HỒI SỨC TIM-PHỔI pptx

3 288 2
HỒI SỨC TIM-PHỔI pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỒI SỨC TIM-PHỔI (REANIMATION CARDIORESPIRATOIRE) PHẦN III NHỮNG THỦ THUẬT HỒI SỨC CƠ BẢN NƠI TRẺ EM (MANŒUVRES ELEMENTAIRES DE REANIMATION CHEZ L’ENFANT) Ở trẻ em, những vấn đề hô hấp thường xảy ra hơn nhiều so với những tai biến tim. Phải đặc biệt chú ý đến các đường hô hấp và vào sự trao đổi khí. Những nguyên nhân thông thường nhất gây suy hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em theo thứ tự là :  hít các vật lạ vào đường hô hấp.  nuốt thuốc hay các chất ma túy.  hội chứng chết đột ngột của nhũ nhi.  nhiễm trùng những đường hô hấp trên (viêm nắp thanh quản, bạch hầu thanh quản )  chết đuối  chấn thương  hít khói. I/ MỞ ĐƯỜNG HÔ HẤP (OUVERTURE DES VOIES AERIENNES) Như đối với người trưởng thành, cách tốt nhất để khai thông các đường dẫn khí là, bằng một bàn tay kéo trán về phía dưới và phía sau và với bàn tay kia kéo hàm lên cao. Tuy nhiên sự quá đáng của động tác có thể dẫn đến sự hẹp lại của khí quản do tính đàn hồi và khẩu kính nhỏ của nó. Trong trường hợp tắc đường dẫn khí, đứa trẻ có thể có một phản xạ ho không có hiệu quả, thở rít kỳ thở vào, khó thở và xanh tía. Khi đưa các ngón tay vào trong miệng để cố lấy ra các vật lạ, phải đặc biệt thực hiện một cách thận trọng để tránh đẫy vật nguyên nhân gây tắc vào sâu bên trong. Sự thị chẩn vùng sau họng (arrière-gorge) trước hết phải được thực hiện bằng cách đưa ngón cái vào trong miệng, những ngón khác của bàn tay siết hàm dưới sao cho có thể nhìn thấy rộng vùng sau họng. Cũng như đối với người trưởng thành, những cú đánh vào lưng và/hoặc những cú bóp bằng bàn tay có thể cần thiết để làm xê dịch vật. Tuy nhiên ở đây những đè ép bằng tay được thực hiện ở xương ức thay vì trên bụng. Nếu đó là em bé, người hồi sức đặt nó đầu thấp trên cánh tay mình, vừa dùng bàn tay để giữ cổ và má. Vì những lý do thuận tiện, người hồi sức có thể để cánh tay dựa trên đùi gập lại. Với bàn tay kia, đánh 4 cú liên tiếp giữa các xương bả vai, rồi trở ngược em bé lại để thực hiện 4 đè ép trên ngực bằng cách đặt hai ngón tay lên phần dưới của xương ức. Nếu đó là một trẻ em, người hồi sức có thể đặt nó lên đùi gập lại của mình để thực hiện cùng những thủ thuật. II/ THÔNG KHÍ NHÂN TẠO. Sau đó người ta sẽ xác lập sự hiện diện hay vắng mặt của hô hấp bằng cách áp tai vào miệng của đứa bé. Nếu nó ngạt thở hay thở rất khó nhọc, nhu cầu hô hấp nhân tạo không phải luôn luôn dễ xác định. Sự xanh tía môi là một tiêu chuẩn khách quan khá đáng tin cậy. Để thực hiện thông khí nhân tạo, người hồi sức dùng môi mình che phủ đồng thời miệng và mũi của đứa trẻ nhằm đảm bảo độ kín thỏa mãn. Nếu sự hô hấp tự nhiên không được tái lập sau 4 lần thổi vào nhanh, thông khí nhân tạo phải được đảm bảo với nhịp 20/phút nơi em bé và 15/phút nơi trẻ em. Thể tích khí được thổi vào dĩ nhiên ít hơn so với người lớn. Nơi em bé, ta chỉ cần thổi vào dung lượng được chứa trong miệng (bằng những puffs). Thiết yếu là theo dõi tốt những cử động của lồng ngực để tránh thổi khí vào quá mức. Thật vậy sự căng dạ dày xảy ra thường hơn so với người lớn. III/ XOA BÓP TIM. Mạch cảnh (pouls carotidien) không phải luôn luôn dễ ấn chẩn nơi em bé. Mạch cánh tay (pouls huméral) có thể dễ ấn chẩn hơn bằng cách đặt ngón trỏ và ngón giữa trên mặt trong của cánh tay, ở giữa vai và cùi chỏ. Nơi em bé, xoa bóp tim (compression précordiale) được thực hiện ở phần giữa của xương ức, giữa hai núm vú. Sự xoa bóp này chỉ được đảm bảo bởi hai hay ba ngón tay làm hạ thành ngực xuống khoảng 2 cm. Tần số của các xoa bóp là 100 đến 120/ phút (bình thường ta có thể đếm : “ một, hai ”) nơi trẻ sơ sinh và 80 100 /phút nơi trẻ em. Tỷ suất thông khí/xoa bóp là 30/2 khi có một người hồi sức và 15/2 khi có hai người. . HỒI SỨC TIM-PHỔI (REANIMATION CARDIORESPIRATOIRE) PHẦN III NHỮNG THỦ THUẬT HỒI SỨC CƠ BẢN NƠI TRẺ EM (MANŒUVRES ELEMENTAIRES DE REANIMATION. vì trên bụng. Nếu đó là em bé, người hồi sức đặt nó đầu thấp trên cánh tay mình, vừa dùng bàn tay để giữ cổ và má. Vì những lý do thuận tiện, người hồi sức có thể để cánh tay dựa trên đùi gập. trên ngực bằng cách đặt hai ngón tay lên phần dưới của xương ức. Nếu đó là một trẻ em, người hồi sức có thể đặt nó lên đùi gập lại của mình để thực hiện cùng những thủ thuật. II/ THÔNG KHÍ

Ngày đăng: 26/07/2014, 19:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan