Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 47 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
47
Dung lượng
905 KB
Nội dung
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝCƠBẢNCỦACHỦNGHĨAMÁC - LÊNIN
I. Khái lược về chủnghĩaMác- Lênin
1. ChủnghĩaMác-Lênin và ba bộ phận cấu thành
- ChủnghĩaMác-Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của C.Mác
(Karl Marx 1818 - 1883), Ph.Ăngghen (Friedrich Egels, 1820 - 1895) và sự phát triển
của V. I. Lênin (Vladimir Ilich Lenin 1870 - 1924). ChủnghĩaMác -Lênin được hình
thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thực
tiễn thời đại; là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và
thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân
lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người.
- Nội dung củachủnghĩaMác-Lênin bao gồm 3 bộ phận lý luận là:
+ Triết học Mác- Lênin
+ Kinh tế chính trị Mác- Lênin
+ Chủnghĩa xã hội khoa học
- Đối tượng, vị trí, vai trò và tính thống nhất của 3 bộ phận lý luận cấu thành
chủ nghĩaMác- Lênin
+ Triết học Mác-Lênin nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung
nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung
nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
+ Kinh tế chính trị Mác-Lênin nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội đặc
biệt là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển và suy tàn của phương thức
sản xuất tư bảnchủnghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ
nghĩa.
+ Chủnghĩa xã hội khoa học là sự vận dụng thế giới quan và phương pháp luận
triết học, kinh tế chính trị Mác-Lênin vào việc nghiên cứu những quy luật khách quan
của quá trình cách mạng XHCN – bước chuyển từ chủnghĩa tư bản lên chủnghĩa xã hội
và tiến tới chủnghĩa cộng sản.
Ngày nay có nhiều học thuyết với lý tưởng nhân đạo về giải phóng giai cấp, giải
phóng nhân dân lao động, giải phóng con người nhưng chỉ cóchủnghĩaMác-Lênin là
học thuyết khoa học nhất, cách mạng nhất và chân chính nhất để thực hiện lý tưởng đó.
2. Khái lược sự ra đời và phát triển củachủnghĩaMác- Lênin
a. Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủnghĩaMác
* Điều kiện về kinh tế - xã hội
-ChủnghĩaMác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ phương
thức sản xuất tư bảnchủnghĩa ở các nước Tây Âu phát triển mạnh mẽ trên nền tảng cuộc
cách mạng công nghiệp (trước tiên được thực hiện ở Anh vào cuối thế kỷ XVIII). Cuộc
cách mạng công nghiệp này đã đem lại:
+ Lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Tính chất xã hội hoá của lực lượng sản
xuất trên cơ sở phân công lao động diễn ra ngày càng sâu sắc, đánh dấu bước chuyển từ
1
nền sản xuất thủ công tư bảnchủnghĩa sang nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ
nghĩa.
+ Làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội mà trước hết là sự hình thành và phát triển
của giai cấp vô sản.
+ Sự phát triển chủnghĩa tư bản càng làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất
phát triển cao và mang tính chất xã hội hoá sâu sắc với quan hệ sản xuất tư bản, dựa trên
chế độ sở hữu tư nhân tư bảnchủnghĩa về tư liệu sản xuất, biểu hiện về mặt xã hội của
mâu thuẫn này là mâu thuẫn giai cấp giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản ngày càng
gay gắt. Từ đó dẫn đến hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân chống lại giai cấp tư sản:
Ở Pháp có khởi nghĩacủa công nhân dệt ở Liông 1831 và 1834; ở Anh có phong trào
Hiến Chương (10 năm) vào cuối những năm 30, đầu những năm 40 của thế kỷ XIX; Đức
có phong trào đấu tranh của công nhân dệt ở Xilêdi => Những phong trào đấu tranh trên
là bằng chứng lịch sử thể hiện giai cấp vô sản đã trở thành lực lượng chính trị độc lập,
tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.
+ Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản nổ ra mạnh mẽ nhưng lần lượt thất bại,
nó đặt ra yêu cầu khách quan là cần phải được soi sáng bằng lý luận khoa học. Chủ nghĩa
Mác ra đời đã đáp ứng nhu cầu khách quan đó, đồng thời chính thực tiễn cách mạng đó
cũng trở thành tiền đề cho sự khái quát và phát triển không ngừng lý luận củachủ nghĩa
Mác.
* Tiền đề lý luận
Chủ nghĩaMác ra đời là sự kế thừa di sản lý luận của nhân loại mà trực tiếp nhất là
triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh và chủnghĩa xã hội không tưởng
Pháp.
- Triết học cổ điển Đức (G.W. Ph.Hêghen, và L.Phoiơbắc)
-> Triết học cổ điển Đức (triết học của Hêgghen và Phoiơbắc) đã ảnh hưởng sâu sắc
đến sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận triết học củachủnghĩa Mác.
+ Hêghen:
-> Công lao của Ph.Hêghen: phê phán tư duy siêu hình; là người đầu tiên diễn đạt
được nội dung của phép biện chứng dưới dạng lý luận chặt chẽ thông qua hệ thống các
quy luật, phạm trù
-> Hạn chế trong triết học Hêgghen: hệ thống triết học của ông mang tính chất duy
tâm thần bí. Vì vậy, phép biện chứng của ông cũng chỉ là biện chứng của tư duy
> C.Mác, Ph. Ăngghen đã phê phán tính chất duy tâm thần bí và kế thừa phép biện
chứng của Hêghen để xây dựng phép biện chứng duy vật.
+ L.Phoiơbắc:
-> Công lao của L.Phoiơbắc: đấu tranh chống lại chủnghĩa duy tâm, tôn giáo, tiếp
tục bảo vệ và phát triển chủnghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII; khẳng định quan điểm
duy vật triệt để trong lĩnh vực tự nhiên: Giới tự nhiên là tính thứ nhất, tồn tại vĩnh viễn
và không phụ thuộc vào ý thức con người.
-> Hạn chế trong triết học Phoiơbắc: quan điểm duy tâm về lĩnh vực xã hội; chủ
nghĩa duy vật của ông mang tính chất siêu hình (chưa triệt để)
2
> Mác, Ph. Ăngghen đã phê phán tính chất siêu hình, đánh giá cao chủnghĩa duy
vật vô thần của ông, đây là tiền đề quan trọng cho bước chuyển biến của C.Mác,
Ph.Ăngghen từ thế giới quan duy tâm sang duy vật, từ lập trường củachủnghĩa dân chủ
cách mạng sang lập trường chủnghĩa cộng sản.
Như vậy, C.Mác, Ph.Ăngghen đã lọc bỏ tính chất duy tâm thần bí, kế thừa phát triển
phép biện chứng trong triết học Hêghen, đồng thời, lọc bỏ tính siêu hình và kế thừa phát
triển chủnghĩa duy vật trong triết học Phoiơbắc, kết hợp chúng để sáng tạo ra chủ nghĩa
duy vật biện chứng khoa học. Do vậy chủnghĩa duy vật biện chứng của C. Mác và Ph.
Ăngghen đã phản ánh đúng đắn sự tồn tại khách quan, biện chứng của thế giới.
- Kinh tế chính trị học cổ điển Anh (A. Smít, Đ. Ricácđô)
+ A.Xmít và Đ.Ricácđô
-> Công lao lịch sử của A.Xmít và Đ.Ricácđô: là những người mở đầu xây dựng
lý luận về giá trị lao động trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế chính trị học; đưa ra nhiều
kết luận quan trọng về giá trị và nguồn gốc của lợi nhuận, tính chất quan trọng của quá
trình sản xuất vật chất, về những quy luật kinh tế khách quan
-> Hạn chế về phương pháp nghiên cứu nên: không thấy được tính lịch sử của giá
trị; không thấy được mâu thuẫn của hàng hoá và sản xuất hàng hoá; không thấy được
tính hai mặt của sản xuất hàng hoá; không phân biệt được sản xuất hàng hoá giản đơn
với sản xuất hàng hoá tư bảnchủ nghĩa; chưa phân tích được chính xác những biểu hiện
của giá trị trong phương thức sản xuất tư bảnchủ nghĩa.
-> C.Mác, Ph.Ăngghen đã kế thừa những yếu tố khoa học trong lý luận về giá trị
lao động và những tư tưởng tiến bộ đồng thời giải quyết những bế tắc mà các nhà kinh tế
chính trị cổ điển Anh đã không thể vượt qua. Từ đó C.Mác, Ph.Ăngghen xây dựng nên:
lý luận về giá trị thặng dư; luận chứng khoa học về bản chất bóc lột củachủnghĩa tư bản
và nguồn gốc kinh tế dẫn đến diệt vọng tất yếu củachủnghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu
của chủnghĩa xã hội.
-Chủnghĩa xã hội không tưởng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX H.Xanh
Ximông, S.Phuriê, R.Ôoen
+ Công lao lịch sử của các nhà tư tưởng xã hội chủnghĩa không tưởng: thể hiện
đậm nét nhân văn, đã phê phán mạnh mẽ chủnghĩa tư bản và vạch trần nỗi khốn khổ của
người lao động trong nền sản xuất tư bảnchủ nghĩa; đưa ra nhiều quan điểm sâu sắc về
quá trình phát triển của lịch sử cũng như dự đoán về những đặc trưng cơbản về xã hội
tương lai
+ Hạn chế: không luận chứng được một cách khoa học về bản chất củachủ nghĩa
tư bản; không phát hiện được quy luật phát triển củachủnghĩa tư bản; chưa nhận thức
được vai trò, sứ mệnh của giai cấp công nhân với tư cách là lực lượng xã hội có khả năng
xoá bỏ chủnghĩa tư bản xây dựng một xã hội mới bình đẳng, không có bóc lột
+ C.Mác, Ph.Ăngghen đã khắc phục những hạn chế củachủnghĩa xã hội không
tưởng và kế thừa những mặt tích cực đặc biệt là quan điểm đúng đắn về lịch sử, về đặc
trưng của xã hội tương lai đã trở thành một trong những tiền đề lý luận về chủnghĩa xã
hội khoa học trong chủnghĩa Mác.
* Tiền đề khoa học tự nhiên
3
- Những thành tựu của khoa học tự nhiên vừa là tiền đề, vừa là luận cứ để khẳng
định tính đúng đắn về thế giới quan và phương pháp luận củachủnghĩa Mác
- Thế kỷ XIX có 3 phát minh vĩ đại:
-> Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, phát minh khoa học này đã chứng
minh tính thống nhất vật chất của thế giới, đồng thời chỉ ra rằng, mọi sự vật và hiện
tượng trong thế giới luôn nằm trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau
-> Thuyết tế bào; thuyết tiến hoá đã chứng minh sự thống nhất về mặt kết cấu sinh
học của thế giới hữu sinh; chỉ ra rằng, sự sống và sự đa dạng phong phú của các loài
sinh, động vật là kết quả tiến hoá, lâu dài của giới tự nhiên. Những phát minh này tạo ra
điều kiện, tiền đề cho thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng ra đời.
Như vậy triết học Mác ra đời là một tất yếu lịch sử, tất nhiên phải có những điều
kiện chủ quan như sự thông minh, lòng yêu thương những người lao động của chính Mác
và Ăngghen.
b. Giai đoạn hình thành và phát triển củachủnghĩa Mác
* Thứ nhất: C. Mác và Ph.Ăngghen và quá trình chuyển biến tư tưởng của các ông
từ CNDT và dân chủ cách mạng sang CNDV và chủnghĩa cộng sản
* Thứ hai: Giai đoạn đề xuất những nguyênlý triết học duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử
* Thứ ba: Giai đoạn Mác và Ăngghen bổ sung, phát triển lý luận triết học
* Thứ tư: Thực chất và ý nghĩacủa cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và
Ph.Ăngghen thực hiện:
- Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện thể hiện
ở những điểm chủ yếu sau:
+ Một là, khắc phục sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện
chứng trong triết học trước đó, Mác và Ăngghen đã tạo ra sự thống nhất hữu cơ giữa chủ
nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng là chủnghĩa duy vật biện chứng. Đây là bước
phát triển cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện
+ Hai là, sáng tạo ra chủnghĩa duy vật lịch sử làm cho triết học của C. Mác và
Ph.Ăngghen trở nên triệt để. Trước khi triết học Mác ra đời chưa có một nhà triết học
nào giải thích được một cách duy vật lĩnh vực lịch sử – xã hội – tinh thần. Triết học Mác
ra đời đã khắc phục được những hạn chế này
+ Ba là, với sự sáng tạo ra chủnghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch
sử Mác và Ăngghen đã khắc phục sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn. Triết
học của hai ông trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của nhân loại tiến bộ.
Triết học của hai ông đã gắn bó với phong trào cách mạng của giai cấp vô sản, còn
phong trào vô sản cần đến sự chỉ đưòng, dẫn dắt của triết học này
+ Bốn là, với sự ra đời của triết học Mác, Mác và Ăngghen đã khắc phục sự đối lập
giữa triết học với các khoa học cụ thể. Trước khi triết học Mác ra đời thì triết học hoặc là
đối lập với các khoa học cụ thể, hoặc là hoà tan vào nó. Từ khi triết học Mác ra đời thì
quan hệ giữa triết học Mác với các khoa học cụ thể là quan hệ biện chứng, tác động qua
lại lẫn nhau. Các khoa học cụ thể cung cấp cho triết học Mác các thông số, dữ liệu khoa
4
học, tàiliệu khoa học để triết học Mác khái quát, còn triết học Mác đóng vai trò thế giới
quan, phương pháp luận chung nhất cho các khoa học cụ thể.
- Ý nghĩacủa cuộc cách mạng trong triết học do C. Mác và Ph.Ăngghen thực hiện:
+ Làm cho triết học thay đổi cả về vai trò, vị trí, chức năng trong hệ thống tri thức
khoa học.
+ Làm cho chủnghĩa xã hội không tưởng cócơ sở trở thành khoa học
+ Làm cho triết học Mác trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động.
* Thứ năm: Giai đoạn V.I.Lênin trong sự phát triển triết học Mác
V.I.Lênin (1870 - 1924) đã vận dụng sáng tạo học thuyết củaMác để giải quyết
những vấn đề của cách mạng vô sản trong thời đại chủnghĩa đế quốc và bước đầu xây
dựng chủnghĩa xã hội. Trong quá trình đó, ông đã đóng góp to lớn vào sự phát triển lý
luận củachủnghĩaMác nói chung, triết học Mác nói riêng.
II. Đối tượng, mục đích và yêu cầu về phương pháp học tập, nghiên cứu môn học
những nguyên lýcơbảncủachủnghĩaMác - Lênin
1. Đối tượng và mục đích của việc học tập, nghiên cứu
a. Đối tượng
* Trong phạm vi lý luận của triết học Mác-Lênin đó là những nguyênlýcơbản về
thế giới quan và phương pháp luận chung nhất bao gồm:
+ Những nguyênlýcủachủnghĩa duy vật biện chứng với tính cách là hạt nhân lý
luận của thế giới quan khoa học
+ Phép biện chứng với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển,
về những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư
duy
+ Chủnghĩa duy vật lịch sử với tư cách là sự vận dụng những nguyênlýcủa chủ
nghĩa duy vật và phép biện chứng vào việc nghiên cứu đời sống xã hội
* Trong phạm vi kinh tế chính trị củachủnghĩaMác-Lênin bao gồm: Học thuyết
về giá trị (giá trị lao động), học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết về chủnghĩa tư bản
độc quyền và chủnghĩa tư bản độc quyền nhà nước, khái quát những quy luật kinh tế cơ
bản của phương thức sản xuất tư bảnchủnghĩa từ giai đoạn hình thành đến giai đoạn
phát triển cao.
* Trong phạm vi chủnghĩa xã hội khoa học bao gồm: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân và tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, các quy luật chính trị - xã hội của
quá trình hình thành, phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủnghĩa và những
định hướng cho giai cấp công nhân trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
b. Mục đích
Việc học tập, nghiên cứu môn học “Những nguyên lýcơbảncủachủnghĩaMác -
Lênin” nhằm:
5
+ Nắm vững những quan điểm khoa học, cách mạng, nhân văn củachủnghĩaMác -
Lênin
+ Hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cách
mạng, niềm tin, lý tưởng cách mạng
+ Vận dụng sáng tạo những nhân tố trên trong nhận thức và thực tiễn, trong rèn
luyện, tu dưỡng đạo đức đáp ứng nhu cầu về nhân tố con người trong sự nghiệp bảo vệ tổ
quốc và xây dựng thành công chủnghĩa xã hội
2. Một số yêu cầu cơbản về phương pháp học tập, nghiên cứu
Thứ 1: Phải hiểu đúng tinh thần, thực chất của nó, chống xu hướng kinh viện, giáo
điều
Thứ 2: Đặt chúng trong mối quan hệ với các luận điểm khác, các bộ phận cấu thành
khác để thấy sự thống nhất trong tính đa dạng, nhất quán của mỗi tư tưởng nói riêng, của
toàn bộ chủnghĩaMác-Lênin nói chung
Thứ 3: Để hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là những nguyênlýcơbảncủachủ nghĩa
Mác -Lênin thì cần phải gắn những luận điểm củachủnghĩaMác-Lênin với thực tiễn
cách mạng Việt Nam và thực tiễn thời đại. Vận dụng sáng tạo chủnghĩaMác- Lênin
trong từng giai đoạn lịch sử
Thứ 4: Nghiên cứu chủnghĩaMác-Lênin để đáp ứng những yêu cầu của con người
Việt Nam trong giai đoạn mới vì vậy quá trình học tập, nghiên cứu đồng thời phải là quá
trình giáo dục, tự giáo dục, tu dưỡng và rèn luyện để từng bước hoàn thiện mình trong
đời sống cá nhân và trong cộng đồng xã hội
Thứ 5: ChủnghĩaMác-Lênin là hệ thống lý luận mở, không ngừng phát triển trên
cơ sở phát triển của thực tiễn xã hội. Vì vậy, quá trình học tập, nghiên cứu một mặt phải
là quá trình tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để góp phần phát triển tính khoa học, tính nhân
văn vốn cócủa nó. Mặt khác, phải đặt nó trong lịch sử phát triển của tư tưởng nhân loại
vì nó là sự kế thừa tinh hoa nhân loại trong điều kiện lịch sử mới.
6
PHẦN I
THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC
CỦA CHỦNGHĨAMÁC- LÊNIN
CHƯƠNG I
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
I. Chủnghĩa duy vật và chủnghĩa duy vật biện chứng
1. Vấn đề cơbảncủa triết học và sự đối lập giữa chủnghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơbảncủa triết học
a. Quan niệm về triết học
Triết học là hệ thống những quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và về vị trí
của con người trong thế giới đó.
b. Vấn đề cơbảncủa triết học và sự đối lập giữa CNDV và CNDT trong việc giải
quyết vấn đề cơbảncủa triết học
* Vấn đề cơbảncủa triết học: Ph.Ăngghen định nghĩa: “Vấn đề cơbản lớn của
mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”.
-> Vì sao quan hệ giữa tư duy và tồn tại lại là vấn đề cơbảncủa triết học?
* Vấn đề cơbảncủa triết học có 2 mặt: (2 mặt của một vấn đề)
- Mặt thứ nhất (bản thể luận): Giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có
sau, cái nào quyết định cái nào?
- Mặt thứ hai (nhận thức luận): Con người có khả năng nhận thức được thế giới
hay không?
7
8
VẬT CHẤT HAY Ý THỨC CÓ TRƯỚC? QUYẾT ĐỊNH?
VẬT CHẤT CÓ TRƯỚC,
QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC
Ý THỨC CÓ TRƯỚC,
QUYẾT ĐỊNH VẬT CHẤT
VẬTCHẤT, Ý THỨC CÙNG
TỒN TẠI ĐỘC LẬP NHAU
CNDV
CNDT
N
H
Ị
N
G
U
Y
Ê
N
CON NGƯỜI CÓ THỂ
NHẬN THỨC ĐƯỢC THẾ GIỚI KHÔNG?
CÓ THỂ
NHẬN THỨC ĐƯỢC
KHÔNG THỂ
NHẬN THỨC ĐƯỢC
Nhận
thức
là sự
phản
ánh
thế
giới
KQ
Nhận
thức là
sự
phản
ánh
trạng
thái
chủ
quan
Nhận
thức là
sự tự
nhận
thức
của
YN
TĐ
Hoài
nghi
khả
năng
nhận
thức
của
con
người
Nhận
thức chỉ
p.a hiện
tượng
không
p.a
được
bản
chất
DTKQ
Hoài
nghi
BKT
CNDT
DTCQ
CNDV
NHỊ NGUYÊN
2. Chủnghĩa duy vật biện chứng - hình thức phát triển cao nhất của CNDV
Thời gian Hình thức Đặc điểm
Thế kỷ VI - III
TCN
CNDV chất phác
Đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ
thể nào đó; mang tính tự phát, ngây thơ, cảm
tính, dựa trên những quan sát trực tiếp và phỏng
đoán về thế giới tự nhiên.
Thế kỷ XVII –
XVIII
CNDV siêu hình
Chịu sự tác động của phương pháp tư duy siêu
hình, máy móc, thế giới được coi như tổng số các
sự vật biệt lập, không vận động, không phát triển.
Thế kỷ XIX –
XX
CNDV biện chứng Là sự thống nhất giữa CNDV khoa học và
phương pháp biện chứng, phản ánh đúng đắn
hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến
và sự phát triển.
II. Quan điểm duy vật biện chứng về vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức
1. Vật chất
a. Phạm trù vật chất
* Quan điểm của các nhà duy vật thời kỳ cổ đại
Khuynh hướng chung của các nhà triết học duy vật cổ đại: Đi tìm bảnnguyên vật
chất đầu tiên và coi đó là nguyên tố đầu tiên tạo ra mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới,
chẳng hạn, Ta lét: nước; Anaximen: không khí; Hêraclít: Lửa; Đêmôcrít: nguyên tử
* Quan điểm của các nhà duy vật thời kỳ cận đại
- Thế kỷ XVII – XVIII, KHTN phát triển rất mạnh, thu được nhiều thành tựu mới
trong việc nghiên cứu thế giới khách quan (Cơ học, toán học, vật lý học, sinh vật
học….). Tuy vậy những quan niệm siêu hình vẫn chi phối những hiểu biết triết học về
thế giới: Nguyên tử vẫn tiếp tục được coi là phần tử vật chất nhỏ nhất, không thể phân
chia; vận động của vật chất chỉ được coi là vận động cơ học, nguồn gốc của vận động
nằm ngoài sự vật, thừa nhận “cái hích” đầu tiên của thượng đế.
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, vật lý học hiện đại, nhất là vật lý học vi mô đã
có những phát hiện mới về cấu trúc của vật chất… làm biến đổi sâu sắc quan niệm của
con người về nguyên tử: 1895: Rơnghen tìm ra tia X - Một loại sóng điện từ có bước
sóng cực ngắn); 1896: Beccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ ⇒ Quan niệm về sự
bất biến củanguyên tử trước đây là không chính xác; 1897: Tômxơn phát hiện ra điện tử
và chứng minh được điện tử là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử
=> Những phát hiện nói trên của vật lý học đã mâu thuẫn với quan niệm về vật
chất của CNDV thế kỷ XVII - XVIII. CNDT đã lợi dụng tình hình đó để tuyên truyền
quan điểm duy tâm: tuyên bố vật chất “tiêu tan”, vật chất “biến mất”. Trong bối cảnh đó
Lênin đã đưa ra một định nghĩa mới về vật chất.
* Định nghĩa vật chất củaLênin
9
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
* Phân tích định nghĩa
- Thứ nhất: Vật chất là một phạm trù/triết học: Nghĩa là vật chất ở đây được
quan niệm dưới góc độ triết học, dùng để chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, không
sinh ra, không mất đi. Các dạng vật chất mà các khoa học cụ thể nghiên cứu đều có giới
hạn, có sinh ra, có mất đi, chuyển hóa thành cái khác. Do vậy không thể đồng nhất vật
chất với các dạng tồn tại cụ thể của vật chất (vật thể)
- Thứ hai: Phương pháp định nghĩa đặc biệt, đặt vật chất đối lập với ý thức, hiểu
vật chất là tất cả những gì tác động vào các giác quan của con người thì gây nên cảm
giác
- Thứ ba: Dùng để chỉ thực tại/khách quan
+ Vật chất dùng để chỉ thực tại: tồn tại, có thực
+ Khách quan (không phụ thuộc vào cảm giác của con người)
- Thứ tư: Được đem lại cho con người trong cảm giác: Vật chất có trước, tác
động vào các giác quan của con người: tác động trực tiếp: nhìn, cảm nhận; gián tiếp: nhờ
các công cụ => Cảm giác, ý thức của con người chẳng qua chỉ là sự phản ánh của vật
chất => Con người có thể nhận thức được thế giới “chép lại, chụp lại”
* Ý nghĩa định nghĩa vật chất củaLênin đối với sự phát triển củachủ nghĩa
duy vật và nhận thức khoa học
- Giải quyết vấn đề cơbảncủa triết học trên lập trường duy vật triệt để, khắc phục
được quản điểm duy vật siêu hình trước đó, chống chủnghĩa duy tâm, thuyết bất khả
tri
- Khắc phục được khủng hoảng trong KHTN, mở đường cho khoa học tự nhiên
phát triển -> Thấy được vai trò của triết học đối với khoa học tự nhiên, giữa chúng có
mối quan hệ biện chứng với nhau: thành tựu của KHTN giúp triết học khái quát thế giới
một cách chính xác hơn ngược lại triết học phát triển đúng đắn định hướng về mặt thế
giới quan đúng đắn, chính xác cho KHTN…
- Với định nghĩa này, phạm trù vật chất không chỉ dừng lại ở lĩnh vực tự nhiên mà
còn mở rộng sang cả lĩnh vực xã hội, khẳng định đâu là vật chất/ý thức trong lĩnh vực xã
hội -> Định nghĩa này là cơ sở lý luận khoa học để khẳng định rằng, trong lĩnh vực xã
hội, vật chất được biểu hiện dưới dạng tồn tại xã hội, yếu tố quan trọng nhất tạo nên tồn
tại xã hội là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất… nó đã làm sáng tỏ quan điểm duy
vật về lịch sử.
b. Phương thức và hình thức tồn tạicủa vật chất
* Vận động
- Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất là một phương thức tồn tạicủa vật chất, là
thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm mọi sự thay đổi nói chung, mọi quá trình
diễn ra trong vũ trụ, kể cả từ thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy
10
[...]... gian xỏc nh Do ú, khụng cú chõn lý chung chung, tru tng Tớnh cht ny ca chõn lý l c s quan trng cho quan im lch s c th trong nhn thc v hot ng thc tin Chớnh chõn lý l c th nờn cỏch mng phi sỏng to - Tớnh tuyt i v tng i ca chõn lý (hay chõn lý tuyt i v chõn lý tng i): Chõn lý tuyt i l chõn lý m ni dung ca nú phn ỏnh ỳng n, y , ton din v hin thc khỏch quan Chõn lý tng i l chõn lý m ni dung ca nú phn ỏnh ỳng... cho nhn thc lý tớnh, khụng cú nhn thc cm tớnh thỡ khụng cú nhn thc lý tớnh + Nh cú nhn thc lý tớnh m con ngi mi i sõu nhn thc c bn cht s vt, lm cho nhn thc ca con ngi ngy cng sõu sc hn, y hn, ỳng n hn => C hai giai on nhn thc ny luụn da trờn c s thc tin, c kim tra bi thc tin v u nhm phc v thc tin b Chõn lý v vai trũ ca chõn lý vi thc tin * Chõn lý- Theo trit hc duy vt bin chng, chõn lý l nhng tri... phn ỏnh ỳng n hin thc khỏch quan v c thc tin kim nghim * Cỏc tớnh cht ca chõn lý- Tớnh khỏch quan (hay chõn lý khỏch quan): Tha nhn chõn lý khỏch quan ngha l tha nhn rng ni dung tri thc ca chõn lý l khỏch quan, khụng ph thuc vo ý mun ch quan ca con ngi, ch ph thuc vo th gii khỏch quan - Tớnh c th (hay chõn lý c th): Chõn lý t c trong quỏ trỡnh nhn thc bao gi cng phn ỏnh s vt, hin tng trong mt iu kin... nhng iu kin xỏc nh -> Cỏi n nht bin thnh cỏi chung trong quỏ trỡnh phỏt trin ca s vt (t cỏi ớt -> nhiu -> i lờn cú s vt): -> Cỏi chung bin thnh cỏi n nht trong quỏ trỡnh tiờu vong ca s vt, hin tng (nhiu -> ớt -> s vt i xung (li thi)) í ngha phng phỏp lun - Khi nghiờn cu s vt phi phỏt hin cỏi chung, vỡ cỏi chung l cỏi sõu sc, bn cht, mun tỡm c cỏi chung thỡ phi xõm nhp vo cỏi riờng - Khi gii quyt nhng... chõn lý i vi thc tin - Quan im v mi quan h bin chng gia chõn lý v thc tin ũi hi trong hot ng nhn thc con ngi phi: Xut phỏt t thc tin t chõn lý; Thng xuyờn t giỏc vn dng chõn lý vo thc tin phỏt trin thc tin, nõng cao hiu qu hoat ng thc tin; Coi trng tri thc khoa hc, tớch cc vn dng sỏng to tri thc khoa hc vo hot ng kinh t - xó hi, nõng cao hiờ qu ca hot ng ny v thc cht l phỏt huy vai trũ ca chõn lý khoa... ca xó hi hin i ; hoc mõu thun b xoỏ b hon ton khi loi ngi chuyn lờn xó hi cng sn - Cỏc giai on ca quỏ trỡnh vn ng mõu thun: Quỏ trỡnh ny cú th tri qua 5 giai on: t thng nht -> khỏc nhau -> i lp -> xung t -> gii quyt mõu thun, xỏc lp thng nht mi, s vt mi ra i, s phỏt trin ca s vt, hin tng c thc hin * Phõn loi mõu thun - Da vo cỏc cn c khỏc nhau, ngi ta chia ra thnh cỏc loi mõu thun khỏc nhau nh mõu... tin l tiờu chun ca chõn lý: Nhn thc ca con ngi khi tr thnh kinh nghim v thnh lý lun thỡ tỏch ri khi thc tin v s ri vo hai kh nng ỳng hoc sai? Lm sao bit c nhn thc ú ỳng hay sai? Tiờu chun ỏnh giỏ cui cựng l thc tin, khi nhn thc c thc tin xỏc nhn l ỳng, nhn thc ú tr thnh chõn lý v ngc li, do ú, thc tin l tiờu chun ca chõn lý * Mt s im cn lu ý: - Phi hiu thc tin l tiờu chun chõn lý mt cỏch bin chng, ngha... Vit Nam - Thi k trc i mi - T i mi (1986) n nay II Bin chng gia c s h tng v kin trỳc thng tng 1 Khỏi nim c s h tng v kin trỳc thng tng a Khỏi nim c s h tng - Khỏi nim: CSHT l ton b nhng QHSX hp thnh c cu kinh t ca mt xó hi nht nh - Kt cu ca CSHT ca mt xó hi gm: Quan h sn xut thng tr (chớnh thng); quan h sn xut tn d (ca PTSX c); quan h sn xut mm mng (tng lai) -> Trong ú QHSX thng tr quyt nh - Lu ý: 36... t bn cht cp 1 n bn cht cp 2 nhng khụng cú gii hn cui cựng - Th t, nhn thc phi da trờn c s thc tin, ly thc tin lm mc ớch nhn thc, lm tiờu chun kim tra chõn lý Túm li, nhn thc l quỏ trỡnh phn ỏnh tớch cc, t giỏc v sỏng to th gii khỏch quan vo b úc ngi trờn c s thc tin * Cỏc trỡnh ca nhn thc - Nhn thc kinh nghim v nhn thc lý lun (c giỏo trỡnh) - Nhn thc thụng thng v nhn thc khoa hc (c giỏo trỡnh) c Vai... ngng; mt khỏc ụng li mõu thun cho rng nh nc Ph l nh nc cui cựng; trit hc ca ụng l cao nht, tuyt ớch -> Hn ch ny l do lp trng giai cp, bo v li ớch ca giai cp thng tr) c Vai trũ ca phộp bin chng duy vt - i vi ch ngha Mỏc - Lờnin: "Phộp bin chng l c s lý lun c bn, l linh hn sng ca ch ngha Mỏc" (Lờnin) - i vi thc tin: Nh Lờnin ó khng nh, phộp bin chng duy vt l cụng c nhn thc v i ca loi ngi Mi thnh cụng . NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
I. Khái lược về chủ nghĩa Mác - Lênin
1. Chủ nghĩa Mác - Lênin và ba bộ phận cấu thành
- Chủ nghĩa Mác - Lênin. “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin nhằm:
5
+ Nắm vững những quan điểm khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mác -
Lênin
+ Hiểu rõ cơ