Thiết thực như giảm stress theo ngày Theo các chuyên gia tâm lý, tâm trạng làm việc của con người thay đổi từ thứ 2 cho tới thứ 6. Hiểu rõ bản chất tâm lý trong từng ngày sẽ giúp xây dựng thời gian biểu giảm tress phù hợp, tăng hiệu suất công việc… Theo các chuyên gia tâm lý, tâm trạng làm việc của con người thay đổi từ thứ 2 cho tới thứ 6. Hiểu rõ bản chất tâm lý trong từng ngày sẽ giúp xây dựng thời gian biểu giảm tress phù hợp, tăng hiệu suất công việc… Thứ 2: Việc dậy sớm rất quan trọng Những cảm giác mệt mỏi, mất tập trung, lười biếng, hay quên mà“Hội chứng ngày thứ 2” mang lại từ lâu đã trở nên quen thuộc. Một nghiên cứu của Đức chỉ ra, 80% mọi người khi thức dậy vào sáng thứ 2 đều cảm thấy tâm trạng uể oải. Trong khi đó, các cuộc họp, những việc cần đưa ra quyết định quan trọng lại thường được sắp xếp vào ngày này. Do đó áp lực càng nặng nề hơn. Bởi vậy, sáng thứ 2 tốt nhất bạn nên dậy sớm. Cảm giác căng thẳng có liên quan rất chặt chẽ với yếu tố thời gian. Khi dậy sớm, quỹ thời gian thoải mái sẽ khiến bạn vừa giảm bớt được cảm giác lo lắng, vừa có thể ung dung thưởng thức bữa sáng. Tốt nhất nên khởi đầu ngày mới bằng những thực phẩm giàu trytophane, giúp nâng cao nồng độ serotonin trong não, tạo cảm giác sảng khoái như 1 ly sữa tươi, trứng gà, thịt bò, chuối tiêu… Với nam giới, nên thực hiện các động tác vận động cơ trong 20 phút, như chống đẩy hoặc tập tạ… Những động tác này cũng có thể nhanh chóng giúp trung khu thần kinh hợp thành serotonin. Khi đến công sở, tốt nhất bạn nên nghe nhạc cổ điển không lời. Những khúc nhạc hay có thể nhanh chóng đi vào tâm hồn, có tác dụng giảm áp lực và thư giãn tốt. Thứ 3: Suy tưởng bằng hình ảnh Nếu thứ 2 là quãng thời gian quá độ từ trạng thái nghỉ ngơi sang làm việc, thì thứ 3 bạn không thể không đối mặt với hiện thực, toàn tâm toàn ý tập trung vào công việc. Một nghiên cứu mới của Anh đã chỉ ra, 10h sáng thứ 3 là thời điểm áp lực công việc nặng nhất trong tuần. Mọi người thường cảm thấy đau đầu vì công việc trong thời điểm này. Nghiên cứu cũng chỉ ra, trong ngày này, nhiều người thường tận dụng thời gian nghỉ trưa để làm việc. Khi cảm thấy áp lực công việc quá lớn, bạn nên thử biện pháp suy tưởng bằng hình ảnh để thư giãn. Bạn nên tìm một nơi tương đối yên tĩnh, nhắm mắt, thực hiện 10-20 lần hít thở sâu. Sau đó tưởng tượng bản thân đang trên thang máy, bắt đầu từ từ đếm 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng…liên tục cho tới tầng 10. Sau đó lại tưởng tượng thang máy đang từ từ đi xuống, và đếm ngược từ tầng 10 xuống tầng 1. Thứ 4: Nghĩ cách tự làm bản thân cười Một giáo sư tâm lý học của Úc đã chứng minh: thứ 4 là thời điểm tâm trạng con người uể oải nhất trong tuần, và cũng là thời điểm phải tiếp nhận thông tin nhiều nhất, cảm giác nặng nề nhất. Trong ngày này, tốt nhất bạn nên nghĩ cách để tự chọc cười bản thân như đọc truyện tranh, truyện cười, hoặc hồi tưởng lại những thành tựu của bản thân. Khi ý chí con người sa sút, thường có suy nghĩ tiêu cực. Lúc này, việc hồi tưởng lại những thành quả đã đạt được sẽ giúp tăng thêm sự tự tin, giúp tinh thần vững vàng hơn. Thứ 5: Vặn đèn sáng hết cỡ Thứ 5 bị nhiều người coi là “đêm tối trước bình minh”. Ngày này không chỉ là ngày hiệu suất công việc thấp nhất mà còn là ngày tâm trạng chán nản nhất trong tuần. Những khó chịu tích luỹ từ các ngày trước hầu như đều bộc phát trong ngày này. Bạn có thể sẽ thấy mọi thứ có gì đó không ổn, bàn làm việc dường như một đống lộn xộn, âm thanh đồng nghiệp phát ra có vẻ rất khó chịu, mọi thứ đều khiến bạn nghẹt thở. Cách tốt nhất để giảm căng thẳng trong ngày này là vặn ánh sáng đèn hết cỡ. Có nghiên cứu đã chỉ ra, ánh đèn càng sáng, khả năng tạo thành dopamine và serotonin trong não càng mạnh. 2 chất này sẽ giúp tâm trạng ổn định, vui vẻ hơn. Điều này cũng chứng tỏ tại sao ở những nơi ánh sáng tràn ngập, số người bị chứng trầm cảm càng ít. Ngoài ra, những mệt mỏi trong ngày thứ 5 cũng có quan hệ nhất định với việc não bị thiếu ôxy. Bạn nên để vài cây xương rồng cảnh trong phòng làm việc, bởi loại cây này có thể giải phóng ra lượng lớn oxy vào ban ngày, giúp tiêu trừ cảm giác mệt mỏi. Thứ 6: Coi như thứ 2 đầu tuần Trải qua các ức chế tâm lý từ thứ 2 đến thứ 5, sang ngày thứ 6 bạn có cảm thấy thật thư giãn? Điều thú vị là ngày này đáng nhẽ là ngày không có tâm trạng để làm việc nhưng lại được chứng minh là ngày làm việc hiệu qủa nhất trong tuần. Sở dĩ như vậy do tâm trạng thoải mái khiến não bộ tập trung tốt hơn, tốc độ xử lý vấn đề cũng nhanh hơn. Tốt nhất bạn nên coi ngày thứ 6 như thứ 2 đầu tuần, để tránh truờng hợp thả lỏng quá, sẽ khiến ngày đầu tuần sau bắt đầu trong căng thẳng. Cuối tuần: Dùng 1 tiếng để nghĩ đến công việc tuần sau Không dễ dàng mới tới cuối tuần nhưng nhiều cuộc điều tra cho thấy sau khi chơi hết mình trong ngày thứ 7, thường xuất hiện cảm giác lo lắng cho công việc tuần sau. Bạn càng nghĩ càng mệt mỏi, thậm chí gây mất ngủ, tạo thành “mối lo đi làm ngày thứ 2 đầu tuần”. Để giải quyết vần đề này, bạn nên thiết lập 1 hệ thống “công tắc” cho não bộ, tự nhắc bản thân khi có thể chơi, nên chơi hết mình, khi phải làm việc nên dốc hết sức. Chưa đến thứ 2 không nên nghĩ đến vấn đề công việc. Nếu thực sự không thể yên tâm, bạn có thể dành 1 tiếng buổi tối chủ nhật nghĩ xem tuần sau mình nên làm gì, và lên kế hoạch sơ lược cho công việc. Như vậy bạn sẽ cảm thấy tâm lý dễ chịu hơn rất nhiều. (Theo Dan Tri) . Thiết thực như giảm stress theo ngày Theo các chuyên gia tâm lý, tâm trạng làm việc của con người thay đổi từ thứ 2 cho tới thứ 6. Hiểu rõ bản chất tâm lý trong từng ngày sẽ giúp. minh”. Ngày này không chỉ là ngày hiệu suất công việc thấp nhất mà còn là ngày tâm trạng chán nản nhất trong tuần. Những khó chịu tích luỹ từ các ngày trước hầu như đều bộc phát trong ngày này Coi như thứ 2 đầu tuần Trải qua các ức chế tâm lý từ thứ 2 đến thứ 5, sang ngày thứ 6 bạn có cảm thấy thật thư giãn? Điều thú vị là ngày này đáng nhẽ là ngày không có tâm trạng để làm việc nhưng