TỔNG KẾT KIẾN THỨC CĂN BẢN MÔN SINH 9 Bài 8+9+10 ppt

8 447 2
TỔNG KẾT KIẾN THỨC CĂN BẢN MÔN SINH 9 Bài 8+9+10 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TỔNG KẾT KIẾN THỨC CĂN BẢN MÔN SINH 9 Bài 10: GIẢM PHÂN * Nội dung cơ bản: Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi ở kì trung gian ở lần phân bào I. Mỗi lần phân bào diễn ra 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. I. Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I 1. Kì đầu: Các NST tháo xoắn, co ngắn. Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể xảy ra bắt chéo nhau, sau đó lại tách rời nhau. 2. Kì giữa: Các NST kép tương đồng tập trung và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 3. Kì sau: Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau đi về hai cực của tế bào. 4. Kì cuối: Các NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành (bộ NST đơn bội kép). II. Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân II (giống nguyên phân) 1. Kì đầu: NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ NST đơn bội. 2. Kì giữa: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào 3. Kì sau: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào. 4. Kì cuối: Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội. * Một số câu hỏi: 1. Chọn câu đúng: a.Giảm phân là quá trình phân bào tạo ra 4 tế bào con có bộ NST giống hệt tế bào mẹ b.Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín c.Qua hai lần phân bào liên tiếp giảm phân cho ra 4 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) d.Cả b và c* 2. Một tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì sau của giảm phân II thì có số lượng NST là bao nhiêu: a.2 b.4 c.16 d.8* Bài 9: NGUYÊN PHÂN * Nội dung cơ bản: I. Biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào - Vòng đời của mỗi tế bào gồm có kì trung gian và thời gian phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân) có 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối, tiếp đến là sự phân chia chất tế bào và kết thúc sự phân bào. - Ở kì trung gian giữa hai lần phân bào, NST có dạng sợi mảnh (sợi nhiễm sắc). Trên sợi nhiễm sắc có các hạt nhiễm sắc là những chỗ sợi nhiễm sắc xoắn lại. Trong kì này NST tự nhân đôi làm thành NST kép, có 2 NST con đính với nhau ở tâm động. - Bước vào kì trước, các NST con bắt đầu xoắn. Sự đóng xoắn đạt mức cực đại vào kì giữa. Lúc này mỗi NST có hình thái và cấu trúc đặc trưng. II. Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân 1. Kì đầu - NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt - Các NST kếp dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động 2. Kì giữa - Các NST kép đóng xoắn cực đại - Các NST kép xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào 3. Kì sau - Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào 4. Kì cuối - Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc III. Ý nghĩa của nguyên phân - Giúp tế bào sinh sản và cơ thể lớn lên - Duy trì sự ổn định của bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản vô tính. * Một số câu hỏi: 1. Giải thích các khái niệm: NST, tâm động, NST kép. 2. Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kỳ giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy? 3. Nêu đặc điểm NST qua các kì (bộ NST của loài = 2n): hình dạng, số lượng. Bài 8: NHIỄM SẮC THỂ * Nội dung cơ bản: I. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể - NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau về hình thái, kích thước. Trong đó một có nguồn gốc từ mẹ, một có nguồn gốc từ bố. - Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là lưỡng bội (2n), bộ NST trong giao tử là bộ đơn bội (n) - Những loài đơn tính, có sự khác nhau giữa cá thể đực với cá thể cái ở cặp NST giới tính (XX hoặc XY). VD: ở ruồi giấm và người: cái là XX, đực là XY. Ở gà, cái là XY, đực là XX. Ở châu chấu, con cái là XX, con đực là XO. - Mỗi loài sinh vật, có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng - Số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội không phản ánh được trình độ tiến hoá của các loài sinh vật II. Cấu trúc của nhiễm sắc thể Cấu trúc của NST: (1) Chromatid . (2) Tâm động - nơi 2 chromatid đính vào nhau, là nơi để NST trượt trên thoi vô sắc trong quá trình nguyên phân và giảm phân. (3) Cánh ngắn. (4) Cánh dài. -NST có dạng đặc trưng ở kì giữa: mỗi NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động Kì giữa NST có chiều dài từ 0,5-50 micrômét, đường kính từ 0.2-2 micromét, đồng thời có hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que, hình chữ V. -Tâm động là nơi dính NST vào sợi tơ vô sắc. Một số NST, ngoài tâm động còn có eo thứ hai III.Chức năng của NST - NST mang gen quy định các tính trạng của sinh vật. - Nhờ có đặc tính tự nhân đôi của NST, mà các gen quy định tính trạng được sao chép lại qua các thế hệ. . TỔNG KẾT KIẾN THỨC CĂN BẢN MÔN SINH 9 Bài 10: GIẢM PHÂN * Nội dung cơ bản: Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng NST. của giảm phân II thì có số lượng NST là bao nhiêu: a.2 b.4 c.16 d.8* Bài 9: NGUYÊN PHÂN * Nội dung cơ bản: I. Biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào - Vòng đời của. nhiễm sắc III. Ý nghĩa của nguyên phân - Giúp tế bào sinh sản và cơ thể lớn lên - Duy trì sự ổn định của bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản vô tính. * Một số câu hỏi: 1. Giải thích

Ngày đăng: 26/07/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan