Dấu chứng nào sau đây không phải biến chứng do hóc xương: A.. Đoạn miệng thực quản Dị vật xương cá hay gặp nhất ở chổ nào trong hệ thống đường ăn; A.. Vùng thực quản cổ Dị vật xương cá h
Trang 1Lứa tuổi nào hay hóc xương nhất ở Việt Nam:
A Nhà trẻ mẫu giáo
B Trẻ em
@C Người lớn
D Người già
E Phụ nữ nuôi con
Bản chất dị vật đường ăn ở nước ta hay gặp nhất:
A Dị vật sống
@B Các loại xương trong thực phẩm ăn uống
C Các loại hạt trái cây
D Các mẫu đồ chơi trẻ em
E Các vật liệu ngậm vào miệng khi làm việc
Dị vật đường ăn nào sau đây có khả năng gây viêm nhiễm sớm nhất ?
A Chiếc kim khâu, cái đinh vít
@B Xương cá, gà, vịt
C Mãnh đồ chơi bằng nhựa
Trang 2D Viên thuốc bọc võ kẽm
E Hàm răng hoặc chiếc răng giả
Triệu chứng nào sau đây không phù hợp với bệnh nhân bị hóc xương:
A Thực quản sưng nề, cột sống cổ thẳng, mất chiều cong sinh lý
B Sốt cao, đau vùng cổ, quay cổ hạn chế
C Có tiền sử hóc xương, ấn máng cảnh đau
@D Cảm giác đau khi nuốt nước bọt, nhưng khi ăn cơm, uống nước bình thường
E Sưng nề vùng cổ, sốt cao, rét run, có thể có khó thở
Dấu chứng nào sau đây không phải biến chứng do hóc xương:
A Sưng tấy, áp xe trung thất
B Thủng các mạch máu lớn
@C Nuốt tắc nghẹn và đau ngày càng tăng dần đã mấy tháng nay
D Sốt cao rét run do nhiễm trùng máu
E Viêm tấy áp xe quanh thực quản
Biện pháp tuyên truyền phòng ngừa dị vật đường ăn nào không hợp lý?
A Hóc xương là một cấp cứu vì có thể nguy hiểm đến tính mạng
@B Tuyệt đối không nên dùng xương để làm thực phẩm ăn, uống
Trang 3C Nên ăn chậm nhai kỷ, Không cười đùa trong khi ăn
D Chế biến thực phẩm có xương thật tốt
E Khi nghi ngờ hóc cần đến ngay BS Tai Mũi Họng khám, điều trị
Biện pháp nào không có giá trị phòng ngừa dị vật đường ăn:
A Ăn chậm nhai kỹ
B Chế biến tốt thực phẩm có xương
@C Không nên ăn nhiều
D Không nấu xương với các món ăn dễ hóc
E Không cười đùa trong khi ăn
Chổ hẹp của thực quản nào sau đây không phải là chỗ hẹp sinh lý:
A Chổ thực quản chui qua cơ hoành
B Chổ tỳ vào thực quản của quai động mạch chủ và phế quản gốc trái
@C Chổ thực quản hẹp do rối loạn co thắt cơ năng
D Đoạn tâm vị
E Đoạn miệng thực quản
Dị vật xương cá hay gặp nhất ở chổ nào trong hệ thống đường ăn;
A Vùng họng mũi
Trang 4B Vùng thực quản
C Vùng hạ họng - thanh quản
@D Vùng họng miệng
E Vùng thực quản cổ
Dị vật xương cá hay gặp nhất ở vị trí nào sau đây ở vùng họng:
A Thành sau họng
B Đáy lưỡi
@C Hai Amidan khẩu cái
D Xoang lê
E Miệng thực quản
Bệnh nào cần thiết phải chụp phim để chẩn đoán trong các bệnh sau:
A Loạn cảm họng
B Viêm Amidan cấp
C Ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn đầu
D Ung thư miệng thực quản
@E Hóc xương
Phân bố dị vật ở thực quản thế nào là đúng nhất trong lâm sàng:
Trang 5@A Thực quản cổ 80%; thực quản ngực 12%; đoạn cơ hoành tâm vị 8%
B Thực quản cổ 80%, thực quản ngực 8%, đoạn cơ hoành tâm vị 12%
C Thực quản cổ 8%, thực quản ngực 12%, đoạn cơ hoành tâm vị 80%
D Thực quản cổ 12%, thực quản ngực 80%, đoạn cơ hoành tâm vị 8%
E Thực quản cổ 12%, thực quản ngực 8%, đoạn cơ hoành tâm vị 80%
Biện pháp để chẩn đoán chính xacï nhất dị vật đường ăn là:
A Dựa vào khai thác bệnh sử
B Dựa vào thăm khám lâm sàng sốt, nuốt đau, quay cổ hạn chế
C Dựa vào hình ảnh chụp X quang thực quản cổ nghiêng
@D Dựa vào nội soi thực quản có xương
E Mất đấu hiệu chạm cột sống (tiếng lọc cọc thanh quản cột sống mất)
Chẩn đoán dị vật đường ăn không nên dựa vào:
A Tiền sử bị hóc xương
B Dựa vào triệu chứng lâm sàng
C Phim chụp thực quản cổ nghiêng
D Dựa vào soi hệ thống đường ăn
@E Dựa vào siêu âm chẩn đoán
Trang 6Dấu hiệu nào sau đây không có ý nghĩa chẩn đoán dị vật thực quản trên phim thực quản cổ nghiêng:
A Khoảng cách giữa thanh - khí quản và cột sống dày gấp 2 lần trở lên
B Cột sống cổ thẳng, mất chiều cong sinh lý
@C Sưng nề phần mềm vùng trước thanh - khí quản
D Có hình ảnh áp xe vùng trước cột sống sau khí quản
E Có hình ảnh dị vật cản quang vùng thực quản
Biến chứng nào sau đây không phải do dị vật đường ăn gây ra:
A Viêm tấy - Áp xe quanh thực quản
B Viêm tấy áp xe trung thất
@C Xẹp phổi, áp xe phổi
D Dò khí thực quản
E Thủng các mạch máu lớn
Biện pháp nào sau đây quan trọng nhất trong điều trị dị vật đường ăn:
@A Nội soi gắp bỏ dị vật đường ăn
B Chú ý dinh dưỡng, truyền dịch nâng cao thể trạng
C Kháng sinh liều cao, phổ rộng
Trang 7D Chụp X quang kiểm tra liên tục để phát hiện dị vật và biến chứng
E Đặt sonde dạ dày cho ăn để thực quản chóng lành
Dấu hiệu nào sau đây loại trừ khả năng viêm tấy, áp xe quanh thực quản cổ:
A Sốt cao
B Khó thở
C Nuốt đau
@D Dấu chạm cột sống (lọc cọc thanh quản cột sống) bình thường
E Quay cổ hạn chế
Vị trí của miệng thực quản khi soi ở người trưởng thành cách cung răng trên (CCRT) bao nhiêu cm là chính xác nhất:
A 27 cm CCRT
B 25 cm CCRT
@C 15 cm CCRT
D 20 cm CCRT
E 10 cm CCRT
Vị trí của đoạn cung động mạch chủ và phế quản gốc trái vắt qua thực quản ở khoảng nào cách cung răng trên (CCRT) là đúng nhất:
Trang 8A 20 cm CCRT
@B 27 cm CCRT
C 30 ccm CCRT
D 43 cm CCRT
E 15 cm CCRT
Tiên lượng hóc dị vật đường ăn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:
A Bản chất dị vật
B Tuổi của bệnh nhân
C Đến khám sớm hay trễ
D Trang thiết bị dụng cụ và nhóm Bác sĩ nội soi đường ăn
@E Số lượng dị vật bị hóc
Những động tác nào nên làm sau khi bị hóc xương:
A Ăn thêm miếng rau, miếng cơm
B Móc họng gây nôn
C Nhờ bàn tay người đẻ ngược cào
@D Đến khám Bác sĩ chuyên khoa
E Uống kháng sinh ngay
Trang 9Triệu chứng nào sau đây không phải dị vật ở đoạn thực quản ngực:
A Có tiền sử hóc xương
@B Cổ sưng, quay cổ hạn chế
C Cảm giác đau sau xương ức
D Cảm giác đau lan lên bả vai, lan ra sau lưng
E Cảm giác khó thở
Ý nghĩa lâm sàng của dấu hiệu “giảm hoặc mất dấu hiệu lọc cọc thanh quản cột sống”:
A Chắc chắn mắc dị vật đường ăn
B Cần phải soi ngay thực quản cấp cứu
@C Có sưng nề phần mềm vùng thanh quản - cột sống đoạn cổ
D Cần phẩu thuật tháo mủ hoặc lấy dị vật
E Cần điều trị kháng sinh liều cao
Bệnh nào sau đây không có “Giảm hoặc mất dấu hiệu lọc cọc thanh quản cột sống”
A Dị vật thực quản cổ giai đoạn viêm nhiễm
B Biến chứng viêm tấy áp xe quanh thực quản cổ
@C Hóc xương đoạn thực quản ngực gây áp xe trung thất
D Viêm tuyến giáp cấp
Trang 10E Viêm túi thừa thực quản
Dấu hiệu nào sau đây không nghĩ tới dị vật đường ăn gây áp xe quanh thực quản:
@A Tuy nuốt đau nhưng vẫn ăn uống được
B Tiền sử hóc xương kèm sốt 38 oC -39oC
C Tiền sử hóc xương, không ăn uống được, cơ thể suy nhược, mặt hốc hác
D Nuốt đau, miệng nhiều nước bọt hơi thở hôi
E Tiền sử hóc xương, sốt, xét nghiệm bạch cầu tăng cao
Người ta không soi thực quản khi đã có áp xe quanh thực quản bởi vì:
A Do bệnh nhân quá yếu
@B Có thể chèn ép gây ổ mủ vở lan xuống trung thất
C Gây đau đớn cho bệnh nhân
D Gây nhiễm trùng tăng
E Không thể gắp được dị vật
Tìm một lý do không đúng tác dụng của phim thực quản cổ nghiêng:
A Xác định vị trí dị vật cản quang
B Xác định kích thước dị vật cản quang
C Xác định biến chứng viêm tấy hoặc áp xe
Trang 11@D Xác định có hóc dị vật hay không
E Xác định chiều cong bình thường của cột sống cổ
Hóc xương đường ăn không thể có biến chứng:
A Nhiễm trùng máu
B Viêm tấy áp xe trung thất
C Thủng các mạch máu lớn
D Gây rò khí thực quản
@E Xẹp phổi
Cách điều trị viêm tấy áp xe quanh thực quản cổ nào không nên làm:
@A Cho uống bổ sung ngay các viên sinh tố tổng hợp
B Đặt sond dạ dày cho ăn
C Thêm kháng sinh kỵ khí
D Mở cạnh cổ (cervicotomie) dẫn lưu mủ
E Cho ăn chất dễ tiêu nhiều dinh dưỡng
Yếu tố nào ít quyết định tiên lượng dị vật đường ăn
@A Dị vật được loại bỏ hay chưa
B Bệnh đến khám sớm hay trễ, đến càng trễ bệnh càng nặng
Trang 12C Bản chất của dị vật , dị vật hữu cơ nặng hơn các loại dị vật khác
D Trang thiết bị dụng cụ chữa bệnh và sự thành thạo của kíp gây mê, phẩu thuật
E Trẻ càng bé và người càng già bệnh càng nặng
Biến chứng thủng mạch máu lớn do hóc xương ít khi có triệu chứng nào sau đây:
@A Thường xẩy ra ngay sau hóc xương
B Xẩy ra đột ngột, không có dấu hiệu lâm sàng nào báo trước
C Chảy máu ồ ạt mất máu rất nhanh chóng
D Cấp cứu rất khó vì không biết chính xác vị trí chảy máu
E Các động, tỉnh mạch lớn bị thủng đều do dị vật gây tổn thương trực tiếp từ thực quản