Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
215,99 KB
Nội dung
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU GIA HỆ . MỤC ĐÍCH: Là một phương pháp kinh điển đã được áp dụng lâu đời và cho đến nay vẫn được sử dụng như một phương pháp thông thường trong các nghiên cứu di truyền học người và di truyền học lâm sàng. Nghiên cứu sự thể hiện của một tính trạng hoặc một bệnh nào đó qua thế hệ các liên kết của một gia tộc: Tình trạng đó hoặc bệnh đó có tính chất di truyền hay không? Di truyền theo quy luật nào (trội, lặn NST thường hoặc liên kết giới tính)? Khả năng mắc bệnh của thế hệ tiếp theo ra sao? Có thể xác định người dị hợp tử trong một số trường hợp? Phương pháp gia hệ kết hợp với các xét nghiệm khác cho phép rút ra những lời khuyên cho các gia đình về việc sinh con hoặc kết hôn. II. CÁC KÝ HIỆU DÙNG ĐỂ LẬP GIA HỆ: Nam giới (Male) Nữ giới (Female) Không biết giới tính (Sex unspecified) Người lành (Normal individuals) Người bệnh (Affected individuals) Người có hội chứng hoặc dấu hiệu không đầy đủ (Heterozygotes for autosomal recessive) Người mang gen bệnh lặn liên kết giới (Carrier of X linked recessive) Đương sự, người được khảo sát (Propositus) Vợ chồng (Mating) Hai chồng Hai vợ Hôn nhân cùng huyết thống (Consanguineous marriage) Bố mẹ và các con (Parents and Children) Chết (Death) Sẩy thai (Abortion) Sinh đôi 1 hợp tử (Monozygotic twins) Sinh đôi 2 hợp tử (Dizygotic twins) Không rõ kiểu sinh đôi một hay hai hợp tử Cặp vợ chồng vô sinh Ly dị ? ? Hôn nhân ngoài giá thú Bảng gia hệ được xây dựng theo thứ tự hình bậc thang. Các thế hệ được ký hiệu bằng chữ số La mã I, II, III ghi ở phía bên trái của gia hệ. Các cá thể trong cùng 1 thế hệ được ký hiệu bằng chữ số Ả Rập 1, 2, 3 … ghi ở phía bên trái của ký hiệu cá thể. Các con mỗi cặp bố mẹ được ghi lần lượt từ trái sang phải và từ người con lớn nhất. Như vậy, mỗi thành viên trong một thế hệ có được 1 ký hiệu như II 1, II 2, III 1 … III. Ý NGHĨA CỦA BẢNG GIA HỆ : Xác định được rõ tính di truyền của tính trạng đó hoặc bệnh đó và quy luật di truyền của nó. Trường hợp 1 gia hệ với nhiều thế hệ, số cá thể lớn kết luận được tính chất và qui luật di truyền của tính trạng đó hoặc bệnh đó. Đoi với gia hệ có ít thế hệ, ít cá thể không đủ để rút ra kết luận thì phải sử dụng nhiều gia hệ của quần thể có cùng tính trạng hoặc bệnh đó rồi thống kê tính toán để kết luận về tính chất và quy luật di truyền của tính trạng đó hoặc bệnh đó. IV. PHÂN TÍCH GIA HỆ: Phân tích gia hệ để xác định quy luật di truyền của bệnh 1. Đặc điểm của bệnh di truyền trội NST thường: Gen trội là gen khi ở trạng thái đơn độc (Aa) vẫn biểu hiện được tính trạng của mình. Ở người, trong thực tế, di truyền gen trội chỉ tính ở khả năng (Aa) x (aa) Ta có : Aa x aa F1 Aa aa 50% (bệnh) 50% (lành) Một số bệnh di truyền trội: Tật dính ngón: 1 số ngón tay hoặc ngón chân dính vào nhau, có thể chỉ dính ở phần mềm hoặc dính cả phần xương Tật thừa ngón và ngắn ngón Dentinogenesis imperfecta: răng lợi bất toàn Achondroplasia: di truyền trội NST thường (80% do đột biến) Rối loạn hệ xương, lùn ngắn chi, đầu to Chỉ số thông minh IQ bình thường Phát triển sinh lý bình thường Sự kết hôn giữa hai người Achondroplasia không phải là hiếm trong số con có chiều cao bình thường Trẻ đồng hợp tử trội (DD) thì rối loạn hệ xương nặng tử vong Còn lại là Dd & dd. I II Bệnh di truyền trội thường thể hiện ở hệ cơ, khung xương. Trong gia hệ, tỷ lệ các cá thể mắc bệnh trong gia đình của bệnh nhân khá cao, khoảng 50%. Bệnh biểu hiện liên tục qua các thế hệ. Đương sự mang bệnh có thể được sinh ra từ gia đình: Bố mẹ gồm 1 người mang bệnh và 1 người bình thường, trường hợp này đương sự là người dị hợp tử mang gen bệnh trội. Các con của đương sự có xác suất mang bệnh là 50%. Cả 2 bố mẹ đều mang bệnh, trường hợp này đương sự có thể là người bệnh đồng hợp tử mang cả 2 alen bệnh hoặc là dị hợp tử chỉ mang một alen bệnh. Phân tích thế hệ con của đương sự có người mang bệnh, có người không, thì đương sự là dị hợp tử. Cả 2 bố mẹ của đương sự đều lành mạnh, trường hợp này đương sự là người mang đột biến mới hoặc gen bệnh ở bố mẹ có độ thấm không hoàn toàn. Những người con lành mạnh nếu kết hôn với người lành mạnh thì sinh con 100% lành mạnh. I II I II III IV 2. Đặc điểm của bệnh di truyền lặn NST thường : Trong chủng tộc có 3 kiểu gen AA, Aa và aa Những người mang gen lặn dị hợp tử (Aa) khó phát hiện kiểu hình, vì tính chất gen lặn khi đứng một mình không thể hiện bệnh ra ngoài . Có 6 khả năng kết hợp của các cá thể bố mẹ như sau: AA x AA; AA x Aa; Aa x Aa (thường gặp nhất); Aa x aa; AA x aa; Aa x aa Ở người trong thực tế chỉ cần tính đến khả năng Aa x Aa (hai bố mẹ đều mang gen lặn ở trạng thái dị hợp tử) Gen bệnh là gen lặn ký hiệu a Gen lành là gen trội ký hiệu A Ta có: P: Aa x Aa F1: AA: Aa : Aa : aa Mang gen (bệnh 25%) bệnh lặn I II III Đặc điểm: Bệnh di truyền gen lặn NST thường thì hiếm gặp những bệnh diễn tiến nặng hơn di truyền trội NST thường. Bố mẹ đều là người lành mạnh mang gen bệnh. Tỷ lệ con cái mắc bệnh là 25%. Cả 2 giới đều bị bệnh (♂ cũng như ♀). Tỷ lệ bệnh càng cao khi bố mẹ cùng huyết thống. Cây gia hệ có khuynh hướng theo chiều ngang, những người mắc bệnh đều cùng một thế hệ (có hiện tượng nhảy không liên tục qua các thế hệ). Đương sự mang bệnh có thể được sinh ra trong gia đình : Cả bố mẹ đều dị hợp tử (Aa). Trong 2 bố mẹ, có một người bệnh và một người dị hợp tử không biểu hiện bệnh (Aa và aa). Trong bố mẹ có một người dị hợp tử mang gen bệnh và một người lành nhưng có đột biến mới trong quá trình tạo giao tử. Trong hai bố mẹ có một người bệnh và một người lành nhưng có đột biến trong quá trình tạo giao tử. Người không biểu hiện bệnh có thể là: Người hoàn toàn lành mạnh không mang gen bệnh. Người dị hợp tử mang gen bệnh lặn, sẽ truyền gen bệnh cho một số con nếu người này kết hôn với người mang gen bệnh thì có khả năng sinh con bị bệnh. Bệnh di truyền lặn NST thường: Bệnh bạch tạng: người bệnh thiếu sắc tố melanin nên có da trắng bạch, tóc trắng hoặc màu rơm, đồng tử màu xanh, nhưng khi ra nắng lại có màu đỏ vì các mạch máu ở võng mạc giãn ra, và ta có thể nhìn thấy được qua đồng tử. Bệnh tăng galatoza / máu Bệnh phenyl – ceton / niệu do rối loạn chức năng phenylaramin Bệnh da vảy cá: bệnh biểu hiện ở da bị sừng hóa từng đám như vảy cá (xuất hiện từ nhỏ). 3. Đặc điểm của bệnh di truyền trung gian NST thường (di truyền trội không hoàn toàn): Các bệnh di truyền trung gian, kiểu gen như có tính chất định lượng mức độ nặng nhẹ của bệnh, người đồng hợp tử mang cả hai alen bệnh thì bệnh biểu hiện nặng, còn người dị hợp tử chỉ mang 1 alen bệnh thì biểu hiện nhẹ. Đôi khi, nếu tính thấm của gen không hoàn toàn thì biểu hiện bên ngoài bình thường và chỉ biểu hiện bệnh ở mức độ phân tử . Người bệnh nặng được sinh ra trong gia đình: Bố mẹ đều là dị hợp tử mang gen bệnh. Một trong hai bố mẹ là dị hợp tử về gen bệnh, người kia lành mang gen bệnh. Đó là trường hợp có đột biến mới. [...]... sớm 4 Đặc điểm của bệnh DT liên kết giới tính : a Di truyền trội liên kết NST X (giống như di truyền trội NST thường) Tất cả con gái và con trai có thể bị bệnh Bệnh biểu hien liên tục qua các thế hệ Tất cả con gái sẽ bị bệnh Bố bị bệnh Con trai không mắc bệnh 50% số con ♂ và con ♀ lành Mẹ bị bệnh 50% số con ♂ và con ♀ bệnh I II III IV 50% I 50% Di truyền trội liên kết NST- X II III Một... con trai (50%) Nửa số con gái của mẹ lành mang gen bệnh cũng là người lành mang gen bệnh giống mẹ 100% con gái của bố bị bệnh sẽ là người mang gen bệnh Con trai lành sẽ không truyền bệnh cho thế hệ sau Không có sự truyền bệnh từ bố sang con trai I II III Một số bệnh DT lặn liên kết X: IV Bệnh mù màu (color blindness) Thiếu men G6PD Hemophilia A – Hemophilia B Duchenne dystrophy c Gen . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU GIA HỆ . MỤC ĐÍCH: Là một phương pháp kinh điển đã được áp dụng lâu đời và cho đến nay vẫn được sử dụng như một phương pháp thông thường trong các nghiên cứu. của thế hệ tiếp theo ra sao? Có thể xác định người dị hợp tử trong một số trường hợp? Phương pháp gia hệ kết hợp với các xét nghiệm khác cho phép rút ra những lời khuyên cho các gia đình. giá thú Bảng gia hệ được xây dựng theo thứ tự hình bậc thang. Các thế hệ được ký hiệu bằng chữ số La mã I, II, III ghi ở phía bên trái của gia hệ. Các cá thể trong cùng 1 thế hệ được ký hiệu