Điều trị rối loạn lưỡng cực doc

13 306 0
Điều trị rối loạn lưỡng cực doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Điều trị rối loạn lưỡng cực KHÁI NIỆM:  Rối loạn tâm lý ở trẻ em đang được quan tâm đúng mức do những vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng.  Rối loạn trầm cảm nặng, rối loạn tuyến ức, rối loạn lưỡng cực là 3 thể chính của rối loạn cảm xúc và tính tình ở trẻ em và thanh thiếu niên.  Bệnh rối loạn lưỡng cực là bệnh lý rối loạn cảm xúc thường gặp trong lâm sàng. Đặc điểm của bệnh là sự tái diễn và luân phiên các giai đoạn hưng phấn hoặc trầm cảm, xen kẽ là những giai đoạn thuyên giảm hoàn toàn.  Hiện tại, chưa có số liệu chính xác nào về tỷ lệ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực ở trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia bệnh này có thể chẩn đoán xác định khi trẻ 10 tuổi. Trong 10 năm qua, số lượng mắc bệnh này đã tăng gấp đôi và năm 2001 có 100.000 trẻ đã được điều trị.  Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên là 1%. NGUYÊN NHÂN:có nguồn gốc gen  tỷ lệ cùng mắc bệnh là 65% trong sinh đôi cùng trứng.  tỷ lệ cùng mắc bệnh là 20% trong sinh đôi khác trứng.  theo hãng tin AFP, các nhà khoa học thuộc viện Karolinska (Thụy Điển) đã tiến hành khảo sát trên 13.000 bệnh nhân ở Thụy Điển đã được chẩn đoán chứng rối loạn lưỡng cực. Kết quả cho thấy trẻ có cha trên 55 tuổi có nguy cơ bị rối loạn lưỡng cực hơn trẻ có cha trong độ tuổi 20. Các nhà nghiên cứu coi đây là do tác động của di truyền. Khác với phụ nữ, các tế bào sinh sản của đàn ông tiếp tục phân chia trong suốt cuộc đời và điều này đã làm tăng rủi ro sai lỗi phân chia DNA. TRIỆU CHỨNG: Các triệu chứng đan xen nhau, có thể xày ra nhanh chóng trong thời gian ngắn hay kéo dài từ vài giờ đến vài ngày hoặc không xảy ra hay tiến triển mạn tính.  trầm cảm  trạng thái quá khích  suy nghĩ phô trương  hưng phấn  nói nhanh  lãng trí  tăng hoạt động tình dục  sùng đạo  tiêu xài lãng phí  ảo giác  ảo tưởng Vài trẻ sẽ có biểu hiện:  dễ cáu kỉnh  hoang tưởng  thích gây hấn  không yên  hành vi liều lĩnh  khiếm khuyết, rối loạn nhận thức Trường hợp nặng:  không đi học được, quan hệ bạn bè kém, nguy cơ lạm dụng các hóa chất, chất gây nghiện ở tuổi vị thành niên. NHỮNG KHUYẾN CÁO GIÚP CHẨN ĐOÁN BỆNH RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC:  Tầm soát bằng những câu hỏi liên quan đến bệnh như: sự thay đổi tính tình đột ngột, rối loạn giấc ngủ, tâm trạng lo âu, kích thích, hành động liều lĩnh, tiền sử trầm cảm và tiền sử gia đình có rối loạn về tâm thần. Các triệu chứng về hành vi và cảm xúc nên được đánh giá trong khung cảnh gia đình, trường học, bạn bè và những yếu tố tâm lý xã hội khác.  Dựa vào tiêu chuẩn DSM-IV-TR, bao gồm tiêu chuẩn về thời gian. Đánh giá cẩn thận về bệnh, thời gian triệu chứng kéo dài, tâm thần vận động, giấc ngủ, thay đổi nhận thức.  Cần thiết đánh giá các vấn đề đi kèm, yếu tố khởi phát từ môi trường, rối loạn ngôn ngữ đáng kể và các yếu tố nguy cơ như tiền sử lạm dụng các chất gây nghiện.  Đối với những trẻ chưa đi học, có những vấn đề liên quan về tâm trạng và hành vi nên được đánh giá về rối loạn phát triển tâm thần, ức chế tâm lý xã hội, xung đột quan hệ giữa cha mẹ và con cái hay thay đổi tâm lý thất thường. ĐIỀU TRỊ: - Mục tiêu của điều trị không những cải thiện hiệu quả điều trị mà còn đẩy mạnh giúp bệnh nhân gắn kết điều trị lâu dài, do đó ngăn ngừa sự tái phát và làm giảm sự hoành hành của bệnh cũng như nguy cơ tử vong. - Cân bằng trạng thái tâm thần - Liệu pháp tâm lý đơn độc thường không hiệu quả - Các loại thuốc đang được sử dụng: 1. Lithium carbonate (đường uống) hiệu quả trong 60% trường hợp. + Nồng độ cho phép là:  Giai đoạn đầu :1.0– 1.2 mEq/l  Nồng độ duy trì: 0.5 – 0.8mEq/l + Tương tác thuốc : khi dùng chung với thuốc kháng viêm nonsteroid, thuốc ức chế men chuyển hóa angiotensin và thuốc lợi tiểu. + Tác dụng phụ: tổn thương thận, suy giáp, chứng khát nước, tiểu nhiều, rùng mình và chứng viêm các tuyến nhờn trên da và làm bệnh vẩy nến trở nên trầm trọng hơn. + Theo dõi chức năng thận, chức năng tuyến giáp. 2. Thuốc chống động kinh, Carbamazepine (Tegretol) và Acid valproic hiệu quả ở người lớn. + Tác dụng phụ :  Divaproex gây độc cho gan, rụng tóc, tương tác thuốc, bệnh giảm tiểu cầu, viêm tụy, bệnh buồng trứng đa nang ở những bé gái.  Carbamazepine có thể gây tương tác thuốc, buồn nôn, nôn ói, choáng váng, nhức đầu, nhạy cảm ánh sáng, đau khớp và rụng tóc. Tegretol gây hội chứng Steven Johnson và giảm bạch cầu (hiếm). 3. Vài chất cân bằng tâm thần mới : + Lamotrigine : hứa hẹn nhất  Tác dụng phụ : 10% trẻ có nổi ban, có thể tiến triển thành hội chứng Steven Johnson và ban đe dọa mạng sống. + Topiramate có thể gây khiếm khuyết về nhận thức như khó khăn trong ngôn ngữ, bệnh liệt nhẹ, sụt cân và tác dụng phụ về thị giác. 4. Thuốc khác : thuốc chống loạn thận mới Risperidone và Aripiprazole là 2 thuốc được FDA (Food Drugs Association) ủng hộ cho việc điều trị cho trẻ từ 10 – 17 tuổi. Risperidone được ủng hộ cho điều trị chứng cuồng cấp tính trong khi Aripiprazole ngoài sử dụng trong giai đoạn cấp tính còn dùng để duy trì điều trị. Nói chung, 2 thuốc này có hiệu quả tốt trong điều trị. Tuy nhiên, có thể có bất thường về tăng cân và chuyển hóa, bao gồm đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Triệu chứng ngoại tháp là rất hiếm. Acid béo Omega – 3, acid eicosapentaenoic (EPA) và/hoặc acid docosahexaenoic (DHA), cho thấy có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ:  Nồng độ Lithium, chức năng thận, tuyến giáp, phân tích nước tiểu nên được theo dõi thường xuyên.  Đối với điều trị Divalproex cần theo dõi chức năng gan, đếm tế bào máu, thử thai, nồng độ thuốc, chỉ điểm gan nên theo dõi mỗi 3 – 6 tháng.  Thuốc chống loạn thần mới nên theo dõi chỉ số BMI, vòng eo, huyết áp, test Glucose nhanh, test lipid nhanh mổi 3 tháng. Điều trị không dùng thuốc: 4 dạng can thiệp tâm lý xã hội được nghiên cứu:  Liệu pháp hành vi liên quan nhận thức cá nhân (CBT – cognitive behavioral theraphy)  Liệu pháp nhịp độ trong quan hệ con người và xã hội (IPSRT – interpersonal and social rhythm theraphy)  Giáo dục tâm lý theo từng nhóm  Liệu pháp nhắm vào gia đình (FFT – family focused theraphy) CBT sẽ nhận ra sự liên hệ giữa các sự kiện, suy nghĩ, cảm xúc và hành vi cũng như nhận diện và hổ trợ các suy nghĩ tự ý bị rối loạn và nhận thức kém, do đó giúp khả năng bệnh nhân theo dõi trạng thái và các triệu chứng báo trước và tuân thủ điều trị. Thuật ngữ RAINBOW được dùng để mô tả mục tiêu điều trị như sau: R = thói quen A = điều hòa thích hợp I = tôi có thể làm được điều đó N = không còn suy nghĩ thụ động B = là người bạn tốt, cách sống lành mạnh O = Oh, chúng ta có thể giải quyết vấn đề như thế nào? W = các cách nhận hổ trợ IPSRT tập trung làm giảm stress và tổn thương bằng cách ổn định thói quen hằng ngày cũng như chu kỳ thức ngủ. Vài nghiên cứu nhận thấy rằng bệnh nhân có gia đình với biểu hiện cảm xúc mạnh thường đáp ứng kém với điều trị và tỷ lệ tái phát cao. Điều trị theo phương pháp hướng về gia đình: Các giai đoạn và mục tiêu 1-9 giai đoạn 1: giáo dục 1-2 giúp gia đình hiểu về phương pháp, chương trình, mục tiêu điều trị. 3-4 cho xem phim giáo dục về trẻ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực. 5 giới thiệu kiểu tổn thương, stress 6 nhận biết những nguy cơ và yếu tố bảo vệ. 7 kế hoạch phòng ngừa tái phát 8 gia đình và trường học có thể giúp đỡ như thế nào 9 gặp riêng gia đình để giải quyết những khó khăn gặp phải 10-15 giai đoạn 2: huấn luyện đẩy mạnh giao tiếp 10 xem trước các kỹ năng 11 kỹ năng # 1: bộc lộ những cảm xúc tích cực 12 kỹ năng # 2: chú ý lắng nghe [...]... giúp cho phương pháp điều trị sẽ được bắt đầu sớm hơn, do đó làm giảm các biến chứng đi kèm do không được điều trị kéo dài Các triệu chứng khởi phát bệnh thường là trầm cảm, kích thích, trạng thái hưng phấn , cơn giận dữ, lo âu, rối loạn giấc ngủ… Nhận ra các chỉ điểm sinh học sẽ giúp cho việc chẩn đoán cũng như điều trị chính xác và sớm Một nghiên cứu cho thấy trẻ bệnh rối loạn lưỡng cực hấp thu melatonin... mạnh Điều này gây ra tình trạng rối loạn giấc ngụ ở trẻ bệnh Ngoài ra, người ta ngày càng sử dụng nhiều hơn các phương pháp không xâm lấn để xem hình ảnh thần kinh như cộng hưởng từ hạt nhân và phổ cộng hưởng từ Từ đó, sẽ giúp cho việc phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về sinh bệnh học thần kinh gây phát triển bệnh Cha mẹ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực, có triệu chứng hay đã được chẩn đoán với những rối loạn. .. cầu tích cực thay đổi 14 kỹ năng # 4: phê phán những cảm xúc tiêu cực 15 xem lại và đanh giá những kỹ năng đã áp dụng 16-21 giai đoạn 3: huấn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề 16 giới thiệu những module giải quyết vấn đề, xem lại mục tiêu và nhận ra các vấn đề liên quan gia đ 17-19 giải quyết vấn đề 20-21 kết thúc: xem lại các mục tiêu điều trị, kế hoạch phòng tái phát, khuyến khích tuân thủ điều trị NHỮNG . Điều trị rối loạn lưỡng cực KHÁI NIỆM:  Rối loạn tâm lý ở trẻ em đang được quan tâm đúng mức do những vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng.  Rối loạn trầm cảm nặng, rối loạn tuyến. nặng, rối loạn tuyến ức, rối loạn lưỡng cực là 3 thể chính của rối loạn cảm xúc và tính tình ở trẻ em và thanh thiếu niên.  Bệnh rối loạn lưỡng cực là bệnh lý rối loạn cảm xúc thường gặp trong. cũng như điều trị chính xác và sớm. Một nghiên cứu cho thấy trẻ bệnh rối loạn lưỡng cực hấp thu melatonin từ ánh sang mặt trời kém hơn trẻ khỏe mạnh. Điều này gây ra tình trạng rối loạn giấc

Ngày đăng: 26/07/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan