GẶPNGUYỄNVĂNCHUỐTVÀLÊTUẤNQUYẾT-HAI H ỌA SĨSƠNMÀI,TRÊNĐẤTTỔCỦANGHỀSƠN Theo lịch sử, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Thủ đô Hà Nội) - chính là đấttổcủanghềsơn cổ truyền Việt Nam, nơi Trần Tướng Công, tức Trần Lư, người làng Bình Vọng, đã khởi nghiệp cho nghềsơn vào đ ầu thế kỷ 16. Về Trần Tướng Công, trong cuốn “Bình Vọng Trần Thị gia phả”, còn ghi lại một câu đối treo ở nhà thờ tổ: NGUYỄNVĂN CHUỐT-Ký ức về trò chơi-Sơn mài Lưỡng độ hoàng hoa danh tiến sĩ Bách niên đan hoạch cổ tiên dân. (Hai độ hoa vàng lừng tiến sĩ Trăm năm son thắm dưỡng dân hiền) Đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Hà Tây cũng là mảnh đất đã sinh ra những bậc tiền bối của hội họasơn mài Việt Nam, thời hiện đại, như “phó cả” Đinh Văn Thành, các họasĩLê Phổ, Trần Quang Trân, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Đức Nùng, và đặc biệt là Nguyễn Gia Trí. Trong thời gian chuẩn bị viết cuốn “Hội họasơn mài Việt Nam” (2002 - 2005, đã xuất bản năm 2006), tôi đã được họasĩLêTuấn Quyết, người gốc thôn Huyền Kỳ, xã Phú Lãm, Hà Đông, dẫn về thăm làng H ạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín), quê của cụ Phó Thành, một nhà kỹ thuật đã từng có những đóng góp cực kỳ quan trọng cho quá trình thai nghén, hình thành và phát triển của hội họasơn mài Việt Nam. Qua LêTuấn Quyết, tôi cũng đã được biết thêm một người bạn quê gốc ở địa phương này -họasĩNguyễnVăn Chuốt. Sau những cuộc điền dã, trao đổi ấy, trong tôi đã hình thành một quan điểm, mà tôi đã viết ra trong cuốn sách về sơn mài. Đó là: “Có thể nói, sự xuất hiện của hội họasơn mài Việt Nam là kết quả tích hợp củahai luồng kiến thức: cổ truyền dân gian và bác học. Vàtrên thực tế, bất kỳ xu hướng vượt trội nào của một trong hai nhân tố ấy cũng đều không thực sự có lợi cho ngôn ngữ của chất liệu sơn mài.” Rồi đến năm 2006, tôi lại một lần nữa được kiểm chứng “quan điểm” nói trêncủa riêng mình, khi được xem hàng trăm thước vuông bằng s ơn mài do NguyễnVănChuốtvàLê Tu ấn Quyết thực hiện, cho Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Mỹ Đình, khánh thành nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh APEC họp tại Hà Nội. Mặc dầu chỉ thể hiện các bức tranh khổ rất lớn theo hình mẫu có sẵn, nhưng quả thực, với tay nghề, với tư duy và kỹ năng hết sức vững vàng củanghề sơn, hai anh đã tạo ra được ấn tượng về sự màu nhiệm củasơnmài, bằng sức mạnh không thua kém gì nỗi ám ảnh về những “căn phòng hổ phách” trong trí tưởng tượng qua truyền thuyết. HọasĩNguyễnVănChuốt sinh năm 1957, tốt nghiệp Trư ờng Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp Việt Nam (hệ trung cấp) 1981, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội (khoa sơn mài) 1988; từng làm xã viên Hợp tác xã sơn mài Bình Minh (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, 1973 - 1977), giáo viên Trường Thủ công Mỹ nghệ Hà Tây (1981 - 1982), dạy lớp vẽ sơn mài cho học sinh Cu Ba do Liên hiệp xã Trung ương tổ chức tại Hội Vănnghệ Hà Nội (1986),v.v. Anh cũng đã từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong làng vănnghệ xứ Đoài: ủy viên ban chấp hành Chi hội Mỹ thuật Hà Tây, ủy viên ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây, và hiện là phó chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, phó tổng biên tập tạp chí “Tản Viên Sơn”. NguyễnVănChuốt có đôi bàn tay vàng (Giải thưởng Chương trình Nghệ thuật Đông Dương “Bàn tay vàng” 2006, Huy chương “Bàn tay vàng” 1990). Anh vừa vẽ tranh, vừa làm đồ thủ công mỹ nghệ, trình bày bìa sách. Qua một số tác phẩm hội họacủa anh như Múa bồng, Hội vật mùa xuân, Mai Châu vàng, Phố mới, Ký ức về trò chơi, có thể thấy một quá trình tìm tòi có nhiều biến hóa về chất liệu sơnmài, chủ yếu dựa trên phong cách kỹ thuật “cổ điển đồng nhất” (laque unie), với bốn màu cơ bản vàng, son, then, vỏ trứng, tạo nên những hòa sắc ấm áp. Cho dù vẽ phẳng hay đắp nổi, tranh sơn mài củaNguyễnVănChuốt bao giờ cũng đạt tới hiệu quả trong mờ, nhã nhặn tới mức khiêm như ờng, kín đáo tác động đến tình cảm người xem (Giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Khu vực II, Hội Mỹ thuật Việt Nam, 1998 và 2006; Giải B Mỹ thuật H à Sơn Bình 1984; Giải B Văn học Nghệ thuật Nguyễn Trãi tỉnh Hà Tây lần thứ III, 2001 - 2005). HọasĩLêTuấnQuyết sinh năm 1968, vào nghề dưới sự hướng dẫn b an đầu củahọasĩNguyễnVănChuốt (tại Trường Thủ công Mỹ nghệ Hà Tây). Anh tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội 1995, chuyên ngành sơn mài. 1992, đoạt giải ba Triển lãm Mỹ thuật Sinh vi ên Toàn quốc. Sau khi ra trường, LêTuấnQuyết lận đận mất nhiều năm. Anh cũng vừa vẽ tranh (cho mình và cho cả những bản hợp đồng), vừa mở một xưởng làm đồ thủ công mỹ nghệ ở làng nghềsơn mài Hạ Thái. Đối với anh, mọi thủ pháp kỹ thuật trong lĩnh vực sơn mài dường như đã trở thành một thứ bản năng tự nhiên, từ sơn mài “cổ điển đồng nhất” đến “sơn mài sáng” (laque claire), thậm chí, vấn đề kỹ thuật có thể là b ất cứ một cái gì đó một khi anh đã dự kiến tới một hiệu quả nhất định n ào đó. Các lớp sơn được áp dụng, qua bàn tay của anh, có khi dày, chắc nịch, như khảm sâu xuống nền vóc, mà có khi lại nhẹ nhõm, vân vi, đặt như chơi như người vẽ mực. LêTuấnQuyết vẽ khá nhiều đề tài, mô típ: Chợ quê, Cảm xúc, Đợi, Nắng chiều, Quê ngoại, Câu chuyện xưa Dưới những bề mặt phản chiếu thường giản dị, các hình vẽ và sắc màu trên tranh của anh như tự cất lên tiếng nói thanh thản, và cái được tạo nên không chỉ đơn thuần l à ảo ảnh đến từ vật chất, chất liệu. Cùng với NguyễnVăn Chuốt, anh đã có tác phẩm tham dự triển lãm hội họa Việt Nam tổ chức tại Gallery Nghệ thuật Quốc gia mang tên Tretiakov ở Moskva (2007). Năm 2010, haihọasĩNguyễnVănChuốtvàLêTuấnQuyết sẽ lại có dịp cộng tác với nhau trong một dự án mỹ thuật khá lớn ở thành phố Hải Phòng, h ơn 100m2 sơnmài,và do chính các anh tham gia làm phác thảo. Gặphai anh mới hồi đầu năm dương lịch, với tôi, cả hai anh đều nói một từ: “Quyết tâm”. Và quả thực, tôi rất tin, bằng một lòng tin đã được nhiều lần trải nghiệm, qua thời gian, công việc và qua tình bạn, với cả hai anh. Quang Việt . GẶP NGUYỄN VĂN CHUỐT VÀ LÊ TUẤN QUYẾT - HAI H ỌA SĨ SƠN MÀI, TRÊN ĐẤT TỔ CỦA NGHỀ SƠN Theo lịch sử, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Thủ đô Hà Nội) - chính là đất tổ của nghề sơn. Việt Nam, 1998 và 2006; Giải B Mỹ thuật H à Sơn Bình 1984; Giải B Văn học Nghệ thuật Nguyễn Trãi tỉnh Hà Tây lần thứ III, 2001 - 2005). Họa sĩ Lê Tuấn Quyết sinh năm 1968, vào nghề dưới sự hướng. phẩm tham dự triển lãm hội họa Việt Nam tổ chức tại Gallery Nghệ thuật Quốc gia mang tên Tretiakov ở Moskva (2007). Năm 2010, hai họa sĩ Nguyễn Văn Chuốt và Lê Tuấn Quyết sẽ lại có dịp cộng