũng sử dụng công nghệ hàn với các vật liệu có tính dẫn nhiệt, dẫn điện thấp mà không thể liên kết bằng phương pháp khác được như vật liệu Polyetylen. II.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình công nghệ hàn. - Tần số dao động của đầu hàn : Tần số dao động của đầu hàn tăng thì độ bền của mối liên kết hàn tăng. - Công suất hàn: Khi vật liệu càng dày thì Công suất hàn càng phải tăng phụ thuộc vào từng loại vật liệu khác nhau. - Biên độ dao động của đầu hàn: khi tăng biên độ dao động của đầu hàn thì thời gian hàn sẽ giảm, tăng năng suất máy, tăng chất lượng của mối hàn. - Cự ly giữa đầu hàn và bệ đỡ: thông thường, cự ly này phải lớn hơn biên độ dao động và phải nhỏ hơn 75% bề dày của mối liên kết thì mới đảm bảo độ bền cao. - Thời gian hàn - Lực ép II.3. Công nghệ dập khuy : nhằm tạo đường liên kết mở trên sản phẩm. * Đặc điểm: tương tự như công nghệ đục lỗ cơ khí ở công đoạn cắt * Thiết bò: máy dập khuy, khuôn dập, dao đục lỗ, máy thùa, máy hàn nhiệt * Yêu cầu kỹ thuật: - Đường chém khuy phải sạch, đúng vò trí, đúng kích thước. - Dao dập cần lựa chọn phù hợp với kết cấu vật liệu của sản phẩm may. - Mép khuy phải cân đối,ø không bò sùi chỉ hay quăn mép. Truong DH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh . Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 20 07 41 CHƯƠNG IV : CÔNG ĐOẠN RÁP NỐI I. Ráp nối bằng phương pháp may: I.1. Bản chất mối liên kết may: . áo thể thao 7 0-9 0 13 0- 150 8 0- 100 4 0-5 0 Mật độ cao Đai lưng an toàn, lều, túi xách. 10 0- 160 6 0- 80 5 0-6 0 20 -4 0 Denim Quần Jean, áo khoác. 120 - 140 20 - 40 VẢI DỆT. áo đầm 6 0-8 0 13 0- 140 Vừa Bộ complê, áo đầm,dạ hội 8 0-1 00 5 0- 60 Dày o khoác ngoài 10 0- 130 3 0- 36 Mật độ thấp Lụa, tơ tằm, micro- fibre 6 0-7 0 15 0- 20 0 14 0- 160 5 0-6 0 Mật