THUỐCKHÁNGHISTAMIN H
1
Mục tiêu:
1. Trình bày được một số đặc điểm của histamin
2. Trình bày được phân loại thuốckháng dị ứng, cơ chế tác động của các thuốc
kháng dị ứng
3. Trình bày được đặc điểm về tác dụng dược lực, tác dụng phụ, chỉ định, chống
chỉ định của thuốckháng dị ứng.
Nội dung:
I. Histamin:
1. Sinh tổng hợp histamin và sự phân phối:
Histamin được thành lập từ phản ứng decarboxyl hóa acid L. histidin nhờ
xúc tác của enzyme histidin decarboxylase và piridoxin phosphat như đồng yếu tố
N
N
H
CH
2
- CH - NH
2
COOH
Pyridoxin phosphat
Histidin decarboxylase
Histamin
Histidin
N
N
H
CH
2
- CH
2
- NH
2
Nơi tích trữ chính histamin trong các mô chứa nhiều tế bào mast như da,
niêm mạc phế quản, niêm mạc ruột; trong máu là bạch cầu là tế bào ưa kiềm
(basophil). Ở đó histamin nằm trong các hạt dự trữ ở dạng phức hợp với
polysaccharid sulfat, heparin và một số protein acid.
Tế bào mast và bạch cầu ưa kiềm đa được nhạy cảm hóa bởi các kháng thể
IgE gắn trên bề mặt màng tế bào khi gặp kháng nguyên thích hợp sẽ vỡ ra và
phóng thích histamin.
Histamin được phóng thích ra sẽ gắn với các receptor trên bề mặt màng tế
bào và sinh tác dụng. Có 2 loại receptor chính là H
1
và H
2
, trong đó H
1
là receptor
quan trọng cho tác dụng ở cơ trơn cho đáp ứng tiêu biểu là co thắt phế quản và
giãn mạch, còn receptor H
2
sinh tác dụng làm cho tế bào thành dạ dày bài tiết acid
dịch vị.
2. Tác dụng của histamin:
2.1. Tác dụng trên tim mạch:
Histamin làm giãn các mạch máu nhỏ, tiểu động mạch, mao mạch và tiểu
tĩnh mạch làm giảm sức cản ngoại biên, giảm huyết áp toàn thân, làm tăng tính
thấm mao mạch làm protein huyết tương thoát ra dịch kẽ gây phù tại chỗ, đỏ, sẩn.
Ở liều cao histamin gây sốc phản vệ.
2.2. Tác dụng trên cơ trơn:
Histamin làm tăng co thắt cơ trơn khí phế quản, gây cơn hen. Ngoài ra,
histamin còn gây xuất tiết niêm mạc khí phế quản, gây viêm phù nề niêm mạc.
2.3. Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương:
Histamin kích thích rất mạnh thần kinh cảm giác gây đau và ngứa. Trên
thần kinh trung ương histamin làm tăng sự tỉnh táo.
2.4. Tác dụng trên mô bài tiết:
Histamin làm tăng bài tiết nước mắt, nước mũi, nước bọt, dịch tụy; kích
thích receptor H
2
ở dạ dày bài tiết mạnh acid dịch vị .
II. Thuốckháng dị ứng (kháng histamin H
1
):
1. Phân loại:
Thuốc khánghistamin được chia thành 2 thế hệ:
- Thuốc khánghistamin loại cổ điển: Promethazin, Chlorpheniramin, Meclizin,
Alimemazin
- Thuốc khánghistamin loại mới: Astemizol, Loratadin, Fexofenadin
2. Cơ chế tác dụng:
Các thuốckhánghistamin H
1
đối kháng cạnh tranh thuận nghịch với
histamin tại receptor.
3. Tác dụng dược lực:
- Tác dụng kháng histamin: đối kháng hoàn toàn với histamin tại cơ trơn khí quản,
tiêu hóa gây giãn các cơ này, đối kháng một phần trên tim mạch gây giảm tính
thấm mao mạch.
- Tác dụng trên thần kinh trung ương: gây ức chế thần kinh trung ương, giảm khả
năng tập trung, buồn ngủ. Các thuốckhánghistamin loại mới ít đi qua não nên
không gây buồn ngủ.
- Tác dụng kháng cholinergic (kháng muscarin): do cấu trúc tương tự với chất ức
chế muscarin nên các thuốckhánghistamin H
1
ức chế tại receptor này, đặc biệt là
các thuốc loại cổ điển như Promethazin, Ethanolamin, Diphenhydramin… gây bí
tiểu, khô miệng
- Tác dụng kháng adrenergic: gây hạ huyết áp thế đứng ở bệnh nhân nhạy cảm.
- Tác dụng chống buồn nôn, ói mửa, say sóng.
4. Chỉ định:
- Các bệnh dị ứng như viêm mũi, mày đay, viêm kết mạc, làm giảm các triệu
chứng như chảy mũi, hắt hơi, ngứa…
- Say tàu xe và rối loạn tiền đình
- Dùng làm thuốc an thần, giải lo âu, điều trị mất ngủ.
5. Tác dụng phụ:
- An thần, gây buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt…
- Kích ứng đường tiêu hóa như buồn nôn, đau thượng vị, tiêu chảy…
- Kháng cholinergic gây khô miệng, khô đường hô hấp, rối loạn thị giác, bí tiểu…
- Dị ứng khi uống hoặc dùng tại chỗ.
6. Thận trọng:
- Trường hợp bí tiểu, nghẽn ống tiêu hóa, phì đại tiền liệt tuyến do các tác dụng
kháng cholinergic.
- Tráng dùng chung với benzodiazepine và rượu
- Tránh dùng chung Astemizole và Terfenadin với các thuốc gây ức chế enzyme
gan như Ketoconazole vì sẽ gây loạn nhịp tim đe dọa đến tính mạng.
- Tránh lái xe, vận hành máy móc khi dùng thuốc…
. dày bài tiết mạnh acid dịch vị . II. Thuốc kháng dị ứng (kháng histamin H 1 ): 1. Phân loại: Thuốc kháng histamin được chia thành 2 thế hệ: - Thuốc kháng histamin loại cổ điển: Promethazin, Chlorpheniramin,. THUỐC KHÁNG HISTAMIN H 1 Mục tiêu: 1. Trình bày được một số đặc điểm của histamin 2. Trình bày được phân loại thuốc kháng dị ứng, cơ chế tác động của các thuốc kháng dị ứng 3 Meclizin, Alimemazin - Thuốc kháng histamin loại mới: Astemizol, Loratadin, Fexofenadin 2. Cơ chế tác dụng: Các thuốc kháng histamin H 1 đối kháng cạnh tranh thuận nghịch với histamin tại receptor.