1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xuất huyết giảm tiểu cầu crnn ở người lớn pdf

16 955 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 172,2 KB

Nội dung

Xuất huyết giảm tiểu cầu crnn ở người lớn Xuất huyết giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân ITP: Idiopathic Thrombocytopenic Purpura còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát

Trang 1

Xuất huyết giảm tiểu cầu crnn ở người lớn

Xuất huyết giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân (ITP: Idiopathic

Thrombocytopenic Purpura) còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát (primary immune thrombocytopenic purpura) là bệnh lý mắc phải gặp ở trẻ

em và người lớn, với biểu hiện giảm tiểu cầu sau khi đã loại trừ hết các nguyên nhân khác của giảm tiểu cầu

Triệu chứng lâm sàng của ITP giữa trẻ em và người lớn có khác nhau: đặc trưng của ITP trẻ em là khởi phát cấp tính, trong nhiều trường hợp tự lui bệnh trong vòng 6 tháng, trong khi ITP người lớn điển hình có khởi phát âm ỉ và hiếm khi tự lui bệnh

Tỷ lệ ITP trẻ em cao hơn người lớn và tỷ lệ 2 giới ngang nhau, ngược lại ITP người lớn thường gặp ở nữ hơn Khoảng 30-40% bệnh nhân ITP người lớn thường không có triệu chứng và chẩn đoán chỉ là tình cờ Tỷ lệ mắc bệnh ITP ở trẻ em xấp

xỉ chừng 46 trường hợp mới/1 triệu người/1 năm và ở người lớn chừng 38 trường hợp mới/1 triệu người/1 năm

Trang 2

I Xuất huyết giảm tiểu cầu CRNN ở người lớn

ITP người lớn thường gặp ở phụ nữ trẻ, nhưng người ta nhận thấy ITP ở người già

có xu hướng tăng lên Biểu hiện lâm sàng và điều trị ITP ở người già rất cần được quan tâm bởi vì nguy cơ chảy máu cao hơn

1 Nguyên nhân và Bệnh sinh

- Thời gian sống của tiểu cầu bị rút ngắn và bị phá hủy ở ngoại vi, chủ yếu ở lách

- Tủy có số lượng mẫu tiểu cầu bình thường hoặc tăng nhưng sự sinh tiểu cầu không hiệu quả, có thể do hậu quả của các kháng thể kháng tiểu cầu trên các mẫu tiểu cầu hoặc các tế bào tiền thân mẫu tiểu cầu, làm suy yếu sản xuất và trưởng thành mẫu tiểu cầu

- IgG tiểu cầu tăng ở bệnh nhân bị ITP, tuy nhiên ở những bệnh nhân bị giảm tiểu cầu không do tự miễn cũng có nồng độ cao IgG ở tiểu cầu Với những bệnh nhân ITP, tiểu cầu chứa nhiều IgG, IgA, IgM và albumin hơn tiểu cầu bình thường, nhưng điều này có thể được giải thích là do tăng kích thích sản xuất tiểu cầu và tăng thể tích tiểu cầu Tăng IgG cũng gặp ở một số bệnh đa u tủy IgG, bệnh gan, các bệnh nhiễm khuẩn và viêm mạn

- Các kỹ thuật gần đây đo các kháng thể gắn với tiểu cầu hoặc protein màng tiểu cầu đặc hiệu đã phát hiện nhiều kháng thể trong phần lớn bệnh nhân ITP, trước hết

Trang 3

đặc hiệu với GPIIb-IIIa và/hoặc GPIb-IX Chuẩn độ thay đổi ngược lại với độ giảm tiểu cầu trong quá trình bệnh

- Các tự kháng thể kháng GPIIb-IIIa và GPIb-IX có thể gây rối loạn chức năng tiểu cầu làm khó phân biệt với bệnh suy nhược tiểu cầu Glanzmann và hội chứng Bernard-Soulier, nhưng ở những bệnh này hiếm có các biến chứng Kháng thể kháng tiểu cầu cũng làm tổn thương đến sự ngưng tập tiểu cầu tương tự aspirin hoặc ức chế sự bám dính tiểu cầu vào chất nền dưới niêm mạc

- ITP phối hợp với nhiều rối loạn miễn dịch khác như luput ban đỏ rãi rác, bệnh tuyến giáp tự miễn

- Ngoài ra, lượng thrombopoietin huyết tương, yếu tố chính kích thích tăng trưởng

và phát triển mẫu tiểu cầu không tăng ở bệnh nhân ITP so với lượng thrombopoietin ở bệnh nhân giảm tiểu cầu do trị liệu hóa học hoặc suy giảm tủy

2 Lâm sàng

- Hầu hết bệnh nhân lớn tuổi có tiền sử ban xuất huyết kéo dài khác với biểu hiện cấp tính điển hình ở trẻ em Số bệnh nhân được chẩn đoán tình cờ khi đo công thức máu định kỳ ngày càng tăng Một phần ba bệnh nhân trong một nghiên cứu gần đây có số lượng tiểu cầu > 30.000/ỡl khi chẩn đoán, những bệnh nhân này không điều trị và không có triệu chứng chảy máu có ý nghĩa nào trong quá trình theo dõi 30 tháng

Trang 4

- Tiền sử và khám lâm sàng bình thường ngoại trừ triệu chứng chảy máu Chấm xuất huyết không rõ ràng và phân bố thông thường tùy theo các vùng của cơ thể và

bị ảnh hưởng bởi sức căng của cơ, không xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, và xuất hiện nhiều hơn ở màng niêm mạc với những bọng (bullae) xuất huyết khi giảm tiểu cầu nặng Các triệu chứng chảy máu tương tự bệnh lý rối loạn chức năng tiểu cầu: ban xuất huyết, rong kinh, chảy máu cam, và chảy máu lợi răng là rất phổ biến Xuất huyết tiêu hóa và đái máu ít phổ biến Xuất huyết não cũng không phổ biến nhưng là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong và có thể xảy ra bất cứ khi nào trong quá trình bệnh Bệnh nhân già có nguy cơ xuất huyết não cao hơn Triệu chứng chảy máu hiếm khi xảy ra trừ khi số lượng tiểu cầu giảm nặng, ví dụ < 10.000/ ỡl (< 10 x 109/l) và thậm chí ở mức này, phần lớn bệnh nhân không có biểu hiện chảy máu nhiều

- Lách lớn sờ được gợi ý rằng ITP không là nguyên nhân của giảm tiểu cầu Một công trình nghiên cứu lớn đã cho thấy dưới 3% bệnh nhân có lách lớn, cả về lâm sàng và về cân nặng khi cắt lách

3 Cận lâm sàng

3.1 Huyết đồ

- Giảm tiểu cầu đơn thuần Số lượng tiểu cầu có thể cao hơn ITP cấp ở trẻ em

- Hồng cầu và Hb có thể bình thường hoặc giảm nếu xuất huyết

Trang 5

- Số lượng bạch cầu thường bình thường

- Đo mức glycocalicin huyết tương, một sản phẩm tiêu protein (proteolytic) hòa tan của GPIb rất hữu ích để phân biệt ITP với giảm tiểu cầu do suy giảm sản xuất

3.2 Tủy đồ

- Tình trạng tăng số lượng mẫu tiểu cầu với khuynh hướng chuyển non hơn, ít hơn mẫu tiểu cầu đang sinh tiểu cầu đã được báo cáo rất phổ biến, tuy nhiên việc đánh giá số lượng cũng như hình thái mẫu tiểu cầu vẫn chưa được đầy đủ

- Dòng hồng cầu và bạch cầu bình thường

3.3 Xét nghiệm đông máu: Thời gian đông máu bình thường, thời gian máu chảy

không mang lại thông tin cần thiết lắm

4 Chẩn đoán phân biệt

Trước hết phải phân biệt với giảm tiểu cầu giả do ngưng kết phụ thuộc EDTA

Chẩn đoán ITP phải loại trừ các nguyên nhân khác gây giảm tiểu cầu

- Bệnh nhiễm khuẩn cấp

- Bệnh gan mạn kèm cường lách

- Hội chứng rối loạn sinh tủy

Trang 6

- CIVD mạn tính

- Giảm tiểu cầu di truyền

- Giảm tiểu cầu do thuốc

5 Điều trị, diễn biến và tiên lượng

Quyết định điều trị ITP dựa trên số lượng tiểu cầu, mức độ chảy máu và lối sống của bệnh nhân Nhiều bệnh nhân ITP không cần điều trị và chỉ theo dõi cẩn thận

Hơn 1/3 bệnh nhân lớn tuổi với ITP không đạt được lui bệnh với corticoid và cắt lách Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ITP mạn tính khó chữa do xuất huyết hoặc biến chứng điều trị xấp xỉ 5% Một báo cáo khác về 312 bệnh nhân ITP mạn tính (từ 7 đến 91 tuổi), 7 trường hợp tử vong trong đó 5 do xuất huyết nội sọ và 2 do xuất huyết tiêu hóa Như vậy, tử vong ở những đối tượng này thấp và có lui bệnh tự ý

Biến chứng xuất huyết thường phổ biến hơn ở bệnh nhân ITP trên 60 tuổi Nghiên cứu 40 bệnh nhân tuổi 45 đến 93 cho thấy biến chứng nhiều hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn, và ít đáp ứng điều trị hơn ở những bệnh nhân càng lớn tuổi

5.1 Điều trị cấp cứu xuất huyết do giảm tiểu cầu nặng

- Truyền khối tiểu cầu

Trang 7

- Glucocorticoids tĩnh mạch liều cao: 1g methyl prenisolone truyền tĩnh mạch hàng ngày x 3 ngày có thể làm tăng nhanh chóng số lượng tiểu cầu và cải thiện tình trạng chảy máu

- Immunoglobulin (Ig) đơn độc, truyền tĩnh mạch 1g/kg/ngày x 2 ngày sẽ làm tăng

số lượng tiểu cầu ở hầu hết bệnh nhân trong vòng 3 ngày Truyền đơn liều Ig 0,4 - 1g/kg có thể tăng đáp ứng với việc truyền tiểu cầu và kéo dài thời gian đáp ứng điều trị

- Axít aminocaproic (5g liều đầu, sau đó 1g mỗi 4 giờ, đường uống hoặc TM) có hiệu quả trong việc kiểm soát chảy máu cấp do ITP sau khi thất bại điều trị bằng prednison uống và truyền tiểu cầu

5.2 Kiểm soát bước đầu

Phần lớn bệnh nhân được phát hiện tình cờ có giảm tiểu cầu nhẹ hoặc trung bình không có triệu chứng có thể được theo dõi một cách an toàn không cần điều trị Nguy cơ tiến triển đến giảm tiểu cầu nghiêm trọng chiếm 15% trong nhóm này 15% bệnh nhân nữa không có triệu chứng, được phát hiện ITP tình cờ đã lui bệnh một cách tự nhiên 70% số bệnh nhân còn lại kéo dài tình trạng giảm tiểu cầu không triệu chứng Những bệnh nhân có số lượng tiểu cầu hơn 50.000/ ml thường không có chảy máu tự phát nặng trên lâm sàng và có thể trải qua các thủ thuật ngoại khoa Những bệnh nhân có số lượng tiểu cầu hơn 30.000/ml cũng có thể được theo dõi không cần điều trị và không có nguy cơ rõ rệt về xuất huyết

Trang 8

5.3 Glucocorticoids

- Prednisone 1mg/kg/ngày (đơn liều) cho tất cả những bệnh nhân giảm tiểu cầu không triệu chứng và có thể cho những bệnh nhân tiểu cầu dưới 30.000 - 50.000/ỡl

có nhiều nguy cơ biến chứng xuất huyết Khoảng 60% bệnh nhân sẽ tăng tiểu cầu lên trên 50.000/ỡl Khoảng 1/4 bệnh nhân sẽ phục hồi hoàn toàn với liệu pháp prednisone

5.4 Immunoglobulin truyền tĩnh mạch

- Điều trị bắt đầu bằng Ig tĩnh mạch không thuận lợi hơn so với prednison

- Chỉ định Ig tĩnh mạch khi cần tăng tạm thời tiểu cầu hoặc chống chỉ định glucocorticoid

- Liều khởi đầu 2g/kg x 2 - 5 ngày Với những bệnh nhân đã được duy trì bằng truyền từng đợt Ig, khi tiểu cầu xuống dưới 20.000/ỡl người ta sẽ truyền 1 liều 60g

là đủ

5.5 Globulin miễn dịch Rh0 (D) (immune globulin Rh0 (D))

Kinh nghiệm sử dụng globulin miễn dịch Rh0(D) đã cho thấy trẻ em ITP đáp ứng tốt hơn người lớn Globulin miễn dịch Rh0(D) có thể được sử dụng nhanh hơn Ig

TM (5-10 phút so với nhiều giờ), và giá rẻ hơn

5.6 Cắt lách

Trang 9

- Hiệu quả chính của cắt lách là loại bỏ vị trí phá hủy chủ yếu các tiểu cầu nhạy cảm với kháng thể và loại bỏ vị trí chủ yếu tổng hợp kháng thể

- Chỉ định cắt lách: biến chứng xuất huyết nặng do giảm tiểu cầu không đáp ứng với prednisone, giảm tiểu cầu nặng kéo dài sau khi điều trị tối ưu 4 - 6 tuần

5.7 Cắt lách phụ

Lách phụ chiếm khoảng 15 - 20% bệnh nhân, chỉ định cắt lách phụ khi ITP bất trị hoặc tái phát sau cắt lách

5.8 Chiếu tia lách và làm nghẽn mạch lách

Đối với những bệnh nhân có trở ngại việc cắt lách, có thể sử dụng liệu pháp chiếu tia ngắn hạn (1 - 6 tuần) với tổng liều 75 - 1370 cGy cũng đem lại hiệu quả tốt Một phương pháp khác là làm tắc động mạch lách

6 Điều trị ITP khó chữa mạn tính

Vấn đề đặt ra khi bệnh nhân không đáp ứng với glucocorticoids và cắt lách

6.1 Glucocorticoids

Dexamethasone 40mg/ngày x 4 ngày, lặp lại mỗi 4 tuần

6.2 Azathioprine

Trang 10

Liều khởi đầu 150mg hoặc 1 -2 mg/kg hàng ngày

6.3 Cyclophosphamide

Liều uống hàng ngày 1-2mg/kg/ngày hoặc truyền tĩnh mạch từng đợt 1.000mg/m2 lặp lại sau 4 tuần từ 1 đến 5 liều

6.4 Vinca Alkaloids (vincristine, vinblastine)

Vincristine 2 mg/tuần, liều cao tĩnh mạch trong 3 đến 6 tuần

6.5 Danazol: 50 - 800mg/ngày Thường đáp ứng chậm sau nhiều tuần nhiều tháng

điều trị

6.6 Trao đổi huyết tương: thành công tạm thời, sử dụng khi không đáp ứng với

các phác đồ khác

6.7 Colchicine: 0,6 - 1,2mg/ngày

6.8 Vitamin C

6.9 Các phương thuốc khác: hóa trị liệu pháp kết hợp, hấp phụ miễn dịch bằng

cách truyền huyết tương ngoài cơ thể qua cột protein A (immunoadsorption by ex vivo perfusion of plasma through a protein A column), interferon- a-2b, cyclosporine và dapsone

7 Điều trị ITP ở phụ nữ có thai và chuyển dạ

Trang 11

Vấn đề trước tiên là đánh giá khả năng giảm tiểu cầu do ITP hơn là giảm tiêu cầu thai kỳ

Giảm tiểu cầu thai kỳ được xác định theo 5 tiêu chuẩn:

(1) Giảm tiểu cầu nhẹ và không có triệu chứng

(2) Không có tiền sử giảm tiểu cầu trước đó

(3) Xảy ra trong thai kỳ ở những tháng cuối

(4) Không có phối hợp với giảm tiểu cầu bào thai

(5) Lành bệnh tự ý sau sinh

Số lượng tiểu cầu > 70.000/ml, khoảng 2/3 trường hợp có số lượng tiểu cầu từ 130.000-150.000/ml

Các xét nghiệm về kháng thể kháng tiểu cầu không phân biệt được hai bệnh lý riêng biệt này ITP có thể xấu đi trong quá trình mang thai và cải thiện sau khi sinh

Trường hợp mang thai giai đoạn đầu, điều trị ITP tương tự bệnh nhân không có thai, bằng cách dùng prednisone đối với bệnh nhân tiểu cầu dưới 30.000-50.000/ml, phụ thuộc vào triệu chứng Cắt lách nên được trì hoãn lại nếu có thể, bởi vì giảm tiểu cầu có thể cải thiện tự ý sau sinh Cắt lách có thể tăng nguy cơ

Trang 12

chết thai và sinh non ở thai 3 tháng đầu và giữa Và khi tiến hành cắt lách ở thời

kỳ mang thai giai đoạn cuối, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tử cung Ig TM giúp trì hoãn cắt lách, mặc dù cắt lách mang lại hiệu quả điều trị hơn đối với ITP nặng

có triệu chứng

Theo dõi chuyển dạ như thông thường Mổ lấy thai chỉ đối với chỉ định sản khoa

8.Tổng quan chung về điều trị và chiến lược mới trong điều trị ITP

Mục đích điều trị hiện nay nhằm:

(1)Ngăn cản sự phá hủy tiểu cầu qua trung gian kháng thể (antibody-mediated platelet destruction) bằng cách ức chế chức năng của các receptor Fcó đại thực bào (macrophage Fcó receptors)

(2)Làm giảm sản xuất kháng thể kháng tiểu cầu

(3)Hoặc cả hai (xem hình 1)

Cortico-steroids (điển hình prednisone) là mốc điều trị đầu tiên và đã mang lại hiệu quả chừng 50-80% trường hợp Tuy nhiên khi giảm liều cortico-steroids hoặc khi ngừng điều trị, sự lui bệnh duy trì chỉ khoảng 10-30% trường hợp Các điều trị đầu tiên khác cũng mang lại hiệu quả bao gồm globulin miễn dịch tĩnh mạch và globulin miễn dịch Rho(D) đối với những bệnh nhân Rh dương tính Tuy nhiên, lui bệnh kéo dài đối với những thuốc này không phổ biến

Trang 13

Cắt lách là cách điều trị cổ điển thứ hai đối với những bệnh nhân không đáp ứng cortico-steroids hoặc không lui kéo dài với liều thấp cortico-steroids Lui bệnh hoàn toàn hoặc một phần xảy ra trong hơn 2/3 bệnh nhân cắt lách nhưng tỷ lệ tái phát chừng 15-25% Các nguy cơ liên quan đến cắt lách thì nhỏ, nhưng bệnh nhân

đã trải qua phẫu thuật này sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết trong cuộc sống

Đối với những bệnh nhân từ chối cắt lách hoặc không có chỉ định hoặc phải trì hoãn cắt lách, dùng phương án điều trị thứ ba Rituximab, kháng thể đơn dòng chống lại tế bào lympho B CD20+ có tỷ lệ đáp ứng 25-50% và tương đối ít tác dụng phụ Các thuốc khác cũng tạo sự đáp ứng khi sử dụng trong phương án điều trị thứ ba này là globulin miễn dịch Rho(D), globulin miễn dịch tĩnh mạch, azathioprine, cyclophosphamide, danazol, vinca alkaloids, dapsone, hóa trị liệu phối hợp, cyclosporine, và mycophenolate mofetil Quyết định chọn lựa một trong những thuốc trên thường dựa vào sự ưa thích và kinh nghiệm của thầy thuốc, bởi

vì đang thiếu những dữ liệu nghiên cứu tiến cứu và ngẫu nhiên Ngoại trừ globulin miễn dịch Rho(D) phải dùng ở bệnh nhân có lách, các thuốc khác cũng có thể có lợi ở những bệnh nhân bị thất bại sau cắt lách và vì vậy cần phải điều trị bằng thuốc Khó khăn lớn với nhiều thuốc trong phương án điều trị thứ ba này là tỷ lệ đáp ứng vừa phải, thường khởi phát tác dụng chậm - hiệu quả có thể không rõ ràng trong vài tháng Ngoài ra, còn ức chế tủy xương và tăng nguy cơ nhiễm trùng do điều trị thuốc ức chế miễn dịch

Ngày đăng: 26/07/2014, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w