1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bakumatsu (Mạc Mạt). pptx

24 153 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,7 MB

Nội dung

Bakumatsu (Mạc Mạt) Bakumatsu Bakumatsu (幕末, Bakumatsu?) là những năm cuối cùng dưới thời Edo khi Mạc phủ Tokugawa sắp sụp đổ. Tiêu biểu là hàng loạt sự kiện quan trọng diễn ra từ năm 1853 đến năm 1867 khiến Nhật Bản chấm dứt chính sách ngoại giao bế quan tỏa cảng (sakoku) và chuy ển từ chế độ phong kiến Mạc phủ sang chính phủ Minh Trị. Sự phân chia lớn nhất về chính trị/tư tưởng trong thời kỳ này là giữa những người bảo ishin shishi (những người dân tộc yêu nước) và lực lượng của Mạc phủ, bao gồm lực lượng đặc biệt Shinsengumi (đội quân tuyển chọn). Mặc dù hai nhóm này là những thế lực hùng mạnh nhất, nhưng cũng có rất nhiều nhóm khác lợi dụng sự hỗn loạn của thời kỳ Bakumatsu để nắm quyền. Hơn nữa, có thêm hai yếu tố nữa làm trầm trọng hơn sự mâu thuẫn: thứ nhất là sự bất mãn ngày càng tăng về phần các daimyo tozama, và thứ hai là tình cảm bài phương Tây sau khi Đô đốc Matthew C. Perry tới Nhật Bản. Điều thứ nhất liên quan đến các lãnh chúa đã chống lại quân đội nhà Tokugawa trong trận Sekigahara năm 1600 và chính vì điều này mà họ không được bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng trong cơ cấu Mạc phủ. Điều thứ hai được thể hiện trong câu sonnō jōi, "hay phục Hoàng, đuổi rợ". Bước ngoặt của Bakumatsu diễn ra trong Chiến tranh Boshin và Trận Toba-Fushimi khi quân đội Mạc phủ bị đánh bại. Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị (1854) Khi hạm đội bốn chiếc tàu của Thiếu tướng Hải quân Matthew C. Perry xuất hiện ở vịnh Edo (vịnh Tokyo) tháng 7 năm 1853, Mạc phủ rơi vào tình trạng rối loạn. Chưởng quan Hội đồng tối cao, Abe Masahiro (1819–1857), chịu trách nhiệm thương thuyết với người Mỹ. Không có chút kinh nghiệm gì về đối phó với hiểm họa của an ninh quốc gia, Abe để cân bằng giữa mong muốn của hội đồng tối cao muốn thỏa hiệp với người ngoại quốc, của Thiên Hoàng muốn giữ khoảng cách với người nước ngoài, và với các daimyo muốn tiến hành chiến tranh. Không có được sự nhất trí, Abe quyết định thương thuyết bằng cách chấp nhận đòi hỏi của Perry mở cửa Nhật Bản cho thương nhân nước ngoài trong khi vẫn chuẩn bị cho chiến tranh. Tháng 3 năm 1854, Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị (hay Hiệp ước Kanagawa) vẫn cấm giao thương nhưng mở cửa ba cảng (Nagasaki, Shimoda, Hakodate) cho các tàu săn cá voi Hoa Kỳ cập cảng nhận mua đồ dự trữ, bảo đảm đối xử tốt với các thủy thủ Hoa Kỳ bị đắm tàu, và cho phép Lãnh sự quán Hoa Kỳ mở cửa ở Shimoda, một bến cảng ở bán đảo Izu, phía Tây Nam Edo. Rắc rối chính trị và vấn đề hiện đại hóa Tổn thất với Mạc phủ là rất đáng kể. Tranh cãi về chính sách của triều đình là không bình thường và đã khuyến khích sự chỉ trích của dân chúng với Mạc phủ. Hy vọng nhận được sự ủng hộ của những đồng minh mới. Abe, trước sự bàng hoàng của các daimyo fudai, đã tham khảo ý kiến của các daimyo shinpan và tozama, càng làm xói mòn thêm quyền lực của Mạc phủ. Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nagasaki, ở Nagasaki, gần Dejima. Kankō Maru, Tàu chiến hơi nước đầu tiên của Nhật Bản, 1855. Trong cải cách Ansei (1854–1856), Abe sau đó cố gắng củng cố quyền lực thống trị bằng cách đặt hàng các tàu chiến và vũ khí Hà Lan và xây dựng một cảng phòng thủ mới. Năm 1855, với sự trợ giúp của Hà Lan, Mạc phủ có được con tàu chiến hơi nước đầu tiên, Kankō Maru, được sử dụng để huấn luyện, và mở của Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nagasaki với sự hướng dẫn của người Hà Kan, và một trường quân sự theo kiểu phuowng Tây được thành lập ở Edo. Năm 1857, Mạc phủ có chiếc tàu chiến hơi nước điều khiển bằng chân vịt đầu tiên, chiếc Kanrin Maru. Tri thức khoa học phương Tây ("Rangaku") được phổ cấp nhanh chóng. Sự chống đối Abe ngày càng trầm trọng trong nhóm các fudai daimyo, họ chống lại việc Hội đồng Mạc phủ được mở cửa với các tozama daimyo, và ông bị thay thế vị trí Chưởng quan Hội đồng tối cao năm 1855 bởi Hotta Masayoshi (1810–1864). Cầm đầu nhóm chống đối là Tokugawa Nariaki, người đã từ lâu nắm chắc được sự trung thành của quân đội với Thiên hoàng cùng với tình cảm bài ngoại, người được đặt vào vị trí thống lĩnh việc phòng vệ quốc gia từ năm 1884. Trường Mito – dựa trên triết học Nho giáo cải tiến và các nguyên tắc của đạo Shinto – có mục đích là phục hồi lại vị trí của Đế quốc, quay lưng lại với phương Tây. Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại (1858) Townsend Harris đàm phán "Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại" năm 1858, mở cửa Nhật Bản với ảnh hưởng và thương mại với nước ngoài, dưới các điều kiện bất bình đẳng. Cảnh Yokohama năm 1859. Tiếp theo việc bổ nhiệm Townsend Harris làm Lãnh sự Hoa Kỳ năm và sau hai năm đàm phán, Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại được ký năm 1858 và có hiệu lực từ giữa năm 1859. Trong một hành động ngoại giao táo bạo, Harris đã chỉ ra nhiều hành động thực dân bạo ngược của Pháp và Anh chống lại Trung Quốc trong cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ Hai (1856–1860), gợi ý răng những quốc gia này sẽ không ngần ngại gây chiến với Nhật Bản, và Hoa Kỳ đề xuất việc thay thế bằng một nền hòa bìh. Những điểm quan trọng nhất của Hiệp ước này là:  Trao đổi nhân viên ngoại giao.  Edo, Kobe, Nagasaki, Niigata, và Yokohama mở cửa để giao thương với nước ngoài với tư cách là hải cảng.  Công dân Hoa Kỳ có thể sống và buôn bán theo ý thích ở những cảng này (chỉ trừ thuốc phiện bị cấm).  Một hệ thống đặc quyền ngoại giao theo đó người nước ngoài được tuân theo luật của tòa án lãnh sụ thay vì hệ thống luật của Nhật Bản.  Thuế xuất nhập khẩu cố định thấp, bị giám sát bởi quyền kiểm soát quốc tế, do đó lấy đi quyền kiểm soát giao thương của chính quyền Nhật Bản và sự bảo hộ đối với nền công nghiệp quốc nội (tỉ lệ này xuống tới mức thấp nhất là 5% trong những năm 1860.)  Nhật Bản được quyền mua tàu và vũ khí của Mỹ (ba tàu hơi nước Mỹ được giao cho Nhật Bản năm 1862). Nhật Bản cũng buộc phải áp dụng bất cứ điều khoản nào dành cho các quốc gia nước ngoài, dưới điều khoản “tối huệ quốc”. Ngay sau đó vài quốc gia cũng đi theo mẫu này và đưa ra các điều ước với Nhật Bản (Năm Hiệp ước thời Ansei, Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại với Mỹ vào ngày 29 tháng 7 năm 1858, Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại Hà Lan-Nhật Bản với Hà Lan ngày 18 tháng 8, Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại Nga- Nhật ngày 19 tháng 9, Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại Anglo-Nhật ngày 26 tháng 8, và Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại Pháp-Nhật ngày 9 tháng 10). Cửa hiệu nhanh chóng được mở cửa ở các thương cảng mở. Khủng hoảng và xung đột Khủng hoảng chính trị Hotta Masayoshi (1810–1864). Hotta mất sự ủng hộ của các daimyo lớn, và khi Tokugawa Nariaki chống lại các điều ước mới ký, Hotta tìm kiếm sự phê chuẩn của Thiên Hoàng. Các quan lại của triều đình, nhận thức được sự yếm thế của Mạc phủ, đã từ chống yêu cầu của Hotta dẫn đến việc ông phải từ chức, và như vậy lần đầu tiên sau hàng trăm năm lôi Kyoto và Thiên Hoàng vào việc chính trị nội bộ nước Nhật. Khi Shogun qua đời mà không có người thừa kế, Nariaki yêu cầu triều đình ủng hộ con trai mình, Tokugawa Yoshinobu (hay Keiki), lên ngôi shogun, một ứng cử viên được các daimyo shinpan và tozama ưu thích. Các daimyo fudai chiến thắng trong cuộc tranh giành quyền lực, lập lên Ii Naosuke, ký kết Năm Hiệp ước thời Ansei nhờ đó chấm dứt 200 năm tách biệt với thế giới mà không cần sự đồng ý của triều đình (được cho là vào năm 1865) và bắt giữ Nariaki và Yoshinobu, xử tử Yoshida Shōin (1830–1859, một trí thức sonnō-jōi hàng đầu, người đã phản đối lại Hiệp ước ký với Mỹ và âm mưu một cuộc cách mạng chống lại Mạc phủ) được biết đến với tên gọi Thanh trừng Ansei. Hiện đại hóa, khủng hoảng kinh tế và nổi dậy Tàu nước ngoài ở thương cảng Yokohama. Một tiệm buôn ở Yokohama năm 1861. Việc mở cửa nước Nhật cho ngoại thương không kiểm soát đã dẫn đến nhiều bất ổn đối với nền kinh tế Nhật Bản. Trong khi nhiều nhà kinh doanh phát đạt, nhiều người khác lại đi đến lụn bại. Thất nghiệp, lạm phát gia tăng. Thật trùng hợp, các nạn đói lớn cũng khiến giá lượng thực tăng lên chóng mặt. Những cuộc xô xát diễn ra giữa những người nước ngoài láo xược, được ngoại giao đương thời đánh giá là “lũ cặn bã của địa cầu”, và người Nhật. Hệ thống tiền tệ Nhật Bản sụp đổ. Theo truyền thống, tỉ giá trao đổi giữa vàng và bạc ở Nhật Bản là 1:5, trong khi tỉ giá của thế giới là 1:15. Điều này dẫn đến việc vàng bị người ngoại quốc săn lùng ráo riết, và cuối cùng buộc nhà cầm quyền Nhật Bản phải hạ tỉ giá xuống. Người nước ngoài cũng mang dịch tả đến Nhật Bản (có lẽ là từ Ấn Độ), dẫn đến cái chết của hàng trăm ngàn người Các thành viên của đoàn sứ thần Nhật Bản đầu tiên đến châu Âu năm 1862, bao quanh Shibata Sadataro, người đứng đầu phái đoàn (ngồi). Trong những năm 1860, khởi nghĩa nông dân (hyakushō ikki) và nhiễu loạn ở đô thị (uchikowashi) liên tiếp diễn ra. Phong trào “Ph ục sinh thế giới” xuất hiện (yonaoshi ikki), cũng như nhiều phong trào sôi nổi khá buồn cười khác như Eejanaika ("Không tuyệt sao!"). Vài phái bộ được Mạc phủ cử ra nước ngoài, với mục đích học tập văn minh ph ương Tây, xét lại các hiệp ước bất bình đẳng, và trì hoãn việc mở cửa các thành phố và thương cảng cho ngoại thương. Những cố gắng về việc kí lại các hiệp ước này vẫn không thành công. Đoàn sứ thần đến Hoa Kỳ khởi hành năm 180, trên con tàu Kanrin Maru và tàu USS Powhattan. Đoàn sứ thần đầu tiên đến châu Âu khởi hành năm 1862. Sát hại người nước ngoài và xung đột công khai [...]... lực hết mình hiện đại hóa để xây dựng một nước Nhật hùng cường và thiết lập một chính phủ hợp pháp dưới quyền lực của Thiên Hoàng Bakumatsu đổi mới và hiện đại hóa Kanrin Maru, tàu chiến hơi nước lái chân vịt đầu tiên ở Nhật Bản, 1855 Trong những năm cuối của Mạc phủ, hay bakumatsu, Mạc phủ tiến hành những biện pháp mạnh mẽ để cố tái khẳng định địa vị thống trị của mình, mặc dù việc tham dự vào công... hitokiri, tham gia nhiều vụ ám sát trong thời này) Takano Chōei – học giả Rangaku Matsudaira Yoshinaga, Date Munenari, Yamanouchi Toyoshige và Shimazu Nariaki cũng được đề cập đến trong Bakumatsu no Shikenkō (幕末の四賢侯, Bakumatsu no Shikenkō?) Nhà thám hiểm ngoại quốc:    Ernest Satow ở Nhật Bản 1862–69 Edward và Henry Schnell Robert Bruce Van Valkenburgh, Minister-Resident của Mỹ ở Nhật ... hành động quân sự sắp diễn ra Satsuma-Chōshū, Keiki hành động trước bằng cách trao lại một số quyền lực trước kia của ông Mạc phủ chấm dứt Quân đội của Shogun năm 1864.Illustrated London News Quân lính Bakumatsu gần núi Phú Sĩ năm 1867.Jules Brunet vẽ Sau khi Keiki tạm thời tránh cuộc xung đột ngày càng tăng, các lực lượng chống Shogun gây ra hàng loạt các vụ lộn xộn trên các đường phố Edo bằng cách . Bakumatsu (Mạc Mạt) Bakumatsu Bakumatsu (幕末, Bakumatsu? ) là những năm cuối cùng dưới thời Edo khi Mạc phủ Tokugawa. của Thiên Hoàng. Bakumatsu đổi mới và hiện đại hóa Kanrin Maru, tàu chiến hơi nước lái chân vịt đầu tiên ở Nhật Bản, 1855. Trong những năm cuối của Mạc phủ, hay bakumatsu, Mạc phủ tiến. thứ hai được thể hiện trong câu sonnō jōi, "hay phục Hoàng, đuổi rợ". Bước ngoặt của Bakumatsu diễn ra trong Chiến tranh Boshin và Trận Toba-Fushimi khi quân đội Mạc phủ bị đánh bại.

Ngày đăng: 26/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w