1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĂN UỐNG CÓ KẾ HOẠCH pot

27 332 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 269,93 KB

Nội dung

ĂN UỐNG CÓ KẾ HOẠCH Mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn phải từ bỏ hoặc kiêng cữ tất cả các thức ăn mà bạn ưa thích. Do phần lớn thực phẩm chúng ta ăn vào được chuyển hóa thành glucose, cho nên ăn uống có kế hoạch là biện pháp chủ yếu để kiểm soát bệnh tiểu đường. Kế hoạch ăn uống nhằm các mục đích sau:  Đạt được và duy trì đường huyết ở trong mức bình thường (được chừng nào tốt chừng ấy) bằng cách ăn kiêng kết hợp với thể dục (vận động thân thể) và dùng thuốc tiểu đường (thuốc viên tiểu đường hay insulin)  Đạt được và duy trì số cân mong muốn  Duy trì huyết áp ở mức bình thường  Giữ cho số lượng các chất mỡ trong máu (cholesterol, HDL, LDL, Triglycerides) ở mức bình thường  Tăng cường sức khỏe chung. Bạn nên bàn chi tiết về kế hoạch ăn uống với chuyên viên dinh dưỡng. Họ sẽ giúp bạn thiết lập một kế hoạch ăn uống phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe, tình trạng kiểm soát đường huyết, các bệnh tật bạn có thể có cùng với bệnh tiểu đường cho đến cách nấu nướng thức ăn cho hợp khẩu vị của bạn. Kế hoạch ăn uống phải đáp ứng 3 vấn đề:  Ăn bao nhiêu.  Ăn món nào.  Ăn lúc nào. I. Ăn bao nhiêu A. Nhu cầu năng lượng: Nhu cầu năng lượng là số lượng thức ăn tính bằng calories cần thiết mỗi ngày. Nhu cầu năng lượng của người trưởng thành khác nhau tùy theo giới tính, tuổi tác, tạng người, mức độ hoạt động và ý muốn thay đổi số cân. Bác sĩ hay chuyên viên dinh dưỡng sẽ căn cứ trên cân nặng mong muốn và các yếu tố trên để tính ra nhu cầu năng lượng (số calories cần thiết hàng ngày) của bạn. (Bạn cũng có thể tự tính nhu cầu năng lượng của bạn theo cách tính tương đối đơn giản ở phần các bài đọc thêm). B. Phân phối hợp lý và cân đối số calories cần thiết hằng ngày trong các nhóm thức ăn có chứa các chất bổ dưỡng như carbohydrate (tinh bột, đường), chất đạm (protein) và chất béo (fat). Theo hướng dẫn mới nhất của Hiệp Hội Tiểu Đường Hoa Kỳ (ADA), cách phân phối sau đây là thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường:  Carbohydrates: từ 55% đến 60% số calories  Chất đạm: từ 12% đến 20% số calories  Chất béo: ít hơn 30% số calories. Để tiện việc, các chuyên viên dinh dưỡng đã thiết lập sẵn một số kế hoạch ăn uống mẫu gồm 2 yếu tố: nhu cầu năng lượng (calories) và số servings của các nhóm thức ăn (xem bảng dưới đây). Bạn có thể chọn một kế hoạch ăn uống gần đúng với nhu cầu năng lượng hiện nay của bạn để tìm ra số servings của các nhóm thức ăn bạn nên dùng mỗi ngày. Một số kế hoạch mẫu: Số lượng servings của các nhóm thức ăn tương ứng với nhu cần năng lượng. Nhóm thức ăn Nhu cầu năng lượng (calories/ngày) 1200 1500 1800 2000 2500 Nhóm tinh bột 5 7 8 9 11 Nhóm trái cây 3 3 4 4 6 Nhóm rau quả 2 2 3 4 5 Nhóm sữa 2 2 3 3 3 Nhóm thịt (đạm) 4 5 6 7 8 Nhóm chất béo 2 3 3 4 5 Serving là đơn vị chuẩn để hình dung một phần ăn của từng nhóm thực phẩm có số lượng calories gần bằng nhau chứa trong một dụng cụ đo lường như: cup, ounce, muỗng canh, muỗng cà phê (tùy nhóm). Ví dụ: Đối với nhóm tinh bột: Đối với nhóm trái cây: 1 serving = 1/2 cup cơm 1 serving = 1 cúp trái cây tươi = 1 lát bánh mì (1 ounce) = 1/2 cup nước trái cây = khoảng 80 calories = khoảng 60 calories Các dụng cụ đo lường: 1 cup = 240 mililít 1/2 cup = 120 mililít 1 muỗng canh = 15 mililít 1 muỗng cà phê = 5 mililít C. Phân phối hợp lý số servings của các nhóm thức ăn trong các bữa ăn chính và bữa ăn dặm Ví dụ: Kế hoạch ăn uống hằng ngày của một bệnh nhân có nhu cầu năng lượng 1500 calories Bữa ăn Tinh bột Đạm Rau quả Trái cây Sữa Chất béo Bữa sáng 1 1/2 - - 1 1 1 Bữa trưa 2 2 1 1 - 1 Ăn dặm 1 - - - - - Bữa tối 2 3 1 1 - 1 Ăn dặm 1/2 - - - 1 - II. Ăn món nào Mọi người trong chúng ta kể cả người bệnh tiểu đường, muốn có sức khỏe tốt phải ăn uống đầy đủ về cả 2 mặt số lượng và chất lượng. Các chuyên viên dinh dưỡng đã đưa ra một số hướng dẫn thiết thực giúp bệnh nhân tiểu đường có một chế độ ăn thích hợp. Tháp thực phẩm giúp ta hình dung được ngay một chế độ ăn lành mạnh. A. Tháp thực phẩm: Hiểu được ý nghĩa của tháp thực phẩm là bước đầu quan trọng của việc lựa chọn thức ăn, trong đó thực phẩm được chia ra làm 6 nhóm: 1. Nhóm tinh bột (cơm, bún, mì, ph ở, bánh mì ) 1 serving = 1/2 cup cơm = 1 oz bánh mì = khoảng 80 calories 2. Nhóm rau 1 serving = 1/2 cup rau luộc = 1/2 cup nước rau = 1 cup rau tươi = khoảng 25 calories. 3. Nhóm trái cây 1 serving = 1 cup trái cây tươi hay đóng hộp = 1/2 cup nước trái cây = 1/4 cup trái cây khô = khoảng 60 calories 4. Nhóm Sữa 1 serving = 1 cup sữa = khoảng 80 calories (skim milk) 5. Nhóm đạm gồm thịt, cá, đậu 1 serving = 1 ounce = 30 gram 1 serving th ịt không mỡ có khoảng 55 calories 1 serving th ịt mỡ vừa có khoảng 75 calories 1 serving th ịt nhiều mỡ có khoảng 100 calories 6. Nhóm chất béo 1 serving = 1 muỗng cà phê margarine = 1 muỗng cà phê dầu bắp = 1 muỗng cà phê mayonnaise = 1 muỗng canh dressing = khoảng 45 calories 1. Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau Thức ăn cần thay đổi để tránh sự nhàm chán và đem lại cho bạn nhiều chất bổ dưỡng cần thiết trong đó có các loại sinh tố và chất khoáng. Bạn nên dùng thức ăn trong các nhóm và chọn lựa thức ăn trong mỗi nhóm. Riêng đối với nhóm tinh bột (cơm, bún, mì, phở, bánh mì ) nhóm trái cây và nhóm sữa bạn nên giữ số servings ăn vào bằng nhau cho mỗi ngày. Các nhóm này chứa nhiều carbohydrate nên ảnh hưởng đến đường huyết. 2. Ăn nhiều rau trái và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc. Hai nhóm này nằm ở đáy tháp, có nghĩa là bạn có thể ăn nhiều hơn các nhóm khác. Các nhóm này chứa nhiều sinh tố, chất khoáng và chất xơ (fiber). Mặc dù không được hấp thu qua ruột, chất xơ rất cần thiết cho sự tiêu hóa. Bạn nên ăn từ 20 đến 35 gr chất xơ mỗi ngày. Chất xơ có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo lức, bắp rang, oat bran ), trong trái cây, rau quả và các loại đậu. Chất xơ còn có thể làm giảmï một số mỡ trong máu, chống táo bón và làm chậm sự hấp thu của đường sau bữa ăn. 3. Chọn các thức ăn có chứa ít chất béo, mỡ bão hòa và cholesterol. Các chất béo nguyên chất như dầu, margarine, bơ đều nằm trên chóp tháp, có nghĩa là bạn nên dùng ít trong toàn bộ khẩu phần hằng ngày. Các chất béo đông đặc ở nhiệt độ trong nhà (như mỡ động vật, shortening) chứa nhiều chất béo bão hòa có hại cho sức khỏe. Nên hạn chế một số thức ăn chứa nhiều cholesterol như tôm, cua, sò, ốc, lòng heo bò, da gà 4. Hạn chế đường. Các loại thức ăn chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt đều nằm trên chóp tháp có nghĩa là bạn nên dùng ít đi. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường cũng có thể dùng một ít thức ăn này và tính vào tổng số năng lượng cần thiết trong ngày. Các bạn không kiểm soát đước cân nặng và đường huyết của mình thì nên cân nhắc nhiều hơn mỗi khi dùng các loại thức ăn có chứa nhiều đường. Các bạn thích ăn ngọt có thể dùng các loại đường hóa học (Equal, Splenda ) để thay thế đường. 5. Bớt ăn muối. Thông thường chúng ta ăn nhiều muối hơn nhu cầu thực sự của cơ thể. Ăn mặn tăng nguy cơ cao huyết áp ở một số người. Bệnh này thường đi kèm với tiểu đường và nếu không kiểm soát tốt huyết áp sẽ tăng nguy cơ bị các biến chứng của hai bệnh này như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim Nên:  Bớt nêm muối khi nấu ăn và bớt dùng nước mắm, xì dầu trong khi ăn.  Tránh các thức ăn chế biến có chứa nhiều muối (như mắm, cá muối ). 6. Uống rượu có chừng mực [...]... nhự thức ăn nào có ít chất béo, ít calories hoặc ít muối 8 Theo đúng chế độ ăn đã đề ra Một khi đã có một kế hoạch ăn uống ổn định, phù hợp với tình trạng sức khỏe, tình trạng kiểm soát đường huyết và thói quen ăn uống của mình, nên tiếp tục tuân thủ Thay đổi kế hoạch ăn uống ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết Do đó mỗi khi có sự thay đổi, nên xem xét lại toàn bộ kế hoạch điều trị III Ăn lúc nào... bữa ăn, tốt nhất là 3 bữa ăn chính và từ 2 đến 3 bữa ăn dặm để tránh đường huyết lên quá cao khi no và xuống quá thấp khi đói Người bệnh tiểu đường cũng như người lành mạnh, nếu ăn uống điều độ đúng giờ sẽ thấy ngon miệng, thư thái và có nhiều năng lực hơn A Đối với bệnh nhân dùng thuốc viên Đường huyết có thể xuống rất thấp ở bệnh nhân tiểu đường uống thuốc viên khi họ bỏ qua một bữa ăn hay ăn trễ... bụng, bạn sẽ có khuynh hướng ăn nhiều hơn và sẽ gặp trở ngại trong kế hoạch giảm cân và kiểm soát đường huyết B Đối với bệnh nhân dùng insulin Bỏ qua một bữa ăn hay ăn trễ có thể đưa đến tình trạng tệ hại cho bệnh nhân tiểu đường dùng insulin Do đó bạn nên phân phối đều các bữa ăn trong ngày để cân bằng tác dụng của insulin Nên có một lần ăn dặm trước khi đi ngủ để phòng ngừa đường huyết xuống quá thấp... insulin Nên có một lần ăn dặm trước khi đi ngủ để phòng ngừa đường huyết xuống quá thấp trong đêm Những điều nên làm:  Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau  Hạn chế đường  Ăn nhiều chất xơ  Ăn ít muối  Ăn ít chất béo, nhất là mỡ động vật  Ăn lượng thức ăn vừa phải  Ăn các bữa ăn chính, ăn dặm đều đặn và đúng giờ giấc  Đọc kỹ các nhãn thực phẩm Recipe Steamed Flatfish with Ginger (6 servings) Stir-Fry...Nếu bạn uống rượu nên uống có chừng mực Qúi ông không nên uống quá 2 drinks mỗi ngày và quí bà không nên uống nhiều hơn 1 drink Một drink bằng 1 lon 12 oz bia hay một ly 5 oz rượu vang hoặc 1.5 oz ruợu mạnh 80 proof spirits 7 Đọc kỹ các nhãn thực phẩm Khi mua thức ăn chế biến hay đóng gói, nên đọc kỹ các nhãn thực phẩm Các chi tiết về dinh dưỡng sẽ giúp bạn tìm ra các thức ăn phù hợp với chế độ ăn kiêng... small pieces 2 Clean chives and cut into bite-size pieces (about 1 inch) 3 Cut tofu into ½ inch squares, clean well, and leave aside 4 Clean scallions, cut into ½ inch pieces 5 Place chicken soup into a pot, bring it to a boil, and add tofu and Shiitake mushroom for about 3 minutes Add chives and scallions and mix well for 1 minute Remove from heat, add ground pepper and serve while it's hot Note: You . số kế hoạch ăn uống mẫu gồm 2 yếu tố: nhu cầu năng lượng (calories) và số servings của các nhóm thức ăn (xem bảng dưới đây). Bạn có thể chọn một kế hoạch ăn uống gần đúng với nhu cầu năng. bạn có thể có cùng với bệnh tiểu đường cho đến cách nấu nướng thức ăn cho hợp khẩu vị của bạn. Kế hoạch ăn uống phải đáp ứng 3 vấn đề:  Ăn bao nhiêu.  Ăn món nào.  Ăn lúc nào. I. Ăn bao. số servings của các nhóm thức ăn trong các bữa ăn chính và bữa ăn dặm Ví dụ: Kế hoạch ăn uống hằng ngày của một bệnh nhân có nhu cầu năng lượng 1500 calories Bữa ăn Tinh bột Đạm Rau quả Trái

Ngày đăng: 27/07/2014, 01:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w