Dây quấn chính thường được nối vào lưới điện trong suốt quá trình làm việc, còn dây quấn phụ thường chỉ nối vào khi mở máy.. Dây quấn làm việc nối với điện áp một pha, dòng điện trong dâ
Trang 1CHƯƠNG IV: MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ (KĐB) ĐẶC BIỆT
§ 4.1 MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ MỘT PHA
I Đại cương
Động cơ không đồng bộ một pha
thường được được dùng trong các dụng cụ
sinh hoạt và công nghiệp, công suất từ vài
watt đến khoảng vài nghìn watt và nối vào
lưới điện xoay chiều 1 pha
Do nguyên lý mở máy khác nhau và
yêu cầu tính năng khác nhau mà xuất hiện
những kết cấu khác nhau, nhưng nói cho
cùng vẫn có kết cấu cơ bản giống như động
cơ điện KĐB ba pha, chỉ khác là trên stator
có 2 dây quấn: Dây quấn chính hay dây quấn
làm việc và dây quấn phụ hay dây quấn mở
máy Rotor thường là lồng sóc Dây quấn chính
thường được nối vào lưới điện trong suốt quá trình làm việc, còn dây quấn phụ thường chỉ nối vào khi mở máy Trong quá trình mở máy, khi tốc độ đạt đến 75 đến 80% tốc độ đồng bộ thì dùng ngắt điện kiểu ly tâm cắt dây quấn phụ ra khỏi lưới Có loại động cơ sau khi mở máy, dây quấn phụ vẫn nối vào lưới Đó là động cơ điện một pha kiểu điện dung (hay còn gọi là động cơ điện hai pha)
II Nguyên lý làm việc
Đầu tiên, ta xét chế độ làm việc của động cơ điện một pha khi dây quấn mở máy đã ngắt ra khỏi lưới Dây quấn làm việc nối với điện áp một pha, dòng điện trong dây quấn sẽ sinh ra từ trường đập mạch Φ Từ trường này có thể phân
Hình 4.1 Động cơ điện không đồng bộ 1 pha
Hình 4.2 Nguyên lý làm việc của động cơ điện không đồng bộ 1 pha.
Trang 2tích thành hai từ trường quay Φ A và Φ B có chiều ngược nhau, có n1A = n1B và biên độ bằng ½ biên độ từ trường đập mạch (hình 4.2a) Như vậy, có thể xem động cơ điện một pha tương đương như 2 động cơ điện ba pha giống nhau có rotor đặt trên cùng một trục và dây quấn stator nối nối tiếp nhau sao cho từ trường của chúng sinh ra trong không gian theo chiều ngược nhau (hình 4.2b) Đến lượt chúng lại tương đương một động cơ điện ba pha có hai dây quấn nối nối tiếp nhau tạo ra Φ A và Φ B (hình 4.2c)
Trong động cơ điện một pha cũng như trong hai mô hình của chúng, từ trường quay thuận và quay nghịch tác dụng với dòng điện rotor do chúng sinh ra tạo thành 2 moment MA và MB Khi động cơ đứng yên (s = 1) thì MA = MB và ngược chiều nhau, do đó moment tổng M = MA + MB = 0 Động cơ không quay được ngay cả khi không có Mc trên trục
Nếu quay rotor của động cơ điện theo một chiều nào đó (ví dụ quay theo chiều của từ trường dây quấn A như hình 4.2b) với tốc độ n thì tần số của s.đ.đ, dòng điện cảm ứng ở rotor do từ trường quay thuận ΦA sinh ra sẽ là:
1 1
1 1 1
A
n 60
n n pn 60
n n p
f = ( − ) = ( − ) = Còn đối với từ trường quay ngược ΦB thì tần số ấy là:
1 1
1 1 1 1
B
n
n n n 60
pn 60
n n p
f = ( + )= [ −( − )] = ( − )
Ở đây (2-s) là hệ số trượt của rotor đối với từ trường ΦB
Cho rằng M > 0 khi chúng tác dụng theo chiều quay của từ trường Φ A, ta sẽ có các dạng đường MA và MB như hình 4.3:
Khi s = 1 thì M = 0, động cơ không thể bắt đầu quay được khi trên stator chỉ có một dây quấn và điều kiện làm việc của động cơ khi rotor quay theo chiều
Hình 4.3 Đặc tính M = f(s) của động cơ điện không đồng bộ 1 pha.
Trang 3này hoặc chiều kia với tốc độ n đều giống nhau (vì đường đặc tính moment có
tính chất đối xứng qua các góc toạ độ)
III Phương pháp mở máy và các loại động cơ điện một pha
1 Các phương pháp mở máy:
i.Dùng dây quấn phụ:
Như chúng ta đã biết, nếu chỉ có dây quấn chính nối vào lưới điện thì từ
trường trong dây quấn một pha là từ trường đập mạch, nên động cơ điện không
đồng bộ một pha không thể tự mở máy được vì khi s = 1 thì M = 0 Muốn động
cơ tự mở máy (khởi động) thì từ trường trong máy phải là từ trường quay hoặc ít
nhất từ trường quay ngược ΦB phải yếu hơn so với từ trường quay thuận ΦA, để
tạo ra từ trường quay có thể dùng vòng ngắn mạch hoặc dây quấn phụ và phần
tử mở máy Dây quấn phụ đặt lệch pha với dây quấn chính một góc 900 điện
trong không gian trên mạch từ stator, phần tử mở máy dùng để tạo sự lệch pha
về thời gian giữa dòng điện trong dây quấn chính và dây quấn phụ có thể là điện
trở, cuộn dây hoặc tụ điện, tụ điện được dùng phổ biến vì dùng tụ động cơ có
moment mở máy lớn, hệ số công suất cosϕ cao và dòng điện mở máy tương đối
nhỏ
α Dùng điện trở để mở máy:
Để làm cho Imm lệch pha so với Ilv
ta nối thêm một điện trở hay điện cảm vào cuộn dây mở máy Mmm của loại động cơ này tương đối nhỏ Trong thực
được (dùng bối dây quấn ngược) không cần nối thêm điện trở ngoài
β Dùng tụ điện mở máy:
Nối tụ điện vào dây quấn mở máy
ta được kết quả tốt hơn Có thể chọn trị số tụ điện sao cho khi s = 1 thì Imm lệch pha so với Ilv 900 và dòng điện của các dây quấn đó có trị số sao cho từ trường
do chúng sinh ra bằng nhau Như vậy khi khởi động động cơ sẽ cho một từ trường
Hình 4.5 Mở máy bằng tụ điện
Hình 4.4 Mở máy bằng điện trở
Trang 4γ Động cơ điện một pha kiểu điện dung:
Ta có thể để nguyên dây quấn mở máy có tụ điện nối vào lưới điện khi động cơ đã làm việc Nhờ vậy động cơ điện được coi như động cơ điện hai pha Loại này có đặc tính làm việc tốt, năng lực quá tải lớn, hệ số công suất của máy được cải thiện Nhưng trị số điện dung có lợi nhất cho mở máy lại thường quá lớn đối với chế độ làm việc, vì thế trong một số trường hợp khi mở máy kết thúc phải cắt bớt trị số của tụ điện ra bằng công tắc ly tâm
ii.Dùng vòng ngắn mạch:
Vòng ngắn mạch F đóng vai trò cuộn dây phụ F
quãng 1/3 cực từ Khi đặt một điện áp vào cuộn dây chính để mở máy, dây quấn sẽ sinh ra một từ trường đập mạch Φc Một phần của Φc là Φ'c sẽ
đi qua F và sinh ra In trong F (In → Φn), nếu bỏ qua
tổn hao trong vòng ngắn mạch thì Φn sẽ trùng pha với In Φn tác dụng với Φ'c sinh ra
c n
.
Φ + Φ
=
Φ Φf lệch pha so với phần thông còn lại Φc - Φ'c Do đó sẽ sinh ra một từ trường gần
giống từ trường quay và cho một moment mở máy đáng kể
II Phân loại:
Động cơ điện một pha có thể phân làm các loại sau:
+ Động cơ điện một pha có vòng ngắn mạch
+ Động cơ điện một pha mở máy bằng điện trở (pha phụ)
+ Động cơ điện một pha mở máy bằng điện dung
+ Động cơ điện một pha kiểu điện dung:
- Có điện dung làm việc
- Có điện dung làm việc và mở máy
Hình 4.7 Động cơ điện 1
pha có vòng ngắn mạch
Hình 4.6 Động cơ điện 1 pha kiểu điện dung
Trang 5III Sử dụng động cơ điện ba pha trong lưới điện một pha:
i.Khi điện áp nguồn điện 1 pha bằng điện áp pha của động cơ ba pha
- Sơ đồ hình 4.8a
+ Điện áp nguồn bằng điện áp pha của động cơ Ung = Uf
+ Điện dung làm việc của tụ điện F
U
I 4800 C
ng
f
+ Điện áp làm việc của tụ: Uc ≈Ung(V)
+ If: Dòng điện pha định mức của động cơ ba pha, (A)
- Sơ đồ hình 4.8b
+ Điện áp nguồn bằng điện áp pha của động cơ Ung = Uf
+ Điện dung làm việc của tụ điện F
U
I 1600 C
ng
f
+ Điện áp làm việc của tụ: Uc ≈2Ung
Cách đấu dây theo sơ đồ 4.8b có ưu điểm hơn sơ đồ hình 4.8a: Moment mở máy lớn hơn, lợi dụng công suất khá hơn, điện dung của tụ nhỏ hơn nhưng điện áp trên tụ lớn hơn
Hình 4.8 Động cơ điện 1 pha kiểu điện dung khi Ung =Upha
Trang 6ii.Khi điện áp nguồn điện 1 pha bằng điện áp dây của động cơ ba pha
Có thể đấu dây theo sơ đồ sau:
- Sơ đồ hình 4.9a - Sơ đồ hình 4.9b
+ Ung = Ud + Ung = Ud
U
I 2800 C
ng
f
U
I 2740 C
ng
f
+ Uc ≈Ung + Uc ≈1,15Ung
§ 4.2 ĐỘNG CƠ CHẤP HÀNH KHÔNG ĐỒNG BỘ ( AC SERVOMOTOR)
Để điều khiển 1 đối tượng nào đó, tín hiệu điều khiển ít khi dẫn trực tiếp đến mà thường qua khâu trung gian nào đó Thí dụ muốn biến tín hiệu điện áp thành tín hiệu cơ học tác động vào đối tượng điều khiển thì người ta dùng khâu trung gian là động cơ chấp hành Động cơ này cần thỏa mãn các yêu cầu chính:
- Độ nhạy cao, quán tính bé, nghĩa là phải quay hoặc dừng tức khắc khi có tín hiệu hoặc mất tín hiệu điều khiển mà không nhờ 1 cơ cấu hãm
- Moment mở máy lớn, động cơ làm việc ổn định
- Đặc tính cơ tuyến tính, phạm vi điều chỉnh tốc độ rộng
- Công suất điều khiển nhỏ
Động cơ chấp hành không đồng bộ (KĐB) là loại động cơ KĐB 2 pha công suất bé ( 0,1÷ 300W) Kết cấu như sau: Stator ghép bằng lá thép kỹ thuật điện có 2 cuộn dây đặt lệch nhau 900
Trong đó 1 cuộn Wkt làm nhiệm vụ kích thích, cuộn Wđk làm nhiệm vụ điều khiển, 2 cuộn này được đặt vào 2 điện áp lệch nhau 900 thời gian Nguồn kích
Hình 4.9 Động cơ điện 1 pha kiểu điện dung khi Ung =Ud
Trang 7thích lấy ở lưới điện xoay chiều, nguồn điều khiển lấy ở tín hiệu điều khiển, có nhiều loại điều khiển : Điều khiển biên độ, điều khiển pha, điều khiển hỗn hợp (cả biên độ và pha) Tổng quát từ trường quay có thể là ellip do tính bất đối xứng của điện áp hoặc pha (pha nhỏ hơn 900)
Khi có tín hiệu điều khiển trong khe hở sẽ hình thành từ trường quay và động cơ làm việc với đặc tính moment thuận (đặc tính cơ thông thường) Khi mất tín hiệu điều khiển, trong dây quấn stator chỉ còn nguồn điện 1 pha ( Ukt), từ trường đập mạch do dòng điện 1 pha sinh ra được phân thành 2 từ trường quay thuận và ngược, tương ứng ta có 2 đặc tính cơ thuận và ngược, đặc tính cơ tổng
M∑ sẽ tạo ra 1 moment ngược với moment thuận (là đặc tính cơ thông thường của động cơ KĐB khi có cả 2 điện áp kích thích và điều khiển) làm rotor đứng lại
(H 4.10c)
Hình 4.10 Sơ đồ nguyên lý động cơ thừa hành không đồng bộ
Trang 8Để máy làm việc ổn định và đặc tính cơ tuyến tính thì rotor phải được chế tạo với điện trở rất lớn để sm = 3 ÷ 4 , với sm lớn như vậy nó mới chống được hiện tượng tự quay nữa (còn đối với động cơ 1 pha thông thường vì điện trở rotor bé
→ đặc tính cơ có dạng như hình 4.10b, khi rotor đã quay ta ngắt mạch khởi động thì động cơ vẫn tiếp tục quay)
Động cơ chấp hành KĐB có kết cấu tương tự như động cơ KĐB thường rotor lồng sóc nhưng phải được chế tạo với độ chính xác cao, quán tính bé Thông thường hay làm theo kiểu rotor rỗng (hình cốâc) cấu tạo như hình 4.10d
Stator gồm 2 phần : Ngoài và trong, stator ngoài gồm các lá thép kỹ thuật điện ghép lại với nhau, gồm có răng rãnh để đặt dây quấn kích thích và dây quấn điều khiển Stator trong gồm các lá thép ghép lại không có răng rãnh chỉ dùng làm mạch dẫn từ Rotor rỗng thường làm bằng vật không dẫn từ như nhôm hay đuy-ra được bắt lên trên trục bằng vành đỡ và quay ở giữa khe hở stator Ngoài ra rotor có thể làm bằng hợp kim đồng nhôm có điện trở suất cao hoặc làm bằng sắt, hay bằng vải ép trên mặt ngoài tráng vật liệu dẫn điện
Do khe hở không khí lớn (δ=0,3 ÷ 1,4 mm) nên I0 lớn , cosϕ thấp, hiệu suất thấp, trọng lượng lớn (vì δ lớn nên muốn Φ cao phải tăng stđ F = I W → W tăng) (hình 4.10d)
§ 4.3 MÁY ĐIỆN KĐB LÀM VIỆC TRONG HỆ TỰ ĐỒNG BỘ (Selsyl)
Máy điện KĐB làm việc trong hệ tự đồng bộ gồm nhiều máy đặt cách nhau và chỉ nối với nhau bằng điện Khi 1 trong những máy đó quay đi 1 góc ( gọi là máy phát) thì những máy khác (máy thu) cũng quay 1 góc như vậy Hệ thống này thường dùng trong kỹ thuật khống chế và đo lường Những máy điện này thường thuộc loại 3 pha và 1 pha và có thể làm việc ở nhiều chế độ : Chỉ thị, vi sai, biến áp
1 Hệ tự đồng bộ 3 pha ( Selsyl 3 pha):
Đơn giản nhất là gồm 2 máy điện KĐB rotor dây quấn Dây quấn stator của chúng được nối với lưới điện còn dây quấn rotor được nối với nhau theo pha Như vậy nếu ở 2 máy vị trí của rotor đối với stator giống nhau thế sđđ E2 trong đúng thứ tự mạch rôto của chúng sẽ ngược nhau và dòng điện I2 sẽ bằng 0
Gọi F là máy phát tín hiệu và T là máy thu tín hiệu thì khi có tín hiệu tác động vào máy phát F làm quay roto của nó đi 1 góc θ thì các sđđ E2F và E2T sẽ có góc lệch θ và do đó trong mạch rotor sẽ có dòng điện I2
Trang 9T 2 F 2
j T 2 F 2 2
Z Z
e E E
.
−
−
(+) khi rotor F quay cùng chiều với ΦF ( E2T vượt trước E2F )
(–) Khi rotor F quay ngược chiều với ΦF
Trong đó : Z2F và Z2T : Tổng trở rotor của máy phát (F) và máy thu (T)
Từ đồ thị vectơ ta thấy thành phần tác dụng của I2 cùng chiều với E2T do đó MT sẽ làm quay rotor của máy T đi 1 góc θ Trái lại thành phần tác dụng của
I2 ngược chiều với E2F nên sẽ có moment MF kéo rotor của máy F trở về vị trí
θ= 0 Hoặc có thể giải thích như sau:
- Góc ψ2F ≈ 1800, cos ψ2 < 0 → MF < 0 ( M hãm) : Kéo rôto máy F trở về vị trí 0
- Góc ψ2 ≈ 0, cos ψ2 > 0 → MT > 0 (M quay) : Kéo rôto của máy T đi 1 góc θ
Hệ thống 2 máy trên sẽ làm việc cân bằng khi góc lệch θ ở 2 máy F và T bằng nhau Vì vậy khi giữ roto của máy F ở góc θ thì roto của máy T cũng sẽ quay 1 góc đúng bằng θ Sự liên lạc như thế còn gọi là sự liên lạc kiểu trục điện
2 Hệ tự đồng bộ 1 pha ( selsyl 1 pha):
Stator của 2 máy F và T chỉ có 1 pha nối với lưới điện chung, còn rotor của 2 máy vẫn là dây quấn 3 pha và nối với nhau theo đúng thứ tự pha
Khi cho dòng điện 1 pha vào dây quấn stator thì trong khe hở sinh ra từ trường đập mạch và có thể phân thành 2 từ trường quay ngược chiều nhau là ΦA
Hình 4.11 Sơ đồ nguyên lý của selsyl ba pha
Trang 10và ΦB và ta coi như ø có hai hệ thống đồng bộ ba pha hợp lại Như vậy có thể dùng nguyên lý làm việc của hệ 3 pha tìm ra moment từng phần và moment tổng
Quay rotor của máy F theo chiều của ΦAF 1 góc θ Đối với từ trường quay thuận ΦAF và ΦAT thì giống như hệ 3 pha MAF và MAT có khuynh hướng kéo 2 rotor trở về cùng 1 vị trí Đối với từ trường quay ngược ΦBF và ΦBT cũng vậy Vì vậy moment do 2 từ trường quay sinh ra trên mỗi máy cùng chiều nên trị số tuyệt đối của chúng là tổng của 2 moment của từng phân lượng từ trường làm trục quay Như vậy nếu quay roto của máy F đi 1 góc θ thì roto máy T cũng quay đi 1 góc θ
Thường đặt dây quấn sơ cấp 1 pha trên rotor còn dây quấn thứ cấp 3 pha lắp trên stator như vậy giảm đi được 1 vành trượt Để có đặc tính moment tốt, dây quấn 1 pha thường đặt trên cực lồi
Ngày nay người ta đã chế tạo những selsyl 1 pha không vành trượt
Hệ tự đồng bộ ngày nay được áp dụng rộng rãi trong ngành tự động hóa và điều khiển
Trang 11Hình 4.12 Sơ đồ nguyên lý và cấu tạo của selsyl một pha