1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trận Như Nguyệt 1075 -1077 ppt

9 423 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 183,7 KB

Nội dung

Họ ra sức chuẩn bị cho việc tiến công Đại Việt: xây dựng đường giao thông, cở sở chứa lương thực[9], huấn luyện binh sĩ, cho quân đóng trại sát biên giới Tống-Việt.[10] Nhà Lý sớm nhận r

Trang 1

Trận Như Nguyệt 1075 -1077

Trận Như Nguyệt là một trận đánh lớn diễn ra ở một khúc sông Như Nguyệt (hay sông Cầu) vào năm 1077, là trận đánh có tính quyết định của cuộc chiến tranh Tống Việt lần 2,

và là trận đánh cuối cùng của triều Tống của Trung Quốc trên đất Đại Việt Trận chiến diễn ra trong nhiều tháng, kết thúc bằng chiến thắng của quân Đại Việt và thiệt hại nhân mạng lớn của quân Tống, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của họ, buộc họ phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia.[7]

Tiền đề

Nhà Tống, Trung Quốc vào thế kỷ 11 có ý định xâm lược Đại Việt để mở rộng lãnh thổ, nhằm giải quyết một số khó khăn về đối nội và đối ngoại, đồng thời trả thù lần thất bại trong cuộc chiến tranh Tống-Việt lần 1 trước đó[8] Họ ra sức chuẩn bị cho việc tiến công Đại Việt: xây dựng đường giao thông, cở sở chứa lương thực[9], huấn luyện binh sĩ, cho quân đóng trại sát biên giới Tống-Việt.[10]

Nhà Lý sớm nhận ra ý định này của nhà Tống nên tích cực chuẩn bị cho chiến

tranh[11][12], tăng cường mối quan hệ với các dân tộc thiểu số tại vùng núi phía Bắc[12], không để họ ngả theo phe nhà Tống

Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất, vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới bảy tuổi, việc quân sự của Đại Việt nằm trong tay Thái Úy Lý Thường Kiệt[12] Ông chủ động mở cưộc tấn công qua bên kia biên giới vào năm 1075 nhằm phá hủy các cơ sở mà nhà Tống

đã chuẩn bị cho chiến tranh Cuộc tấn công là một bất ngờ lớn với nhà Tống[13] kết thúc với một thắng lợi, phá hủy nặng nề các cơ sở mà nhà Tống đã xây dựng mà đặc biệt là phá hủy thành Ung Châu[14], tòa thành chiến lược của nhà Tống Nhà Tống vẫn quyết tâm tiến hành chiến tranh, vua Tống Thần Tông cử Quách Quỳ chỉ huy, viên ngoại lang

bộ lại Triệu Tiết làm phó tướng cho cuộc tấn công thay đổi kế hoạch và chuẩn bị kỹ hơn cho cuộc tiến quân Họ điều động cả bộ binh lẫn thủy binh nhằm chuẩn bị đánh Đại Việt.[2]

Trước binh lực mạnh của nhà Tống, Lý Thường Kiệt quyết định chọn chiến lược phòng thủ[15]: ông dùng các đội quân của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía bắc nhằm quấy rối hàng ngũ của quân Tống[16] Các tướng Lưu Kỹ, phò mã Thân Cảnh Phúc, Vi Thủ

An đem quân hãm bước tiến quân Tống ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, đồng thời chặn một bô phận thủy quân của nhà Tống từ Quảng Đông xuống[16] Bản thân Lý Thường Kiệt lui về xây dựng một phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để biến nơi đây là nơi diễn

ra trận đánh quyết định của cả cuộc chiến.[17]

Lực lượng

Quân Tống huy động khoảng 100.000 quân chiến đấu (45.000 vạn binh từ biên giới với Liêu Hạ, số còn lại là binh trưng tập)[1], 10.000 ngựa, 200.000 dân phu,[2][3] đồng thời

có sự hỗ trợ từ lực lượng thủy binh Quân đội có kinh nghiệm chiến đấu dày dạn trang bị tốt với máy bắn đá, và hỏa tiễn.[15] Chỉ huy là Quách Quỳ và phó chỉ huy là Triệu Tiết cùng với nhiều tướng khác được điều về từ miền bắc Tống.[2]Trong số này 4,5 vạn là quân rút từ miền biên giới Liêu Hạ, do 9 tướng chỉ huy Số còn lại là trưng tập ở các lộ, đặc biệt là các lộ dọc đường từ kinh đô đến Ung Châu.[18]

Bô quận quân chủ lực của nhà Lý gồm thủy binh và bộ binh phòng thủ và chiến đấu tại

Trang 2

sông Như Nguyệt có 60.000 quân[19][4] và một số lực lượng không tham gia trực tiếp vào trận đánh dùng để hãm chân và quấy rối tiếp vận phía sau có tầm trên 15.000.[16]

Chiến trường

Đoạn sông Như Nguyệt mà Lý Thường Kiệt chọn lựa xây dựng phòng tuyến có vị trí mang tính chiến lược: có núi ở cả hai bên bờ[20], đoạn sông có chiều dài khá rộng lên hơn 100 mét[21], vắt ngang con đường dễ dàng nhất để vượt qua sông Cầu[22], con sông chặn mọi đường trên bộ có thể dùng để tiến quân vào Thăng Long[22] Trên khúc này có khoảng 11 bến đò ngang: Như Nguyệt, Tiểu Lâm, Dũng Liệt, Phù Yên, Đẩu Hàn, Phù Cầm, Lượng Sài, Đáp Cầu, Yên Ngô, Bằng Lâm, Phả Lại[22] Hai bến có tuổi đời lâu và quan trọng nhất là Như Nguyệt và Thị Cầu (hay Đáp Cầu về sau) nằm trên đường giao thông quan trọng tiến vào Thăng Long và là con đường thuận lợi nhất để quân Tống vượt qua sông và tiến về Thăng Long Vì địa thế quan trọng này, Lý Thường Kiệt quyết định lập một phòng tuyến tại đây nhằn đánh một trận chiến lược[23]

Khu vực phòng thủ mà Lý Thường Kiệt xây dựng chạy dài từ chân núi Tam Đảo (khoảng

Đa Phúc) với nhiều chổ núi ăn sát bờ sông hoặc rừng cây có mật độ dày đặc Địa hình này có thể được lợi dụng để ngăn việc vượt sông dễ dàng, tạo điều kiện cho quân nhà Lý không cần phải xây dựng một chiến tuyến dài hết nam sông Như Nguyệt mà chỉ cần xây

ở các khu vực đường giao thông, quan trọng nhất là đoạn Như Nguyệt, Thị Cầu và Vạn Xuân.[24]

Chiến lũy của phòng tuyến được xây dựng bằng đất có đóng cọc tre dày mấy tầng làm dậu[25] Dưới bãi sông được bố trí các hố chông ngầm tạo thành một phòng tuyến rất vững chắc Quân của nhà Lý đóng thành từng trại trên suốt chiến tuyến, mà quan trọng nhất là ba trại ở Như Nguyệt, Thị Cầu, Phấn Động[26] Mỗi trại binh có thể có thêm thủy binh phối hợp Quân chủ lực do chính Lý Thường Kiệt chỉ huy đóng ở phủ Thiên

Đức,[27] một vị trí có thể cơ động chi viện nhiều hướng và khống chế mọi ngả đường tiếng về Thăng Long Quân Tống cũng đóng dọc theo hai bờ sông, tập trung ở các vị trí quan trọng: phó tướng Triệu Tiết đóng tại khu vực mà ngày nay là thôn Mai Thượng, xã Mai Đình, Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang khoảng đối diện bến Như Nguyệt[28]; quân chủ lực

do Quách Quỳ chỉ huy đóng tại phía đông các Triệu Tiết chứng 30 km khoàng đối diện với Thị Cầu[28] Một bộ phận khác đóng tại các vị trí cần thiết, các ngọn núi quan trọng như núi Phượng Hoàng và núi Tiên, phòng trường hợp bị quân nhà Lý tiến công hoặc có thể tổ chức vượt sông nếu hoàn cảnh cho phép.[28]

Trận đánh

Quân Tống tấn công lần thứ nhất

Quân Tống dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ tiến tới bờ bắc sông Như Nguyệt không đến nỗi khó khăn lắm.[29] Quách Quỳ thấy vậy cũng muốn thực hiện chiến lược đánh nhanh thắng nhanh mà vua Tống đã đề ra.[29] Nhưng vì thủy binh chưa đến, Quách Quỳ quyết định cho quân đóng trại tại bờ bắc sông Như Nguyệt đối diện với phòng tuyến của quân nhà Lý[28] để chờ thủy binh hỗ trợ cho việc vượt sông.[30]

Sau một khoảng thời gian chờ đợi, Quách Quỳ quyết định tổ chức vượt sông, vì trước trại của Quách Quỳ tại Thị Cầu có một trại quân mạnh cùa nhà Lý án ngữ khiến ông không dám cho quân vượt sông ở Thị Cầu Cùng lúc, hai tướng Miêu, Lý đóng tại Như Nguyệt

Trang 3

báo với Quách Quỳ rằng quân Nhà Lý đã trốn đi và xin lệnh đem binh vượt sông Quách Quỳ chấp nhận và tướng Vương Tiến bắt cầu phao cho đội xung kích của Miêu Lý

khoảng 2.000 người vượt sông.[30] Cuộc vượt sông đã thành công, họ đã chọc thủng được phòng tuyến của quân Lý[30], sẵn đà thắng đội tiên phong của Miêu, Lý định tiến nhanh về Thăng Long nhưng đến vùng Yên Phụ, Thụy Lôi thì bị phục kích, bao vây, và chặn đánh dữ dội tại cầu Gạo, núi Thất Diệu[31] Miêu, Lý cùng những binh sĩ còn sống chạy về phía Như Nguyệt nhưng đến nới thì cầu phao đã bị hủy và gặp quân nhà Lý đón đánh và bị diệt gần hết, dù quân Tống đóng bên bờ bên kia có cố gắng cho bè sang hỗ trợ Thất bại của Miêu và Lý đã làm cho Quách Quỳ hết sức tức giận và định xử tử viên

"tướng kiêu" này.[31]Mô tả trận đánh này, một tác giả đời Tống viết: “Binh thế dứt đoạn, quân ít không địch nổi nhiều, bị giặc ngăn trở, rơi xuống bờ sông”

Quân Tống tấn công lần thứ hai

Sau thất bại này, Quách Quỳ nhận ra quân nhà Lý không bỏ bất cứ đoạn nào trên phòng tuyến, nên ông không dám vượt sông mà không có thủy binh nữa nên buộc phải chờ thủy binh tới.[32] Vì thủy binh quân Tống khi ấy đã bị chặn lại ngoài biển nên không vô được, buộc Quách Quỳ phải tổ chức đợt tấn công lần hai mà không có sự hỗ trợ của thủy binh Lần này, quân Tống dùng một lực lượng mạnh hơn nhiều so với lần trước và đóng bè lớn với sức chưa khoảng 500 quân để vượt sông.[33] Quân Tống ồ ạt đổ sang bờ nam nhưng

họ phải vừa ra sức chặt lớp trại rào tre, vừa phải chống lại các đợt phải công mãnh liệt của quân nhà Lý mà số binh tiếp viện lại không qua kịp nên quân bị vỡ trận và thiệt hại nặng Đợt tấn công lần hai lại kết thuc với một thất bại Việc này đã kiến Quách Quỳ thấy rằng, nếu không có thủy binh hỗ trợ sẽ không thể vượt sông được, ông buộc phải ra lệnh đưa quân về thế phòng thủ và tuyên bố rằng: "Ai bàn đánh sẽ chém!"[34], phá sản ý định đánh nhanh thắng nhanh của nhà Tống Họ chỉ dám lâu lâu dùng máy bắn đá bắn sang bờ nam.[35]

Với tình thế này; cộng với nhiều khó khăn vì các lý do về tình hình nhà Tống[34], sự quấy rối của cư dân địa phương, và việc thiếu lương thực do các cơ sở tiếp vận đã bị phá hủy trong cuộc tấn công năm 1075 của Lý Thường Kiệt, và khâu tiếp vận cho 100.000 lính và 10.000 ngựa vốn dĩ cần ít nhất 400.000 phu quá sức 200.000 phu mà quân Tống đang có; đã khiến họ trở nên bị động và suy giảm sức chiến đấu.[34][36]

Quân nhà Lý phản công

Hai tháng sau đợt tấn công cuối cùng, quân Tống lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan:

họ ngày càng mệt mỏi, hoang mang vì tin tức vì chờ mãi thủy binh không thấy thủy binh đâu Và thêm sự không hợp khí hậu Đại Việt, dù đã có thầy thuốc đi theo nhưng bệnh tật vẫn làm cho nhiều binh sĩ ốm và một số chết nhưng họ không thể rút lui vì đó là một sự nhục nhã và tội lớn với triều đình nhà Tống[37] Dù vậy, thế của quân Tống vẫn còn mạnh, họ vẫn cố thủ ở bờ bắc Như Nguyệt tìm cách dụ quân nhà Lý tấn công Lý Thường Kiệt nhận ra đây là thời cơ tốt để tổ chức tiến công, ông nghiên cứu cách bố phòng của quân Tống và tổ chức các đợt tấn công theo kiểu tập kích chia cắt quân Tống[38]

Đầu tiên, ông mở một tấn công vào khối quân của Quách Quỳ đang đóng ở Thị Cầu nhằm kéo sự chú ý của toàn bộ quân Tống về hướng này dù biết rằng Quách Quỳ có một khối quân khá lớn và bố phòng rất cẩn thận Ông lệnh cho hai Hoàng tử là Lý Hoằng Chân và Lý Chiêu Văn dùng 400 chiếc thuyền chở khoảng 2 vạn quân từ Vạn Xuân tiến

Trang 4

lên Như Nguyệt.[39] Đoàn thuyền vừa đi vừa phô trương thanh thế nhằm kéo sự chú ý của toàn bộ quân Tống về hướng họ Quân Lý đổ quân lên bờ bắt tấn công thẳng vào doanh trại quân Tống Thời gian đầu họ chiếm ưu thế, đẩy quân Tống vào sâu, buộc quân Tống phải huy động hết lực lượng và đem cả đội thân quân ra đánh Tất cả các thuộc tướng cao cấp của Quách Quỳ như Yên Đạt, Trương Thế Cự, Vương Mẫn, Lý Tường, Diên Chủng đều có mặt trong chiến địa Thời gian sau, quân Tống lấy lại hàng ngũ tổng chức phản công, đẩy quân Lý lên thuyền để rút đi Đồng thời quân Tống còn cho máy bắn đá bắn với theo, đánh chìm một số chiến thuyền Trận này quân Lý mất hai vị hoàng

tử Hoằng Chân và Chiêu Văn và khoảng mấy nghìn quân.[39] Cùng lúc với trận đánh ở trạnh của Quách Quỳ, khi mọi sự chú ý của quân Tống đều đổ dồn về phía đó, Lý

Thường Kiệt đích thân dẫn đại quân đánh vào doanh trại của Triệu Tiết[39]

Triệu Tiết đóng tại bắc Như Nguyệt trên một khu vực tương đối rộng và quan đãng trên một khu đất tên Dinh hai bên trái phải là khu đất Miễu và Trại, bố trí theo kiểu dã chiến không lũy tường tổ chức phòng ngự tạm Triệu Tiết có chừng 3-40.000 quân chiến đấu,

có thể đã điều một số đi tiếp ứng cho Quách Quỳ đang bị tấn công[40] Nhưng ngay sau khi quân Lý ở phía Quách Quỳ bị đánh lui, quân của Triệu Tiết bị một cánh quân Lý của

Lý Thường Kiệt tập kích và đánh bại, thương vong trên một nửa quân số[40] đến gần hết[41] Số quân Tống chết nằm la liệt cái gò nơi họ đóng quân, về sau cư dân địa

phương gọi đó là gò Xác hay cánh đồng Xác.[42]

Hai đợt tấn công này đã khiến quân Tống lâm vào cảnh ngặt nghèo, thế phòng ngự bị rung chuyển và có khả năng sẽ bị đánh bại nếu vẫn tiếp tục cố thủ.[43]

Quân Tống rút về nước

Để có thể kết thúc chiến tranh một cách mềm dẻo, ít đổ máu, Lý Thường Kiệt chủ động đưa ra lời đề nghị giảng hòa Quách Quỳ tuy ngoài miệng vẫn lên giọng nhân "hàng thư" của nhà Lý nhưng lại mừng trong bụng, trước khi đi Quách Quỳ còn đòi giữ các vùng đất

mà quân Tống đã chiếm được.[43]

Tháng 3 năm 1077, vì sợ bị quân nhà Lý tập kích, Quách Quỳ bí mật ra lệnh lui binh vào ban đêm Quân Tống lui binh trong một tình cảnh hỗn loạn của một cuộc tháo chạy.[44]

Lý Thường Kiệt cho quân đi theo hướng quân Tống rút đi thu hồi các vùng đất đã bị chiếm giữ trước đó là châu Môn, Quang Lang, Tô Mậu, Tư Lang Riêng Cao Bằng thì tới

1079 mới lấy lại được.[44]

Kết quả

Các nhà nghiên cứu hiện đại đánh giá đây là chiến thắng lớn nhất và là trận chiến ác liệt nhất kể từ sau trận Bạch Đằng năm 938 của dân tộc Việt trong việc chống phương Bắc xâm lược Chiến thắng này đã đánh dấu sự thành công nhiều chiến thuật chiến tranh phòng thủ và chủ động tấn công của danh tướng Lý Thường Kiệt trước một nước lớn hơn nhiều lần.[45]

Quân Tống mất tổng cộng 8 vạn quân và 8 vạn phu[46] Toàn bộ chi phí chiến tranh ngốn mất 5.190.000 lạng vàng[46][6] Thất bại này đã làm cho nhà Tống mất hẳn ý chí xâm lược Đại Việt hay "quận Giao Chỉ" theo cách gọi của họ khi đó và buộc phải công nhận

"Giao Chỉ Quận" là một quốc gia có tên "An Nam Quốc".[46]

Trang 5

Năm Mậu Ngọ (1078) vua Nhân Tông mở cuộc giao hảo với Bắc triều Sứ thần Đại Việt

là Đào Tông Nguyên đưa 5 con voi đă thuần sang cống vua Tống và đi đòi lại những châu, huyện ở miền Cao Bằng Tống triều ưng thuận với điều kiện là quân Lý phải trả lại cho nhà Tống những thường dân Tống ở các châu Khâm, Liêm, Ung bị quân Lý bắt đem

về nước làm nô tì trong năm 1075 tất cả là 221 người Trước khi cho họ về, nhà Lý cho thích vào trán con trai từ 15 tuổi trở lên ba chữ "Thiên tử binh", đàn ông từ 20 tuổi trở lên thích chữ "Đầu Nam Triều" và vào cánh tay trái đàn bà con gái hai chữ "Quan Khách" để làm nhục nhà Tống.[47]

Chú thích

1 Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh 1997, tr 153

2 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr

30

3 Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh 1997, tr 154

4 Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh 1997, tr 156

5."Trận Như Nguyệt (18.1 - 28.2.1077)" Bách khoa toàn thư Việt Nam truy cập 2008-06-27

6 Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh 1997, tr 164

7 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr 69-71

8 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr

23

9 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr

24

10 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr

25

11 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr

26 12 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí

1998, tr 27 13 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr 29 14 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần

Bá Chí 1998, tr 28 15 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr 31 16 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr 35 17 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr 37-39

18 "Kháng chiến chống Tống (1075 - 1077)" Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2005-11-11) truy cập 2008-06-27

19 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr

44 20 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí

1998, tr 42-48

21 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr

39 22 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí

1998, tr 37 23 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr 46 24 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần

Bá Chí 1998, tr 40-41

25 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr 39-40

Trang 6

26 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr

42 27 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí

1998, tr 43 28 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr 47-49

29 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr

49 30 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí

1998, tr 50 31 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr 51-52

32 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr

52 33 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí

1998, tr 53 34 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr 55 35 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần

Bá Chí 1998, tr 56 36 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr 57-58

37 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr

58 38 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí

1998, tr 59 39 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr 60-63 40 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr 63-66

41 Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh 1997, tr 162

42 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr

67 43 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí

1998, tr 68 44 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr 69 45 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần

Bá Chí 1998, tr 72-75

46 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr

71 47 Phạm Văn Sơn "Việt sử toàn thư" (pdf) các trang 151 truy cập 2008-06-24 48 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí 1998, tr 75

Tham khảo

Nguồn tham khảo chính

*

Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí (1998), Một

số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân

*

Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh (1997), Đại cương lịch sử Việt Nam, t 1, Nhà xuất bản Giáo dục

Nguồn thứ hai

*

Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên , Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, t 1 (bản dịch năm 1967), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội

*

Lý Đào & Hoàng Xuân Hãn chép, Tục tư trị thông giám trường biên, Nhà xuất bản Khoa

Trang 7

học Xã hội

*

Tống Sử, t Phan Túc truyện và Hòa Bân truyện, Thương vụ ấn thư quán

*

Lý Tế Xuyên, Việt điện u linh (bản 1960), Hà Nội: Nhà xuất bản Văn Hóa

*

Tư Mã Quang, Tốc thủy ký văn

*

Hoàng Xuân Hãn (1950), Lý Thường Kiệt, Hà Nội: Nhà xuất bản Sông Nhị

*

Quốc sử quán Triều Nguyễn (1971), Đại Nam nhất thống chí, t IV (bản dịch), Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

*

Vương Xung, Đông Đô sử lược (bản chép tay)

*

Võ Nguyên Giáp (1972), Vũ trang quần chúng cách mạng xây dựng quân đội nhân dân,

Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân

(Kiến thức bách khoa)

Phòng tuyến sông Như Nguyệt

Di tích lịch sử phòng tuyến sông Như Nguyệt thuộc thôn Thọ Đức, xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc

Tại Thọ Đức, Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng nhiều trại quân lớn, hiện vẫn còn dấu tích trong lòng đất và trong truyền tích của nhân dân địa phương Đó là các trại: Trại Chĩnh, trại Chùa, trại Quýt, trại Mái Âm � trên khu vực bãi Miễu, Lý Thường Kiệt cho xây dựng một phòng tuyến lớn chặn giặc ở cửa sông Thọ Đức Xung quanh khu vực trại là các khu hậu cần phục vụ cho chiến đấu, đó là các kho: kho gạo ở dốc Gạo, kho cung ở gò Cung, kho Gươm ở gò Gươm, kho tiền ở gò Bạc

Trong kháng chiến chống Tống năm 1077, khu vực Thọ Đức được xây dựng thành một phòng tuyến kiên cố trong hệ thống phòng tuyến sông Như Nguyệt Cánh quân đóng ở đây có nhiệm vụ chặn mũi tiến quân của giặc từ phía núi Tiêu Lát tràn sang và làm nhiệm

vụ ứng cứu cho 2 cánh quân ở khu vực Như Nguyệt và Thị Cầu, cùng với hai cánh quân này tạo nên chiến thắng vang dội của quân dân nhà Lý mùa xuân năm 1077, đập tan mộng xâm lăng của nhà Tống

Đình, đền, chùa Thọ Đức thuộc loại hình di tích lịch sử dưới dạng những địa điểm lịch sử

cụ thể của phòng tuyến Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 1077 Hiện nay, toàn bộ khu vực Thọ Đức vẫn nằm trên một doi đất cao so với xung quanh Trải qua bao năm tháng sông Cầu đã thay đổi dòng chảy nhiều lần và hiện nay đã hẹp hơn nhiều so với dòng sông cổ nhưng bến Can Vang gần như vẫn giữ được vị trí cũ không thay đổi: nó được đánh dấu bởi gềnh đá Can Vang từ bao đời nay vẫn nổi lên ở

Trang 8

giữa dòng sông Phía Đông Nam bến Can Vang là hai con bơn là nơi đổ bộ của quân xâm lược Tống sau khi vượt sông Cầu tràn sang bờ Nam

Bến Can Vang nằm trên khu vực bãi Miễu, là nơi đã xảy ra trận phản công dữ dội của quân đội nhà Lý chống trả trận tập kích vượt sông của quân Tống Khu vực này cũng là nơi Lý Thường Kiệt xây dựng các kho hậu cần, kho gạo, kho gươm, kho cung v.v Các kho này hiện nay chỉ còn là những mô đất cao do bị đào đất làm lò gạch

Đền Can Vang nằm trên khu vực bãi Miễu gần bến Can Vang Khu vực đền đã bị sụt lở

do sự thay đổi dòng chảy của sông Cầu, nhưng còn khá rộng Ngay sau đền có một ngôi

mộ Hán với nhiều gạch và mảnh vò, lọ vỡ vụn Tại đây còn tìm thấy nhiều mảnh gốm của các thời Lý, Trần, Lê v.v

Trại Chĩnh ở phía Tây làng Thọ Đức, rộng trên 2000m2, cách bến Can Vang khoảng 1000m Tại khu vực này thấy hàng loạt móng nhà bằng ngói như những móng nhà đã tìm thấy ở khu vực Yên Phụ, nơi đặt đại bản doanh của Lý Thường Kiệt năm 1077

Trại Chùa cách bến Can Vang (sông Cầu) khoảng 800m về phía Đông Bắc Chùa Tháp Linh nằm trên khu vực trại Chùa là nơi đóng một trại quân của Lý Thường Kiệt (ở phía Bắc là Thọ Đức) cách trại Chĩnh khoảng 300m, xung quanh là bờ thành lũy cao Phía Đông Bắc của trại Chùa là ruộng án, tương truyền là nơi Lý Thường Kiệt xử án bọn tù binh Tống để động viên tinh thần chiến đấu của binh sỹ

Trước đây chùa Tháp Linh là một ngôi chùa lớn trong vùng, nhưng vào năm 1947 bị phá theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến Chùa hiện nay được xây dựng lại sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi trên khu vực trại chùa cũ

Đình Thọ Đức nằm trên khu vực trại Chĩnh Hướng Tây Đình gồm hai tòa chính Phía ngoài là tòa đại đình, phía trong là thượng cung

Tòa Đại đình gồm 3 gian hai chái, 4 mái Căn cứ vào kiểu kiến trúc và mô típ trang trí còn lại ở đình hiện nay có thể đoán đình được làm vào thời Lê và được tu sửa khá nhiều vào thời Nguyễn

Nét đẹp chủ yếu của tòa Đại đình là nghệ thuật trang trí tứ linh trên các bức cốn, trang trí rồng ngậm ngọc trên các đầu dư và hoa văn lá trên các kệ Đặc biệt trên bức rèm gỗ gian giữa của tòa Đại đình được chia thành nhiều ô trang trí hình rồng và hoa lá, ở giữa nổi bật hình trang trí vợ chồng Nghê tình tự rất đẹp

Qua một khoảng sân hẹp phía sau tòa Đại đình là đến tòa Thượng cung hình chữ công gồm hai tòa hậu cung và trung đình

Đền Can Vang có từ thời Lý, thờ thánh Tam Giang và tướng quân Lý Thường Kiệt Đền Can Vang hiện nay chỉ còn có 2 tòa thượng điện và trung điện

Môtồ số hiện vật có trong lòng đất ở khu vực di tích: di chỉ đồ động Nội Lâm được phát

Trang 9

hiện năm 1973, với nhiều hiện vật bằng đá, một số hiện vật bằng đồng Di chỉ Quá Cảm, gồm những hiện vật: dao găm đồng, dao đồng, rìu đồng, bát đồng, khuyên tai bằng đá, quả cân đá, bàn mài đá

Những hiện vật có trong đình, đền chùa gồm bia đá, trong đó bia sớm nhất dựng năm chính Hòa (1680-1705), ngai thờ sơn son thếp vàng, bát hương gốm thời Lê, Mạc, cây nến gỗ, bộ bát bửu chạm lộng hình tứ linh, tứ qúy, bộ kiệu bát cống thi Lê, sơn son thếp vàng trang trí rồng phượng, bảng gỗ ghi bài thơ, đại tự, câu đối, án thư hai tầng chạm khắc đẹp, sơn son thếp vàng, giá chiêng, giá trống, hạc gỗ (thời Lê) đứng trên lưng hai con rùa gỗ, hậu bành kiệu, kiệu long đình, sập gỗ thời Nguyễn trang trí rồng phượng sơn son thếp vàng, voi sành, ngựa, võ sĩ bằng gốm, tượng mẫu, tượng sư tổ Chùa Tháp Linh còn 11 pho tượng gỗ đẹp, có giá trị về mặt điêu khắc, trong đó pho tượng Quan Âm biến thế được sơn son thếp vàng lộng lẫy Chùa còn một chuông đồng lớn đúc thời Nguyễn và một chóe Thanh rất đẹp

Các địa điểm lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Tống nay đã thay đổi rất nhiều qua năm tháng không còn nguyên trạng Trên mảnh đất lịch sử ấy còn lại ngôi đình, đền và chùa là những công trình kiến trúc cổ đã lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị, tồn tại như là một chứng tích của lịch sử

Ngày đăng: 26/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w