Quan niệm về vai trò và sức mạnh của đạo đức

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH THEO NGÂN HÀNG ĐỀ (Trang 30 - 31)

- Đạo đức là cái gốc của người cách mạng

+ Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”41.

+ Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là công việc vẻ vang nhưng cũng rất khó khăn, nặng nề, “sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm cụ cách mạng vẻ vang”2. Người cách mạng muốn cho dân tin, dân yêu thì phải có tư cách đạo đức đã.

+ Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người luôn trăn trở với nguy cơ thoái hoá biến chất của cán bộ, đảng viên. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”.

+ Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. Người luôn đặt đức - tài trong mối quan hệ gắn bó mật thiết. Đức là gốc nhưng đức và tài, hồng và chuyên phải kết hợp, năng lực và phẩm chất phải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia.

Người phân tích: Người nào có đức mà không có tài thì cũng chẳng khác gì ông bụt ngồi trong chùa, không làm hại ai, nhưng cũng chẳng cóích gì. Ngược lại, nếu có tài mà không có đức thì cũng chẳng khác gì một anh làm kinh doanh giỏi, đem lại nhiều lãi, nhưng lãng phí, tham ô, ăn cắp của công, thì như vậy chỉ có hại cho dân, cho nước, còn sự nghiệp của bản thân thì sớm muộn cũng đổ vỡ. Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

“Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”

“Có trí tuệ mà không có đạo lý, phải coi như con cọp có thêm lưỡi gươm” - Marden “Có đạo đức mà không có tài năng như áo giáp không gươm, chỉ có thể bảo vệ được mình mà không che chở cho bạn bè được”- Colton.

- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội

+ Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản luôn sống và chiến đấu cho lý tưởng đó của loài người thành hiện thực.

+ Bác nói: “Đối với phương Đông một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”. Và cuộc đời của Người chính là một tấm gương đạo đức sáng ngời, chẳng những có sức hấp dẫn lớn lao, mạnh mẽ với nhân dân Việt Nam mà còn cả với nhân dân thế

411. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 5, tr.252-2532. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 9, tr.283 2. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 9, tr.283

giới. Tấm gương của Người trở thành nguồn cổ vũ, động viên tinh thần quan trọng đối với nhân dân ta và nhân loại tiến bộ đoàn kết đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH THEO NGÂN HÀNG ĐỀ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w