1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án quản lý và cho thuê xe

45 3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 2,77 MB

Nội dung

Tuy nhiên, do có sự tham gia đông đảo của các cá nhân và nhóm phát triển Linux đã tiến hành thực hiện nhiều giải pháp nhằm làm cho công việc khởi tạo hệ thống đỡ vất vả Một trong những g

Trang 1

1

Trang 2

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Hà Nội, ngày tháng năm2013

Giáo viên hướng dẫn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo bài tập lớn này, trước hết, em xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Công nghiệp Hà Nội , những người đã dạy dỗ, trang bị cho em những kiến thức chuyên môn, và giúp chúng em hiểu

rõ hơn các lĩnh vực đã nghiên cứu để hoàn thành đề tài được giao

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo Thạc sĩ TRẦN THANH HUÂN, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành quá trình làm bài tập lớn

Mặc dù trong quá trình thực hiện đề tài chúng em đã có nhiều cố gắng Xong, dohạn chế về mặt trình độ của bản thân cũng như thời gian thực hiện nên đề tài khôngtránh khỏi những thiếu sót

Vậy chúng em rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và đóng góp ý kiến từphía các thầy giáo, cô giáo và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn và có thể phát triểnthành một ứng dụng có tính khả thi cao

Em xin chân thành cảm ơn!.

Hà Nội, ngày tháng năm

Sinh viên PHẠM VĂN CAN

ĐỖ CAO HÒA

3

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Với sự phát triển nhảy vọt của công nghệ thông tin hiện nay, Internet ngày càng giữ

vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khoa học kĩ thuật và đời sống Dĩ nhiên các bạn

đã được nghe nói nhiều về Internet, nói một cách đơn giản, Internet là một tập hợp máytính nối kết với nhau, là một mạng máy tính toàn cầu mà bất kì ai cũng có thể kết nốibằng máy PC của họ Với mạng Internet, tin học thật sự tạo nên một cuộc cách mạngtrao đổi thông tin trong mọi lĩnh vực văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế

Trong thời đại ngày nay, thời đại mà “người người làm Web, nhà nhà làm Web”thì việc có một Website để quảng bá công ty hay một Website cá nhân không còn làđiều gì xa xỉ nữa Thông qua Website khách hàng có thể lựa chọn những xe mà mìnhcần một cách nhanh chóng và hiệu quả Vì vậy nhóm em đã xây dựng websỉte “ Quản

lý và cho thuê xe “ nhằm giúp cho mọi người sử dụng dễ dàng ,thuận tiện trong mọicông việc Do còn một số hạn chế, nên website mới chỉ dừng lại ở chức năng đặt hàng

và hình thức tài khoản ngân hàng, thẻ thuê hàng trực tuyến Trong tương lai, hệ thống

sẽ phát triển rộng dãi hơn và chi tiết hơn Do giới hạn trong việc trình bày bằng vănbản nên bài báo cáo này, em chỉ xin trình bày một số khâu quan trọng, từ khảo sát, đếnphân tích, thiết kế, Rất mong nhận được sự cảm thông của thầy và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 5

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LINUX

1.1 Giới thiệu chung về linux

1.1.1 Tổng quan về Linux

Linus Tovalds (một sinh viên Phần lan) đưa ra nhân (phiên bản đầu tiên)

cho hệ điều hành Linux vào tháng 8 năm 1991 trên cơ sở cải tiến một phiên

bản UNIX có tên Minix do Giáo sư Andrew S Tanenbaum xây dựng và phổ

biến Nhân Linux tuy nhỏ song là tự đóng gói Kết hợp với các thành phần

trong hệ thống GNU, hệ điều hành Linux đã được hình thành Và cũng từ thời

điểm đó, theo tư tưởng GNU, hàng nghìn, hàng vạn chuyên gia trên toàn thế giới

(những người này hình thành nên cộng đồng Linux) đã tham gia vào tiến trình

phát triển Linux và vì vậy Linux ngày càng đáp ứng nhu cầu của người dùng

Năm 1991, Linus Torvald viêt thêm phiên bản nhân v0.01 (kernel) đầu

tiên của Linux đưa lên các BBS, nhóm người dùng để mọi người cùng sử dụng

và phát triển

Năm 1994, hệ điều hành Linux phiên bản 1.0 được chính thức phát hành và

ngày càng nhận được sự quan tâm của người dùng

Năm 1995, nhân 1.2 được phổ biến Phiên bản này đã hỗ trợ một

phạm vi rộng và phong phú phần cứng, bao gồm cả kiến trúc tuyến phần cứng

PCI mới

Năm 1996, nhân Linux 2.0 được phổ biến Phân bản này đã hỗ trợ kiến

trúc phức hợp, bao gồm cả cổng Alpha 64-bit đầy đủ, và hỗ trợ kiến trúc đa bộ

xử lý Phân phối nhân Linux

2.0 cũng thi hành được trên bộ xử lý Motorola 68000 và kiến trúc SPARC

của SUN Các thi hành của Linux dựa trên vi nhân GNU Mach cũng chạy trên

PC và PowerMac

Năm 1999, phiên bản nhân v2.2 mang nhiều đặc tính ưu việt và giúp cho

Linux bắt đầu trở thành đối thủ cạnh tranh đáng kể của MS Windows trên môi

trường server

Năm 2000 phiên bản nhân v2.4 hỗ trợ nhiều thiết bị mới (đa xử lý tới 32

chip, USB, RAM trên 2GB ) bắt đầu đặt chân vào thị trường máy chủ cao

cấp

Các phiên bản của Linux được xác định bởi hệ thống chỉ số theo một số

mức (hai hoặc ba mức) Trong đó đã quy ước rằng với các chỉ số từ mức thứ

5

Trang 6

hai trở đi, nếu là số chẵn thì dòng nhân đó đã khá ổn định và tương đối hoàn

thiện, còn nếu là số lẻ thì dòng nhân đó vẫn đang được phát triển tiếp

1.1.2 Vấn đề bản quyền

Về lý thuyết, mọi người có thể khởi tạo một hệ thống Linux bằng cách

tiếp nhận bản mới nhất các thành phần cần thiết từ các site ftp và biên dịch

chúng Trong thời kỳ đầu tiên, người dùng Linux phải tiến hành toàn bộ các

thao tác này và vì vậy công việc là khá vất vả Tuy nhiên, do có sự tham gia

đông đảo của các cá nhân và nhóm phát triển Linux đã tiến hành thực hiện

nhiều giải pháp nhằm làm cho công việc khởi tạo hệ thống đỡ vất vả Một

trong những giải pháp điển hình nhất là cung cấp tập các gói chương trình đã

tiền dịch chuẩn hóa

Những tập hợp như vậy hay những bản phân phối là lớn hơn nhiều so

với hệ thống Linux cơ sở Chúng thường bao gồm các tiện ích bổ sung cho khởi

tạo hệ thống, các thư viện quản lý, cũng như nhiều gói đã được tiền dịch, sẵn

sàng khởi tạo của nhiều bộ công cụ UNIX dùng chung, chẳng hạn như phục vụ

tin, trình duyệt web, công cụ xử lý, soạn thảo văn bản và thậm chí các trò chơi

Cách thức phân phối ban đầu rất đơn giản song ngày càng được nâng cấp

và hoàn thiện bằng phương tiện quản lý gói tiên tiến Các bản phân phối ngày

nay bao gồm các cơ sở dữ liệu tiến hóa gói, cho phép các gói dễ dàng được

khởi tạo, nâng cấp và loại bỏ

Nhà phân phối đầu tiên thực hiện theo phương châm này là Slakware, và

chính họ là những chuyển biến mạnh mẽ trong cộng đồng Linux đối với công

việc quản lý gói khởi tạo

Linux Tiện ích quản lý gói RPM (RedHat Package Manager) của công

ty RedHat là một trong những phương tiện điển hình

Nhân Linux là phần mềm tự do được phân phối theo Giấy phép sở hữu

công cộng phần mềm GNU GPL

1.1.3 Các thành phần tích hợp Hệ điều hành Linux

Linux sử dụng rất nhiều thành phần từ Dự án phần mềm tự do GNU, từ

hệ điều hành BSDcủa Đại học Berkeley và từ hệ thống X-Window của MIT

Thư viện hệ thống chính của Linux được bắt nguồn từ Dự án GNU, sau

đó được rất nhiều người trong cộng đồng Linux phát triển tiếp, những phát triển

tiếp theo như vậy chủ yếu liên quan tới việc giải quyết các vấn đề như thiếu vắng

địa chỉ (lỗi trang), thiếu hiệu quả và gỡ rối Một số thành phần khác của Dự án

GNU, chẳng hạn như trình biên dịch GNU C (gcc), vốn là chất lượng cao nên

được sử dụng nguyên xy trong Linux

Các tool quản lý mạng được bắt nguồn từ mã 4.3BSD song sau đó đã

được cộng đồng Linux phát triển, chẳng hạn như thư viện toán học đồng xử lý

dấu chấm động Intel và các trình điều khiển thiết bị phần cứng âm thanh PC

Trang 7

Các tool quản lý mạng này sau đó lại được bổ sung vào hệ thống BSD

Hệ thống Linux được duy trì gần như bởi một mạng lưới không chặt chẽ

các nhà phát triển phần mềm cộng tác với nhau qua Internet, mạng lưới này gồm

các nhóm nhỏ và cá nhân chịu trách nhiệm duy trì tính toàn vẹn của từng thành

phần Một lượng nhỏ các site phân cấp ftp Internat công cộng đã đóng vai trò

nhà kho theo chuẩn de facto để chứa các thành phần này Tài liệu Chuẩn phân

cấp hệ thống file (File System Hierarchy Standard) được cộng đồng

Linux duy trì nhằm giữ tính tương thích khắc phục được sự khác biệt rất lớn

giữa các thành phần hệ thống

1.1.4 Một số đặc điểm chính của Linux

Dưới đây trình bày một số đặc điểm chính của của hệ điều hành Linux hiện tại: Linux tương thích với nhiều hệ điều hành như DOS, MicroSoft Windows :

Cho phép cài đặt Linux cùng với các hệ điều hành khác trên cùng một ổ

cứng Linux có thể truy nhập đến các file của các hệ điều hành cùng một ổ đĩa

Linux cho phép chạy mô phỏng các chương trình thuộc các hệ điều hành khác

Do giữ được chuẩn của UNIX nên sự chuyển đổi giữa Linux và các hệ

UNIX khác là dễ dàng

Linux là một hệ điều hành UNIX tiêu biểu với các đặc trưng là đa người

dùng, đa chương trình và đa xử lý

Linux có giao diện đồ hoạ (GUI) thừa hưởng từ hệ thống X-Window

Linux hỗ trợ nhiều giao thức mạng, bắt nguồn và phát triển từ dòng BSD Thêm

vào đó, Linux còn hỗ trợ tính toán thời gian thực

Linux khá mạnh và chạy rất nhanh ngay cả khi nhiều tiến trình hoặc nhiều

cửa sổ Linux được cài đặt trên nhiều chủng loại máy tính khác nhau như PC,

Mini và việc cài đặt khá thuận lợi Tuy nhiên, hiện nay chưa xuất hiện Linux trên

máy tính lớn (mainframe)

Linux ngày càng được hỗ trợ bởi các phần mềm ứng dụng bổ sung như

soạn thảo, quản lý mạng, quản trị cơ sở dữ liệu, bảng tính

Linux hỗ trợ tốt cho tính toán song song và máy tính cụm (PC-cluster)

là một hướng nghiên cứu triển khai ứng dụng nhiều triển vọng hiện nay

Là một hệ điều hành với mã nguồn mở, được phát triển qua cộng đồng

nguồn mở (bao gồm cả Free Software Foundation) nên Linux phát triển nhanh

Linux là một trong một số ít các hệ điều hành được quan tâm nhiều nhất trên thế

giới hiện nay

Linux là một hệ điều hành hỗ trợ đa ngôn ngữ một cách toàn diện nhất Do

Linux cho phép hỗ trợ các bộ mã chuẩn từ 16 bit trở lên (trong đó có các

bộ mã ISO10646, Unicode) cho nên việc bản địa hóa trên Linux là triệt để nhất

7

Trang 8

trong các hệ điều hành

Tuy nhiên cũng tồn tại một số khó khăn làm cho Linux chưa thực sự trở

thành một hệ điều hành phổ dụng, dưới đây là một số khó khăn điển hình:

Tuy đã có công cụ hỗ trợ cài đặt, tuy nhiên, việc cài đặt Linux còn tương

đối phức tạp và khó khăn Khả năng tương thích của Linux với một số loại

thiết bị phần cứng còn thấp do chưa có các trình điều khiển cho nhiều thiết bị,

Phần mềm ứng dụng chạy trên nền Linux tuy đã phong phú song so với

một số hệ điều hành khác, đặc biệt là khi so sánh với MS Windows, thì vẫn

còn có khoảng cách

Với sự hỗ trợ của nhiều công ty tin học hàng đầu thế giới (IBM, SUN,

HP ) và sự tham gia phát triển của hàng vạn chuyên gia trên toàn thế giới

thuộc cộng đồng Linux, các khó khăn của Linux chắc chắn sẽ nhanh chóng

được khắc phục

1.2 Các thành phần cơ bản của Linux

Hệ thống Linux, được thi hành như một hệ điều hành UNIX truyền thống,

gồm shell và ba thành phần (đã dạng mã chương trình) sau đây:

Nhân hệ điều hành chịu trách nhiệm duy trì các đối tượng trừu tượng quan

trọng của hệ điều hành, bao gồm bộ nhớ ảo và tiến trình Các mô đun

chương trình trong nhân được đặc quyền trong hệ thống, bao gồm đặc quyền

thường trực ở bộ nhớ trong

Thư viện hệ thống xác định một tập chuẩn các hàm để các ứng dụng tương

tác với nhân, và thi hành nhiều chức năng của hệ thống nhưng không cần có

các đặc quyền của mô đun thuộc nhân Một hệ thống con điển hình được thi

hành dựa trên thư viên hệ thống là hệ thống file Linux

Tiện ích hệ thống là các chương trình thi hành các nhiệm vụ quản lý

riêng rẽ, chuyên biệt Một số tiện ích hệ thống được gọi ra chỉ một lần để khởi

động và cấu hình phương tiện hệ thống, một số tiện ích khác, theo thuật ngữ

UNIX được gọi là trình chạy ngầm (daemon), có thể chạy một cách thường

xuyên (thường theo chu kỳ), điều khiển các bài toán như hưởng ứng các kết nối

mạng mới đến, tiếp nhận yêu cầu logon, hoặc cập nhật các file log

Tiện ích (hay lệnh) có sẵn trong hệ điều hành (dưới đây tiện ích được coi là

lệnh thường trực) Nội dung chính yếu của tài liệu này giới thiệu chi tiết về một

số lệnh thông dụng nhất của Linux Hệ thống file sẽ được giới thiệu trong

chương 3 Trong các chương sau có đề cập tới nhiều nội dung liên quan đến nhân

và shell, song dưới đây là một số nét sơ bộ về chúng

1.2.1 Nhân hệ thống (kernel)

Nhân (còn được gọi là hệ lõi) của Linux, là một bộ các môdun chương

trình có vai trò điều khiển các thành phần của máy tính, phân phối các tài

Trang 9

nguyên cho người dùng (các tiến trình người dùng) Nhân chính là cầu nối giữa

chương trình ứng dụng với phần cứng Người dùng sử dụng bàn phím gõ nội

dung yêu cầu của mình và yêu cầu đó được nhân gửi tới shell: Shell phân tích

lệnh và gọi các chương trình tương ứng với lệnh để thực hiện

Một trong những chức năng quan trọng nhất của nhân là giải quyết bài toán

lập lịch, tức là hệ thống cần phân chia CPU cho nhiều tiến trình hiện thời cùng

tồn tại Đối với Linux, số lượng tiến trình có thể lên tới con số hàng nghìn Với

số lượng tiến trình đồng thời nhiều như vậy, các thuật toán lập lịch cần phải đủ

hiệu quả: Linux thường lập lịch theo chế độ Round Robin (RR) thực hiện việc

luân chuyển CPU theo lượng tử thời gian

Thành phần quan trọng thứ hai trong nhân là hệ thống các môđun chương

trình (được gọi là lời gọi hệ thống) làm việc với hệ thống file Linux có hai

cách thức làm việc với các file: làm việc theo byte (ký tự) và làm việc theo

khối Một đặc điểm đáng chú ý là file trong Linux có thể được nhiều người cùng

truy nhập tới nên các lời gọi hệ thống làm việc với file cần đảm bảo việc file

được truy nhập theo quyền và được chia xẻ cho người dùng

1.2.2 Hệ vỏ (shell)

Người dùng mong muốn máy tính thực hiện một công việc nào đó thì cần

gõ lệnh thể hiện yêu cầu của mình để hệ thống đáp ứng yêu cầu đó Shell là bộ

dịch lệnh và hoạt động như một kết nối trung gian giữa nhân với người dùng:

Shell nhận dòng lệnh do người dùng đưa vào; và từ dòng lệnh nói trên, nhân

tách ra các bộ phận để nhận được một hay một số lệnh tương ứng với các đoạn

văn bản có trong dòng lệnh Một lệnh bao gồm tên lệnh và tham số: từ đầu tiên

là tên lệnh, các từ tiếp theo (nếu có) là các tham số Tiếp theo, shell sử dụng

nhân để khởi sinh một tiến trình mới (khởi tạo tiến trình) và sau đó, shell chờ đợi

tiến trình con này tiến hành, hoàn thiện và kết thúc Khi shell sẵn sàng tiếp nhận

dòng lệnh của người dùng, một dấu nhắc shell (còn gọi là dấu nhắc nhập lệnh)

xuất hiện trên màn hình

Linux có hai loại shell phổ biến là: C-shell (dấu nhắc %), Bourne-shell

(dấu nhắc $) và một số shell phát triển từ các shell nói trên (chẳng hạn,

TCshell - tcsh với dấu nhắc ngầm định > phát triển từ C-shell và GNU Bourne

- bash với dấu nhắc bash # phát triển từ Bourne-shell) Dấu mời phân biệt

shell nói trên không phải hoàn toàn rõ ràng do Linux cho phép

người dùng thay đổi lại dấu nhắc shell nhờ việc thay giá trị các biến môi trường

PS1 và PS2 Trong tài liệu này, chúng ta sử dụng ký hiệu "hàng rào #" để biểu

thị dấu nhắc shell

C-shell có tên gọi như vậy là do cách viết lệnh và chương trình lệnh Linux

tựa như ngôn ngữ C Bourne-shell mang tên tác giả của nó là Steven Bourne

Một số lệnh trong C- shell (chẳng hạn lệnh alias) không còn có trong

Bourne-shell và vì vậy để nhận biết hệ thống đang làm việc với Bourne-shell nào, chúng ta gõ

lệnh: # alias

Nếu một danh sách xuất hiện thì shell đang sử dụng là C-shell; ngược lại,

9

Trang 10

nếu xuất hiện thông báo "Command not found" thì shell đó là Bourne-shell

Lệnh được chia thành 3 loại lệnh:

Lệnh thường trực (có sẵn của Linux) Tuyệt đại đa số lệnh được giới thiệu

trong tài liệu này là lệnh thường trực Chúng bao gồm các lệnh được chứa sẵn

trong shell và các lệnh thường trực khác

File chương trình ngôn ngữ máy: chẳng hạn, người dùng viết trình trên

ngôn ngữ C qua bộ dịch gcc (bao gồm cả trình kết nối link) để tạo ra một

chương trình trên ngôn ngữ máy

File chương trình shell (Shell Scrip)

Khi kết thúc một dòng lệnh cần gõ phím ENTER để shell phân tích và thực hiện lệnh

1.3 Sử dụng lệnh trong Linux

Như đã giới thiệu ở phần trên, Linux là một hệ điều hành đa người dùng,

đa nhiệm, được phát triển bởi hàng nghìn chuyên gia tin học trên toàn thế giới

nên hệ thống lệnh cũng ngày càng phong phú; đến thời điểm hiện nay Linux

có khoảng hơn một nghìn lệnh Tuy nhiên chỉ có khoảng vài chục lệnh là

thông dụng nhất đối với người dùng

Cũng như đã nói ở trên, người dùng làm việc với máy tính thông qua việc

sử dụng trạm cuối: người dùng đưa yêu cầu của mình bằng cách gõ "lệnh" từ

bàn phím và giao cho hệ điều hành xử lý

Khi cài đặt Linux lên máy tính cá nhân thì máy tính cá nhân vừa đóng vai

trò trạm cuối, vừa đóng vai trò máy tính xử lý

1.3.1 Dạng tổng quát của lệnh Linux

Cú pháp lệnh: # <Tên lệnh> [<các

tham số>] Trong đó:

Tên lệnh là một dãy ký tự, không có dấu cách, biểu thị cho một lệnh của

Linux hay một chương trình Người dùng cần hệ điều hành đáp ứng yêu cầu gì

của mình thì phải chọn đúng tên lệnh Tên lệnh là bắt buộc phải có khi gõ lệnh

Các tham số có thể có hoặc không có, được viết theo quy định của lệnh mà

chúng ta sử dụng, nhằm cung cấp thông tin về các đối tượng mà lệnh tác

động tới Ý nghĩa của các dấu [, <, >, ] được giải thích ở phần quy tắc viết

lệnh

Các tham số được phân ra thành hai loại: tham số khóa (sau đây gọi là

"tùy chọn") và tham số vị trí

Tham số vị trí thường là tên file, thư mục và thường là các đối tượng chịu

sự tác động của lệnh Khi gõ lệnh, tham số vị trí được thay bằng những đối

Trang 11

tượng mà người dùng cần hướng tác động tới

Tham số khóa chính là những tham số điều khiển hoạt động của lệnh

theo các trường hợp riêng Trong Linux, tham số khóa thường bắt đầu bởi dấu

trừ "-" hoặc hai dấu trừ liên tiếp " " Một lệnh có thể có một số hoặc rất nhiều

-l : là tham số khóa, cho biết yêu cầu xem đầy đủthông tin về các đối tượng

hiện ra Chú ý, trong tham số khóa chữ cái (chữ "l") phải đi ngay sau dấu trừ "-"

Chú ý:

Linux (và UNIX nói chung) được xây dựng trên ngôn ngữ lập trình C, vì

vậy khi gõ lệnh phải phân biệt chữ thường với chữ hoa Ngoại trừ một số ngoại

lệ, trong Linux chúng ta thấy phổ biến là:

o Các tên lệnh là chữ thường,

o Một số tham số khi biểu diễn bởi chữ thường hoặc chữ hoa sẽ có ý

nghĩa hoàn toàn khác nhau)

o Tên các biến môi trường cũng thường dùng chữ hoa Linux phân biệt

siêu người dùng (superuser hoặc root) với người dùng thông thường Trong

tập hợp lệnh của Linux, có một số lệnh cũng như một số tham số khóa mà chỉ

siêu người dùng mới được phép sử dụng

Một dòng lệnh có thể có nhiều hơn một lệnh, trong đó lệnh sau được

ngăn cách bởi với lệnh đi ngay trước bằng dấu ";" hoặc dấu "|"

Khi gõ lệnh, nếu dòng lệnh quá dài, Linux cho phép ngắt dòng lệnh xuống

dòng dưới bằng cách thêm ký tự báo hiệu chuyển dòng "\" tại cuối dòng

Sau khi người dùng gõ xong dòng lệnh, shell tiếp nhận dòng lệnh này và

phân tích nội dung văn bản của lệnh Nếu lệnh được gõ đúng thì nó được thực

hiện; ngược lại, trong trường hợp có sai sót khi gõ lệnh thì shell thông báo về

sai sót vàdấu nhắc shell lại hiện ra để chờ lệnh tiếp theo của người dùng Về phổ

biến, nếu như sau khi người dùng gõ lệnh, không thấy thông báo sai sót hiện ra thì

có nghĩa lệnh đã được thực hiện một cách bình thường

1.3.2 Các ký hiệu đại diện

Khi chúng ta sử dụng các câu lệnh về file và thư mục, chúng ta có thể sử

dụng các ký tự đặc biệt được gọi là các ký tự đại diện để xác định tên file, tên thư

mục.:

11

Trang 12

Jo* : Các file bắt đầu với Jo

Jo*y : Các file bắt đầu với Jo và kết thúc với y

Ut*l*s.c : Các file bắt đầu với Ut, chứa một ký tự l và kết thúc với s.c

?.h : Các file bắt đầu với một ký tự đơn, theo sau bởi h

Doc[0-9].txt : Các file có tên Doc0.txt, Doc1.txt ….Doc9.txt

Doc0[A-Z].txt : Các file có tên Doc0A.txt, Doc0B.txt …Doc0Z.txt

Các ký hiệu liên quan đến cú pháp câu lệnh được sử dụng bởi phần lớn

các câu lệnh Chúng cung cấp một cách thuận tiện và đồng nhất để xác định các

mẫu phù hợp Chúng tương tự với các ký tự đại diện, nhưng chúng mạnh hơn

rất nhiều Chúng cung cấp một phạm vi rộng các mẫu lựa chọn

Tương ứng với một ký tự đơn bất kỳ ngoại trừ dòng mới

* Tương ứng với không hoặc nhiều hơn các ký tự đứng trước

/ Lấy ký hiệu theo sau dấu gạch ngược

1.3.3 Trợ giúp lệnh

Do Linux là một hệ điều hành rất phức tạp với hàng nghìn lệnh và mỗi lệnh

lại có thể có tới vài hoặc vài chục tình huống sử dụng do chúng cho phép có

nhiều tùy chọn lệnh Để trợ giúp cách sử dụng các câu lệnh, Linux cho phép

người dùng sử dụng cách thức gọi trang Man để có được các thông tin đầy đủ giới

Trang 13

thiệu nội dung các lệnh Cú pháp lệnh: # man <tên-lệnh>

CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I Giới thiệu tổng quan về đề tài:

Website của chúng em là một website chuyên cung ứng dịch vụ cho thuê xe Với các công ty cung ứng dịch vụ hàng đầu thế giới có sự uy tín và chất lượng cao

Hãy đến với Website của chúng tôi Khi bạn sử trang web của chúng tôi bạn sẽtìm thấy được sự khác biệt so với một trang web về dịch vụ

Các chức năng chính của một website quản lý và cho thuê xe :

- Xem chi tiết về xe cho thuê

- Thuê xe qua mạng

- Hỗ trợ trực tuyến

- Liên hệ

Ngoài chức năng trên trang web của chúng tôi có sự khác biệt sau:

Website của chúng tôi cho phép các doanh nghiệp quảng cáo xe trên website.Các công ty, người sử dụng có thể trao đổi trực tiếp trên trang web thông qua việcđăng ký trên trang web

Bình luận, bình chọn và đưa ra các nhận xét về hãng xe, chất lượng của xe

1 Xác định và phân tích các giá trị nghiệp vụ

Dựa vào mô tả bài toán ở trên, có thể thấy hệ thống Website sẽ đem lại một sốlợi ích sau:

13

Trang 14

1.1 Mang lại giá trị nghiệp vụ

Tăng khả năng xử lý: Thông tin tìm kiếm sẽ được xử lý một cách tự động, cóthể xử lý đồng thời và cho kết quả nhanh chóng, chính xác

Thu thập được thông tin về các hãng xe và xe cho thuê một cách nhanh nhất vàchính xác nhất

Các yêu cầu thống kê và thanh toán trực tiếp đều được hiện thực hóa trênwebsite một cách khoa học và chính xác nhất

Đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ một cách tin cậy, chính xác, an toàn, bí mật

1.2. Mang lại giá trị kinh tế

Khi website đi vào hoạt động sẽ tạo ra một lượng lợi nhuận nhất định cho nhàquản trị

Giảm chi phí về mặt thời gian cũng như công sức Giá cả các hãng xe và xe chothuê trên website rất cạnh tranh với dịch vụ tốt nhất và chi phí nhỏ nhất chắc chắn sẽlàm hài lòng khách hàng

1.3. Mang lại giá trị sử dụng

Khách hàng có thể nhanh chóng tìm ra các thông tin về hãng xe và xe cho thuê

mà họ tìm kiếm khi họ thực hiện công việc tìm kiếm trên website

2 Xác định yêu cầu của hệ thống website

Yêu cầu xây dựng website đòi hỏi xây dựng các chức năng như sau:

- Quản lý Đặt xe trực tuyến

- Quản lý thông tin, tin tức về khách hàng

- Tìm kiếm thông tin hãng xe và xe cho thuê

- Quản lý Chế độ chọn ngôn ngữ theo tiêu chí khách hàng

- Quản lý Liên hệ

- Quản lý đăng nhập, đăng ký

- Quản lý Thông tin đối tác

- Cập nhật thông tin doanh nghiệp, đối tác, khách hàng, tài khoản…

- Thanh toán trực tuyến

Trang 15

II Công cụ lập trình

2.1 Khái niệm PHP

PHP là chữ viết tắt của “Personal Home Page” do Rasmus Lerdorf tạo ra năm 1994

Vì tính hữu dụng của nó và khả năng phát triển, PHP bắt đầu được sử dụng trong môitrường chuyên nghiệp và nó trở thành “PHP: Hypertext Preprocessor”

Thực chất PHP là ngôn ngữ kịch bản nhúng trong HTML, nói một cách đơngiản đó là một trang HTML có nhúng mã PHP, PHP có thể được đặt rải rác trongHTML

PHP là một ngôn ngữ lập trình được kết nối chặt chẽ với máy chủ, là một côngnghệ phía máy chủ (Server-Side) và không phụ thuộc vào môi trường (cross-platform).Đây là hai yếu tố rất quan trọng, thứ nhất khi nói công nghệ phía máy chủ tức là nóiđến mọi thứ trong PHP đều xảy ra trên máy chủ, thứ hai, chính vì tính chất không phụthuộc môi trường cho phép PHP chạy trên hầu hết trên các hệ điều hành nhưWindows, Unix và nhiều biến thể của nó Đặc biệt các mã kịch bản PHP viết trên máychủ này sẽ làm việc bình thường trên máy chủ khác mà không cần phải chỉnh sửa hoặcchỉnh sửa rất ít

Khi một trang Web muốn được dùng ngôn ngữ PHP thì phải đáp ứng được tất

cả các quá trình xử lý thông tin trong trang Web đó, sau đó đưa ra kết quả ngôn ngữHTML

Khác với ngôn ngữ lập trình, PHP được thiết kế để chỉ thực hiện điều gì đó saukhi một sự kiện xảy ra (ví dụ, khi người dùng gửi một biểu mẫu hoặc chuyển tới mộtURL)

2.2 Tại sao nên dùng PHP:

Để thiết kế Web động có rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau để lựa chọn,mặc dù cấu hình và tính năng khác nhau nhưng chúng vẵn đưa ra những kết quả giốngnhau Chúng ta có thể lựa chọn cho mình một ngôn ngữ : ASP, PHP, Java, Perl vàmột số loại khác nữa Vậy tại sao chúng ta lại nên chọn PHP Rất đơn giản, có những lí

do sau mà khi lập trình Web chúng ta không nên bỏ qua sự lựa chọn tuyệt vời này

15

Trang 16

PHP được sử dụng làm Web động vì nó nhanh, dễ dàng, tốt hơn so với các giảipháp khác

PHP có khả năng thực hiện và tích hợp chặt chẽ với hầu hết các cơ sở dữ liệu cósẵn, tính linh động, bền vững và khả năng phát triển không giới hạn

Đặc biệt PHP là mã nguồn mở do đó tất cả các đặc tính trên đều miễn phí, vàchính vì mã nguồn mở sẵn có nên cộng đồng các nhà phát triển Web luôn có ý thức cảitiến nó, nâng cao để khắc phục các lỗi trong các chương trình này

PHP vừa dễ với người mới sử dụng vừa có thể đáp ứng mọi yêu cầu của các lậptrình viên chuyên nghiệp, mọi ý tuởng của các bạn PHP có thể đáp ứng một cách xuấtsắc

Cách đây không lâu ASP vốn được xem là ngôn ngữ kịch bản phổ biến nhất,

vậy mà bây giờ PHP đã bắt kịp ASP, bằng chứng là nó đã có mặt trên 12 triệu Website.

Khi người dùng truy cập Website viết bằng PHP, máy chủ đọc mã lệnh PHP và

xử lí chúng theo các hướng dẫn được mã hóa Mã lệnh PHP yêu cầu máy chủ gửi một

dữ liệu thích hợp (mã lệnh HTML) đến trình duyệt Web Trình duyệt xem nó như làmột trang HTML têu chuẩn Như ta đã nói, PHP cũng chính là một trang HTML nhưng

có nhúng mã PHP và có phần mở rộng là HTML Phần mở của PHP được đặt trong thẻ

PHP

Trang 17

mở <?php và thẻ đóng ?> Khi trình duyệt truy cập vào một trang PHP, Server sẽ đọcnội dung file PHP lên và lọc ra các đoạn mã PHP và thực thi các đoạn mã đó, lấy kếtquả nhận được của đoạn mã PHP thay thế vào chỗ ban đầu của chúng trong file PHP,cuối cùng Server trả về kết quả cuối cùng là một trang nội dung HTML về cho trìnhduyệt.

3.1 Giới thiệu cơ sở dữ liệu:

MySQL là ứng dụng cơ sở dữ liệu mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay (theowww mysql com) và được sử dụng phối hợp với PHP Trước khi làm việc vớiMySQL cần xác định các nhu cầu cho ứng dụng

MySQL là cơ sở dữ có trình giao diện trên Windows hay Linux, cho phép

người sử dụng có thể thao tác các hành động liên quan đến nó Việc tìm hiểu từng công

nghệ trước khi bắt tay vào việc viết mã kịch bản PHP, việc tích hợp hai công nghệ PHP

và MySQL là một công việc cần thiết và rất quan trọng

 Truy cập: Truy cập dữ liệu phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu của người

sử dụng, ở mức độ mang tính cục bộ, truy cập cơ sỏ dữ liệu ngay trong

cơ sở dữ liệu với nhau, nhằm trao đổi hay xử lí dữ liệu ngay bên trong chính nó, nhưng do mục đích và yêu cầu người dùng vượt ra ngoài cơ sở

dữ liệu, nên bạn cần có các phương thức truy cập dữ liệu giữa các cơ sở

17

Trang 18

dử liệu với nhau như: Microsoft Access với SQL Server, hay SQL Server và cơ sở dữ liệu Oracle

 Tổ chức: Tổ chức cơ sở dữ liệu phụ thuộc vào mô hình cơ sở dữ liệu, phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu tức là tổ chức cơ sở dữ liệu phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng ứng dụng Tuy nhiên khi tổ chức cơ sở dữ liệu cần phải tuân theo một số tiêu chuẩn của hệ thống cơ sở dữ liệu nnhằm tăng tính tối ưu khi truy cập và xử lí

 Xử lí: Tùy vào nhu cầu tính toán và truy vấn cơ sở dữ liệu với các mục đích khác nhau, cần phải sử dụng các phát biểu truy vấn cùng các phép toán, phát biểu của cơ sở dữ liệu để xuất ra kết quả như yêu cầu Để thao tác hay xử lí dữ liệu bên trong chính cơ sở dữ liệu ta sử dụng các ngôn ngữ lập trình như: PHP, C++, Java, Visual Basic…

3.3 Các kiểu dữ liệu trong cơ sở dữ liệu MySQL

3.3 1 Loại dữ liệu numeric: bao gồm kiểu số nguyên và kiểu số chấm động

Kiểu dữ liệu số nguyên:

Loại Range Bytes Diễn giải

Tinyint -127->128 hay 0 255 1 Số nguyên rất nhỏ

Int -231->231-1 hay 0 232-1 4 Số nguyên

Bigint -263->263-1 hay 0 264-1 8 Số nguyên lớn

Trang 19

Kiểu dữ liệu số chấm động

Loại Range Bytes Diễn giải

Float phụ thuộc số thập phân 4 Số thập phân

dạng Single hay Double Float(M, D)

±1 7976931348623157308

±2 308

dạng Double

dưới dạng char

3.3 2 Loại dữ liệu kiểu Date and Time

Kiểu dữ liệu Date and Time cho phép bạn nhập dữ liệu dưới dạng chuỗi ngày tháng hay dạng số

Dữ liệu kiểu số nguyên

Date 1000-01-01 Date trình bày dưới dạng

Date và Time trình bày dưới dạng yyyy-mm-dd hh:mm:ss

19

Trang 20

TimeStamp[(M)] 1970-01-01

00:00:00

TimeStamp trình bày dưới dạng yyyy-mm-dd hh:mm:ss

3.3 3 Loại dữ liệu String

Kiểu dữ liệu String chia làm 3 loại: loại thứ nhất như char (chiều dài cố định) vàvarchar (chiều dài biến thiên); loại thứ hai là Text hay Blob, Text cho phép lưu chuỗirất lớn, Blob cho phép lưu đối tượng nhị phân; loại thứ ba là Enum và Set

Kiểu dữ liệu String

nhất 255 ký tự

Varchar 1-255 characters Chiều dài của chuỗi lớn

nhất 255 ký tự

Trang 21

Tinyblob 28-1 Khai báo cho Field chứa

kiểu đối tượng nhị phân

cỡ 255 characters

kiểu chuỗi cỡ 255characters

kiểu blob cỡ 65, 535characters

kiểu chuỗi dạng văn bản

cỡ 65, 535 characters

kiểu blob vừa khoảng 16,

777, 215 characters

kiểu chuỗi dạng văn bảnvừa khoảng 16, 777, 215

characters

kiểu blob lớn khoảng 4,

294, 967, 295 characters

kiểu chuỗi dạng văn bảnlớn khoảng 4, 294, 967,

295 characters

21

Trang 22

3.4 Các thao tác cập nhật dữ liệu:

 SELECT (Truy vấn mẫu tin):Select dùng để truy vấn từ một hay nhiều bảngkhác nhau, kết quả trả về là một tập mẫu tin thỏa mãn các điều kiện chotrước nếu có, cú pháp của phát biểu SQL dạng SELECT như sau:

SELECT<danh sách các cột>

[FROM<danh sách bảng>]

[WHERE<các điều kiện ràng buộc>]

[GROUP BY<tên cột/biểu thức trong SELECT>]

[HAVING<điều kiện bắt buộc của GROUP BY>]

[ORDER BY<danh sách các cột>]

[LIMIT FromNumber |ToNumber]

 INSERT(Thêm mẫu tin):

Cú pháp: INSERT INTO Tên_bảng VALUES(Bộ_giá_trị)

 UPDATE(Cập nhật dữ liệu):

Cú pháp: UPDATE TABLE Tên_bảng SET Tên_cột=Biểu_thức,

[WHERE Điều_kiện]

 DELETE(Xóa mẫu tin):

Cú pháp: DELETE FROM Tên_bảng

[WHERE Điều_kiện]

3.5 Các hàm thông dụng trong MySQL

3.5 1 Các hàm trong phát biểu GROUP BY

 Hàm AVG: Hàm trả về giá trị bình quân của cột hay trường trong câu truy vấn

 Hàm MIN: Hàm trả về giá trị nhỏ nhất của cột hay trường trong câu truy vấn

Ngày đăng: 26/07/2014, 18:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1. Sơ đồ phân rã chức năng. - Đồ án quản lý và cho thuê xe
2.1. Sơ đồ phân rã chức năng (Trang 34)
Hình 4.1: Giao diện chính chương trình - Đồ án quản lý và cho thuê xe
Hình 4.1 Giao diện chính chương trình (Trang 37)
Hình 4.3 Giao diện trang liên hệ - Đồ án quản lý và cho thuê xe
Hình 4.3 Giao diện trang liên hệ (Trang 39)
Hình 4.4 Giao diện trang hóa đơn (xe đã chọn ) - Đồ án quản lý và cho thuê xe
Hình 4.4 Giao diện trang hóa đơn (xe đã chọn ) (Trang 40)
Hình  4.5 Quản lý nhóm xe + là trang giúp ta biết xe cho thuê thuộc nhóm nào - Đồ án quản lý và cho thuê xe
nh 4.5 Quản lý nhóm xe + là trang giúp ta biết xe cho thuê thuộc nhóm nào (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w