THUỐC VÀ THAI KỲ Trong quá trình mang thai, việc sử dụng thuốc của mẹ ít nhiều đều có nguy cơ gây hại cho thai.Có thể gặp các tình huống sau đây: -Người phụ nữ phải dùng thuốc lâu dài mà mong muốn có thai. -Người phụ nữ biết mình có thai nhưng bị bệnh cần phải điều trị. -Người phụ nữ sử dụng thuốc không biết mình đã có thai. I. SỰ HẤP THỤ, PHÂN PHỐI, BIẾN DƯỠNG THUỐC TỪ MẸ QUA THAI TRONG THAI KỲ: 1. Sự hấp thụ thuốc qua nhau thai: Nhau thai là hàng rào nơi xảy ra sự trao đổi các chất trong tuần hoàn giữa mẹ với thai. Sự di chuyển qua màng nhau của thuốc thực hiện bằng 2 cơ chế chính: a Khuếch tán thụ động: Các chất di chuyển theo sự chênh lệch nồng độ như : Na, K, Ca, Mg, các acid amin, acid uric, urê, amoniac, creatinin, các chất khí như oxy, carbonic, các chất gây mê…Cơ chế này làm cho một chất bình thường không qua nhau được nhưng nếu sử dụng cho mẹ liều cao hoặc điều trị dài ngày, nó vẫn vượt qua hàng rào lá nhau. b Vận chuyển chủ động: Cơ chế này cần có chất chuyên chở và cần năng lượng. Bình thường, những thuốc có trọng lượng phân tử dưới 600 qua nhau dễ dàng, những thuốc có trọng lượng phân tử trên 1000 khó qua nhau hơn. Các chất có thể vượt qua nhau thai: - Chất dễ bay hơi: Cloroform, Ether… - Các dược phẩm tan trong nước: Cloral, Phenothiazin, Quinin, các vitamin C, B12; Morphin, kháng sinh… - Các dược phẩm không tan trong nước: Barbiturat, Corticoid, kích thích tố sinh dục… Nếu có bệnh tật ở mẹ hoặc ở lá nhau thì có thể làm giảm khả năng ngăn cản sự qua nhau của vài loại thuốc. Nếu dùng thuốc với liều cao hoặc kéo dài thì thuốc vẫn có thể qua nhau. Resized to 100% (was 456 x 267) - Click image to enlarge 2. Sự phân phối và biến dưỡng: Sau khi hấp thụ qua nhau, thuốc sẽ theo tĩnh mạch rốn về gan. Một phần được chuyển hoá ở gan tạo thành chất chuyển hóa. Phần khác theo ống tĩnh mạch vào hệ tuần hoàn thai nhi dưới dạng thuốc tự do. Vào máu, thuốc tự do được phân bố như sau: - Một phần tác động trực tiếp lên các receptor và sinh tác động dược lực. - Một phần tích lũy tại mô, có hoặc không sinh tác động dược lực. - Một phần gắn kết với protein huyết tương, không sinh tác động dược lực, không bị chuyển hoá và đào thải, có tính thuận nghịch được xem như là kho dự trữ,Khi nồng độ thuốc tự do trong máu giảm, nó sẽ phóng thích ra thuốc tự do. - Một phần được thận thai nhi đào thải ra nước ối. - Một phần cùng với chất chuyển hoá ở gan theo động mạch rốn về tuần hoàn mẹ và được thải ra ngoài. Sự đáp ứng của thai nhi tuỳ thuộc vào liều lượng mẹ dùng, tuần hoàn của thai nhi, tuồi thai, loại thuốc cùng sự biến dưỡng và thải trừ của thuốc. II. NGUY CƠ TUỲ THUỘC VÀO CÁC GIAI ĐOẠN SỬ DỤNG KHI MANG THAI: Resized to 50% (was 918 x 758) - Click image to enlarge 1. Giai đoạn tiền phôi: Ở giai đoạn này, các phôi bào còn ít hay chưa biệt hoá, một yếu tố gây quái thai tác động vào phôi ở giai đoạn này có thể gây tổn thương hoặc toàn bộ hoặc ít phôi bào. Nếu tác động quá mạnh, nó có thể gây tử vong cho phôi và sẩy thai.Trong trường hợp còn sót lại một số phôi bào, do tiềm năng điều hoà các phôi bào đó, phôi có thể bù đắp lại sự hao hụt phôi bào đã bị huỷ bằng cách tăng sinh. Sự bù đắp đó có thể đạt đến mức không một dị tật bẩm sinh nào xuất hiện. 2. Giai đoạn phôi: Ở giai đoạn này, các phôi bào tích cực biệt hóa và phần lớn các yếu tố gây quái thai tác động vào phôi rất hiệu lực và quyết định sự xuất hiện nhiều dị tật.Kiểu xuất hiện dị tật tuỳ theo tính dễ bị tổn thương và thời gian biệt hoá của mô hay cơ quan. Điều kiện xuất hiện các dị dạng bẩm sinh: - Giai đoạn phát triển phôi thai:sinh dị dạng mạnh nhất kể tử ngày 13 sau thụ tinh đến cuối tháng thứ 2. - Tính mẫn cảm di truyền:Sự phản ứng của thuốc cũng tuỳ cơ địa di truyền, có thuốc gây quái thai loài này mà không gây quái thai cho loài khác. - Trạng thái sinh lý-bệnh lý của mẹ: mẹ thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin, mắc các bệnh nhiễm trùng(Rubeole, Toxoplasma…), mắc bệnh xơ gan, tiểu đường, cao huyết áp… - Độc tính, liều lượng, cách sử dụng thuốc. Giải thích nguyên nhân gây dị dạng bẩm sinh do thuốc: - Do thiếu cơ chế giải độc ở thai: ví dụ như thiếu acid glucuronic để liên hợp tạo thành chất chuyển hóa. - Khả năng đào thải của thận thai kém. - Các mô của phôi thai trong thời kỳ phân loại và sinh sản nên chuyển hóa mạnh. Vì vậy rất nhạy cảm thuốc. 3. Giai đoạn thai Giai đoạn này, như ta đã thấy, đặc trưng bởi sự phát triển của cơ quan. Tính cảm thụ của thai đối với tác động của yếu tố gây quái thai giảm mau trong giai đoạn này. Tuy vậy, còn 1 số cơ quan như tiểu não, vỏ não, các cơ quan sinh dục vẫn còn đang biệt hóa. Bởi vậy trong giai đoạn này, những dị tật của các cơ quan ấy vẫn còn có thể xuất hiện tuy rằng chúng đã bị tác động bởi các yếu tố gây quái thai từ những giai đoạn rất sớm nhưng tới giai đoạn này, các tác động đó mới có hiệu lực. VD: Xuất huyết sơ sinh do mẹ sử dụng thuốc kháng đông. Bướu giáp sơ sinh do mẹ sử dụng Iodures. Tác dụng ngộ độc này có thể biểu hiện: + Ngay sau khi sinh như: Cloramphenicol, Sufonamides, Aspirin. Lúc này cơ thể trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ hệ thống phân hoá tố để biến dưỡng và đào thải các chất này. + Hoặc rất lâu sau khi sinh như: • Tác động gây đột biến nhiễm sắc thể của các chất phóng xạ • Tác động gây ung thư muộn của Distilbene (Estrogen tổng hợp) • Tác động trên sự sinh sản của bé gái sau này ở bà mẹ dùng thuốc chống ung thư trong lúc mang thai. III. MỘT SỐ YẾU TỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG GÂY HẠI CỦA THUỐC ĐỐI VỚI THAI : 1. Tính mẫn cảm di truyền: Sự phản ứng của thuốc cũng tuỳ vào cơ địa di truyền, có những thuốc gây độc cho loài này nhưng lại không ảnh hưởng đến loài khác. Những khảo sát trên động vật không phải luôn luôn là tương quan một – một với người. Ví dụ : Thalidomide hiếm khi gây quái thai cho vật nhưng cho đến nay nó được biết là thuốc gây quái thai mạnh nhất ở người được ghi chép đầy đủ nhất. 2. Trạng thái sinh lý – bệnh lý của mẹ : Mẹ suy dinh dưỡng, thiếu vitamine là yếu tố thuận lợi cho quái thai. Mẹ nhiễm các bệnh nhiễm trùng : Rubeole, Toxoplasma, xơ gan, tiểu đường, cao huyết áp … Như vậy ta có thể tóm tắt một số điều kiện xuất hiện những tác động của thuốc trên thai như sau: 1. Trọng lượng của phân tử thuốc. 2. Liều lượng thuốc được dùng. 3. Thời gian sử dụng thuốc dài hay ngắn. 4. Dược động học của thuốc, khả năng chuyển hoá, hấp thu thuốc. 5. Giai đoạn thai kỳ dùng thuốc 6. Bệnh lý đi kèm của mẹ hay của nhau. 7. Tính mẫn cảm di truyền. . THUỐC VÀ THAI KỲ Trong quá trình mang thai, việc sử dụng thuốc của mẹ ít nhiều đều có nguy cơ gây hại cho thai. Có thể gặp các tình huống sau đây: -Người phụ nữ phải dùng thuốc lâu. tuần hoàn mẹ và được thải ra ngoài. Sự đáp ứng của thai nhi tuỳ thuộc vào liều lượng mẹ dùng, tuần hoàn của thai nhi, tuồi thai, loại thuốc cùng sự biến dưỡng và thải trừ của thuốc. II phân tử thuốc. 2. Liều lượng thuốc được dùng. 3. Thời gian sử dụng thuốc dài hay ngắn. 4. Dược động học của thuốc, khả năng chuyển hoá, hấp thu thuốc. 5. Giai đoạn thai kỳ dùng thuốc