Vụ tập kích Sơn Tây Vụ tập kích Sơn Tây Written by lichsuvn.info Thursday, 01 May 2008 Tên sách: Vụ tập kích Sơn Tây Tác giả: BENJAMIN F. SCHEMMER Người dịch: Lê Trọng Bình - Lâm Hải Hồ Trích dịch từ nguyên bản tiếng Anh "The Raid" Nguồn: thuvien-ebook Lời giới thiệu Sau một thời gian ráo riết chuẩn bị, đế quốc Mỹ đã tuyển chọn, huấn luyện một lực lượng đặc biệt, dùng máy bay đưa bọn này tập kích vào một địa điểm ở Sơn Tây, miền Bắc Việt Nam - nơi mà chúng coi là trại giam - nhằm giải thoát một số tên giặc lái đã bị quân, dân ta bắt trong các cuộc ném bom, bắn phá đầy tội ác vào miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Kết quả cuối cùng là chúng đã tập kích vào một trại giam trống rỗng vì bọn giặc lái đã bị chuyển đi nơi khác. Để giúp các đồng chí trong lực lượng Công an nhân dân tìm hiểu quá trình chuẩn bị và tiến hành phi vụ tập kích này, Nhà xuất bản Công an nhân dân cho tái bản cuốn sách “Vụ tập kích Sơn Tây”([1]) do Benjamin F. Schemmer viết. Với các cương vị: là sĩ quan cao cấp của Lầu Năm Góc, chuyên viên nghiên cứu lịch sử quân sự Mỹ và là chủ bút tạp chí “The Armed Forces Journal”, tác giả đã dựa vào những tài liệu mà những người cầm đầu Nhà Trắng và Lầu Năm Góc coi là tuyệt mật, tổ chức cuộc tọa đàm và tiếp xúc với những người chỉ đạo thực hiện kế hoạch tập kích, để viết cuốn sách này. Cuốn sách này sẽ giúp bạn đọc thấy toàn bộ một âm mưu nham hiểm, xảo quyệt và liều lĩnh của kẻ địch nhưng lại được chuẩn bị rất công phu, rất khẩn trương từ ngày mở đầu kết hoạch 25-5-1970 đến kết thúc 21-11-1970. Qua những trang tư liệu bạn đọc có thể nhìn rõ quá trình kẻ địch sử dụng tối ưu các phương tiện, các bi ện pháp thu tin - Kể cả thu tin qua bọn vượt biên, đầu thú, qua các phái đoàn lâm thời. Từ nhiều nguồn tin được bổ sung liên tục, chúng sàng lọc, phân tích, đánh giá để bố trí tuyển chọn, huấn luyện lực lượng đặc biệt, tổ chức cho lực lượng này thực tập sát với thực địa mô phỏng, dự đoán các tình huống có thể xảy ra để xử lý bằng các phương án thích hợp. Đây là một kế hoạch có sự phối hợp chặt chẽ giữa các binh chủng - Hải quân, không quân - trong m ột không gian rất rộng - Oa-sinh-tơn, Thái Lan, Việt Nam - có sự tham gia của nhiều tướng lĩnh cao cấp quân sự, có sự bàn bạc, cân nhắc của nhiều nhân vật quan trọng chóp bu như Bộ trưởng Ngoại giao (William Pierce Rogers([2])), Bộ trưởng Quốc phòng (M.R. Laird([3])), cố vấn an ninh quốc gia (Henry Kissinger([4])), Giám đốc CIA (Richard McGarrah Helms([5])) và phê duyệt của người cầm đầu Nhà Trắng: Tổng thống đương nhiệm Nixon. Việc giữ bí mật cho kế hoạch cũng được tính toán rất tỉ mỉ từ giữ bí mật ý đồ tập kích, tuyển chọn người, chọn địa điểm huấn luyện, đến cả việc chống sự phát hiện của vệ tinh Liên Xô mỗi khi bay qua vùng th ực tập. Đồng th ời với kế hoạch tập kích chúng cũng lo chuẩn bị đối phó với dư luận trong nước và thế giới sau khi vụ tập kích được tiến hành. Tác giả cũng đề cập đến những thủ đoạn hoạt động của bọn giặc lái tại trại giam như cách thông tin liên lạc giữa chúng với nhau, với bên ngoài thông qua nhiều đường dây - qua thư từ đư ợc gửi cho thân nhân, quà được nhận qua các đoàn lâm thời được phép đến gặp giặc lái, qua các ám hiệu, tín hiệu mà kẻ địch gọi là vết bùn, cách phơi quần áo, nhằm cung cấp những tin cần thiết góp phần vào việc hoạch định kế hoạch tập kích và giải cứu. Tuy nhiên qua sự chuẩn bị để tiến hành tập kích chúng ta cũng thấy kẻ địch gặp không ít khó khăn, bộc lộ khá nhiều nhược điểm, khuyết điểm như do có quá nhiều thông tin, tin tức đôi lúc lại trái ngược nhau - mà độ tin cậy về nguồn tin trái ngược lại nguồn tin do các cơ quan tình báo quan trọng cung cấp: DIA([6]), CIA([7]) - Có thể nói sự nhiễu tin, loạn tin đã làm cho việc xử lý gặp lúng túng, ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị và đôi khi gây ra sự do dự trong quyết định. Trong thông tin chỉ huy, kẻ địch cũng huy động rất nhiều phương tiện hiện đại và được quyền sử dụng ưu tiên trong thông tin hai chi ều, nhưng thực tế có chậm trễ và có lúc mất liên lạc làm cho bọn chỉ huy ngay trong lúc cao điểm nhất cũng không nắm được diễn biến cụ thể, liên tục, phải bó tay để tình huống tự diễn biến. Còn biết bao nhiêu trục trặc như có lúc sự bí mật của kế hoạch có nguy cơ bị lộ, máy bay chụp ảnh không chính xác vì phải lo đối phó với hỏa lực mặt đất nên đường bay, tốc độ bay, tầm cao của máy bay không ổn định, sự khó khăn trong trang bị, thiết bị cho lực lượng để tự bảo vệ, để phá trại giam và gi ải thoát giặc lái: máy bay hạ cánh sai địa điểm. Cũng có những khó khăn không thể khắc phục được như kẻ địch muốn có thời tiết ổn định để thực hiện kế hoạch thì lại gặp lúc chính chúng đang tiến hành chiến tranh thời tiết v.v… và v.v… Điều đó cũng nói lên nước Mỹ lắm của nhiều tiền, kỹ thuật tinh vi, hiện đại… nhưng không phải hễ cứ “muốn là được”. Có thể nói cuốn sách là một bài học phản diện giúp cho bạn đọc ở mỗi cương vị công tác khác nhau có thể rút ra những kết luận bổ ích về tinh thần cảnh giác, về nghiệp vụ chuyên môn để chủ động giành thắng lợi với mọi âm mưu, mọi hoạt động thâm độc và xảo quyệt của kẻ thù. Chúng tôi cũng lưu ý bạn đọc đây là một tài liệu viết từ phía địch, tác giả lại là người đứng trong hàng ngũ địch nên cũng có những đoạn tư liệu viết với dụng ý xuyên tạc nói xấu lực lượng vũ trang của ta, vì vậy chúng tôi đã cắt bỏ trong quá trình dịch, cũng có thể có những đoạn tác giả cung cấp tư liệu chưa xác thực hoặc qua tư liệu mà đ ề cao những kẻ chỉ huy trực tiếp kế hoạch tập kích, đề cao lực lượng đặc biệt hoặc từng cá nhân tham gia vụ tập kích. Do đó trong khi đọc sách đề nghị bạn đọc có sự so sánh phân tích rút ra những kinh nghiệm bổ ích và cần thiết cho công tác đang đảm nhiệm. Đồng thời qua cuốn sách chúng tôi cũng mong cung cấp đến các đồng chí đang nghiên cứu hoặc tham khảo để hoàn chỉnh tốt việc tổng kết của ta, góp phần làm phong phú thêm kinh nghiệm đấu tranh chống một phương thức hoạt động nguy hiểm, trắng trợn của kẻ địch. NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN . Vụ tập kích Sơn Tây Vụ tập kích Sơn Tây Written by lichsuvn.info Thursday, 01 May 2008 Tên sách: Vụ tập kích Sơn Tây Tác giả: BENJAMIN F. SCHEMMER. dân tìm hiểu quá trình chuẩn bị và tiến hành phi vụ tập kích này, Nhà xuất bản Công an nhân dân cho tái bản cuốn sách Vụ tập kích Sơn Tây ([1]) do Benjamin F. Schemmer viết. Với các cương. bí mật ý đồ tập kích, tuyển chọn người, chọn địa điểm huấn luyện, đến cả việc chống sự phát hiện của vệ tinh Liên Xô mỗi khi bay qua vùng th ực tập. Đồng th ời với kế hoạch tập kích chúng cũng