1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

TRẦN PHI TRƯỜNG-MỘT HỌA SĨ SƠN MÀI potx

6 604 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 119,32 KB

Nội dung

TRẦN PHI TRƯỜNG-MỘT HỌA SƠN MÀI Cách nay tròn 60 năm. Trên báo Văn Nghệ năm 1948 danh họa Tô Ngọc Vân đã có một dự báo thiên tài . Ông viết: “Dư luận châu Âu thắc mắc hỏi: Hội họa nên hướng về đâu?” “Chúng tôi đáp : Hướng về Việt Nam” “ sẽ thấy lối cải sinh trong sơn mài. Sắc chất lộng lẫy của sơn mài là thỏa nghệ khát khao đi tìm một phẩm chất mới, ngon mắt và xúc động hơn sơn dầu”. “sơn mài có sắc phẩm, phẩm chất đủ năng lực làm tan các mâu thuẫn giữa: Hình - sắc - chất. Mâu thuẫn đã có từ non thế kỷ”. Sơn mài Việt Nam đã thực sự đóng góp cho nghệ thuật hội họa một chất liệu mới, một nghành hội họa mới. Các danh họa, các thế hệ họa sơn mài của chúng ta đã làm rạng danh mỹ thuật nước nhà. Nhiều tranh sơn mài đẹp đã được bạn bè đánh giá cao - sơn mài là quốc họa Việt Nam. Theo tôi, tiêu chí đó thẩm định một bức tranh sơn mài đẹp: phẳng - bóng - trong những độ sâu thăm thẳm của màu. Đúng như danh họa Tô Ngọc Vân đã khẳng định “không một màu đỏ nào của sơn dầu đứng cạnh màu son của sơn mài mà không bị tái nhợt, chưa thấy một màu đen nào của sơn dầu đặt cạnh màu đen của sơn mài mà lại không bị bạc mà trơ”. Nói đến tranh sơn mài không thể không nói đến kỹ thuật mài. Kỹ thuật mài đã tạo nên biến đổi lớn về chất trở thành tên gọi tranh sơn mài. Nói đến tranh sơn mài không thể không nói đến độ sâu thăm thẳm của màu do vẻ đẹp đặc thù của chất liệu và kỹ thuật phủ nhiều lớp màu và mài. Màu của sơn mài là màu của tự nhiên và đa sắc. Chúng ta đã có nhiều thế hệ họa sơn mài thành danh Trần Phi Trường thuộc thế hệ thứ tư vẫn trung thành với nghệ thuật sơn mài truyền thống. Triển lãm tranh sơn mài “Xuân bạn bè - 2008” của anh là một minh chứng. Âm hưởng chúng, cảm hứng sáng tạo chủ đạo - Ký ức về một miền quê; Con người và cảnh vật nông thôn. Trong 35 tác phẩm trưng bày anh sáng tạo tập chung theo chủ đề, theo bộ: 6 bức chợ quê, 5 bức cây gạo đầu làng, 7 bức cá Thiên nhiên chiếm không gian thời gian - tồn tại vẫn là con người và cảnh vật nông thôn. Chỉ có 6 bức chân dung là con người thành thị một phong cách sáng tạo thường thấy của một số danh họa: Nghệ thuật sơn mài Trần Phi Trường thuộc dòng nghệ thuật sơn mài hiện thực - truyền thống: phẳng - bóng - trong và độ sâu thăm thẳm của màu Tất nhiên theo cảm quan của thế hệ mình có khác chăng tranh anh yếu tố tạo hình chủ đạo - hệ thống nét. Nét của sơn mài: vẽ - phủ - mài, chứ không phải là nét của nghệ thuật đồ họa. Vẽ phong cảnh, hình thức tranh sơn mài Trần Phi Trường theo 2 dòng: hiện thực và phi hiện thực, đúng hơn là hình thức nghệ thuật biểu hiện trừu tượng như tranh chân dung, tranh cá thuộc dòng nghệ thuật hiện thực tâm trạng. Nhìn chung, phong cách nghệ thuật sơn mài của Trần Phi Trường thuộc nghệ thuật hiện thực, được kết hợp hài hòa chất tạo hình, chất trang trí, truyền thống và hiện đại. Trần Phi Trường - một họa sơn mài thuộc thế hệ thứ tư. Biết phát huy tinh hoa nghệ thuật sơn mài truyền thống. Có đổi mới và cách tân, song không phủ - đắp - gắn và không mài như một số họa trẻ. Đổi mới và cách tân hình thức sơn mài như vậy. Có mới, ý lạ thật. Song không thể là tranh sơn mài và chuyển sang một dạng mới - sơn Phú Thọ tổng hợp vẽ trên vóc. Từ triển lãm tranh sơn mài “xuân bạn bè - 2008” của Trần Phi Trường. Tôi bộc bạch đôi điều về nghệ thuật sơn mài Việt Nam. Có điều gì chưa tới. Xin được trao đổi. . TRẦN PHI TRƯỜNG-MỘT HỌA SĨ SƠN MÀI Cách nay tròn 60 năm. Trên báo Văn Nghệ năm 1948 danh họa Tô Ngọc Vân đã có một dự. họa một chất liệu mới, một nghành hội họa mới. Các danh họa, các thế hệ họa sĩ sơn mài của chúng ta đã làm rạng danh mỹ thuật nước nhà. Nhiều tranh sơn

Ngày đăng: 11/03/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w