1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

TÂM THẦN PHÂN LIỆT pdf

48 606 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 418,57 KB

Nội dung

TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. [\[\ GIẢI PHẨU BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT 1 TÂM THẦN PHÂN LIỆT TS. BS Đặng Hoàng Hải MỤC TIÊU: 1. Nêu được tần suất và thiệt hại của Tâm thần phân liệt 2. Liệt kê được các tiêu chuẩn quan trọng trong chẩn đoán và vận dụng các tiêu chuẩn này trên lâm sàng. 3. Xác đònh được mục tiêu điều trò và lựa chọn các biện pháp can thiệp hợp lý. 1. KHÁI NIỆM. Theo bảng Phân loại Quốc tế Bệnh tật lần 10, Tâm thần phân liệt thuộc nhóm “Bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn phân liệt và các rối loạn hoang tưởng” (nhóm F2). Nhóm F2 bao gồm: tâm thần phân liệt (F20), rối loạn dạng phân liệt (F21), rối loạn hoang tưởng dai dẳng (F22), rối loạn loạn thần cấp và nhất thời(F23), rối loạn hoang tưởng cảm ứng (F24), rối loạn phân liệt cảm xúc (F25), rối loạn loạn thần không thực tổn khác (F28), loạn thần không thực tổn không biệt đònh (F29). Theo BPLQTBT lần 10, nhóm F2 thuộc nhóm không thực thể, triêu chứng loạn thần chiếm ưu thế. Theo số liệu điều tra trên nhiều nơi ở thế giới, tần suất suốt đời của Tâm thần phân liệt vào khoảng 1% trong dân số chung. Rối loạn này là một rối loạn mạn tính, theo các tác giả Hoa Kỳ, khoảng 50-75% bệnh nhân TTPL tiến triển từng cơn, và 15% bệnh nhân tiến triển liên tục trong suốt cuộc đời. Bệnh ảnh hưởng nặng nề trên sinh hoạt của người bệnh, khoảng 15-20% bệnh nhân không tự chăm sóc được bản thân, khoảng 43% bệnh nhân rối loạn nặng trong quan hệ xã hội, chỉ khoảng 15% bệnh nhân còn khả năng lao động. Người bệnh TTPL thường bò các bệnh mạn tính, như tim mạch, đái tháo đường, và tuổi thọ trung bình của người bệnh thấp hơn ở người bình thường là 20%. Với các đặc điểm kể trên, TTPL là một rối loạn tâm thần quan trọng trong ngành tâm thần. 2. BỆNH CẢNH LÂM SÀNG 2.1. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN. 2.1.1. BẢNG PHÂN LOẠI QUỐC TẾ BỆNH TẬT LẦN 10. Theo BPLQTBT lần 10, TTPL là một rối loạn loạn thần, các triệu chứng loạn thần được chia thành các nhóm sau đây: (a) Tư duy vang thành tiếng, tư duy bò áp đặt, bò đánh cắp và tư duy bò phát thanh. (b) Các hoang tưởng bò kiểm tra, bò chi phối hay bò động, có liên quan với vận động thân thể hay các chi hoặc có liên quan với những ý nghó, hành vi hay cảm giác đặc biệt, tri giác hoang tưởng. (c) Các ảo thanh bình phẩm về hành vi của bệnh nhân hay thảo luận với nhau về bệnh nhân hoặc các loại ảo thanh khác xuất phát từ một bộ phận của thân thể. (d) Các loại hoang tưởng dai dẳng khác không thích hợp về mặt văn hóa và hoàn toàn không thể có được (ví dụ : có khả năng điều khiển thời tiết, hoặc đang tiếp xúc với những người của thế giới khác). 2 (e) Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào, có đi kèm theo hoang tưởng thoáng qua hay chưa hoàn chỉnh, hoặc kèm theo ý tưởng quá dai dẳng hoặc xuất hiện hàng ngày trong nhiều tuần hay nhiều tháng. (f) Tư duy gián đoạn hay thêm từ khi nói, tư duy không liên quan hay ngôn ngữ bòa đặt. (g) Tác phong căng trương lực như kích động, giữ nguyên dáng hay uốn sáp, phủ đònh, không nói, hay sững sờ. (h) Các triệu chứng âm tính như vô cảm, ngôn ngữ nghèo nàn, các cảm xúc cùn mòn hay không thích hợp thường đưa đến cách ly xã hội hay giảm sút khả năng lao động xã hội, phải rõ ràng là các triệu chứng trên không do trầm cảm hay thuốc an thần kinh gây ra. BPLQTBT lần 10 còn đưa ra các nguyên tắc chẩn đoán: - Để chẩn đoán bệnh nhân tâm thần phân liệt, cần ít nhất một triệu chứng rất rõ (nếu ít rõ, phải hai triệu chứng hay nhiều hơn nữa) thuộc vào các nhóm liệt kê từ (a) đến (d); hoặc các triệu chứng thuộc vào ít nhất là hai trong các nhóm liệt kê từ (e) đến (h), các triệu chứng ở trên phải tồn tại rõ ràng trong phần lớn thời gian một tháng hay lâu hơn; - Nếu thời gian ngắn hơn một tháng (dù có điều trò hay không), phải chẩn đoán trước tiên như rối loạn loạn thần cấp giống phân liệt (F23.2). - Người bệnh có thể có một giai đoạn, trong đó có triệu chứng của lo âu lan tỏa, trầm cảm, cũng như giảm khả năng lao động, quan hệ xã hội và trong sinh hoạt cá nhân, có trước hoặc sau cơn loạn thần hàng tuần hoặc có khi hàng tháng; do khó xác đònh thời gian khởi đầu, nên không chẩn đoán giai đoạn tiền triệu hoặc di chứng; chẩn đoán chỉ dựa trên cơn loạn thần. - Khi người bệnh có cả các triệu chứng loạn thần và rối loạn cảm xúc, hai nhóm triệu chứng này chiếm ưu thế như nhau, có thể chẩn đoán là rối loạn phân liệt cảm xúc (F25-). - Nếu bệnh nhân bò bệnh cơ thể hoặc ở trong trạng thái nhiễm độc ma túy, không chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt, phải chẩn đoán là loạn thần do bệnh cơ thể, (F06.2), hoặc loạn thần do các chất ma túy gây ra (F1x.5). 2.1.2. SỔ TAY CHẨN ĐOÁN THỐNG KÊ BỆNH TÂM THẦN LẦN IV: Tiêu chuẩn chẩn đoán Tâm thần phân liệt của STCĐTKBTT lần IV. A. Cơn loạn thần: có sự xuất hiện 2 (hoặc hơn) trong số các triệu chứng sau đây, mỗi triệu chứng hiện diện trong phần lớn thời gian trong một tháng (hoặc ngắn hơn nếu chúng đáp ứng tốt với điều trò) : (1). ý nghó hoang tưởng (2). ảo giác (3). ngôn ngữ vô tổ chức (nghóa là tư duy không liên quan) (4). hành vi tác phong cực kỳ vô tổ chức hoặc căng trương lực (5). các triệu chứng âm tính, ví dụ như cảm xúc cùn mòn, ngôn ngữ nghèo nàn hay mất ý chí. Chú ý : Một triệu chứng duy nhất trong tiêu chuẩn A là đủ nếu ý nghó hoang tưởng có nội dung kỳ dò hay ảo giác là ảo thanh bình phẩm về hành vi và suy nghó của bệnh nhân hoặc là ảo thanh tranh luận gồm nhiều giọng nói chuyện với nhau. B. Rối loạn hoạt động xã hội nghề nghiệp, trong cơn rối loạn, một hoặc nhiều lónh vực chủ yếu của hoạt động như công tác, các mối quan hệ giữa các cá nhân, hoặc việc chăm sóc bản thân rõ ràng thấp hơn mức đã đạt được trước khi có rối loạn. 3 C. Thời gian rối loạn tâm thần tồn tại ít nhất là 6 tháng. Giai đoạn 6 tháng này bao gồm cơn loạn thần cấp theo tiêu chuẩn A, kéo dài trong 1 tháng và có thể kèm theo các giai đoạn tiền triệu hay di chứng.Trong các giai đoạn tiền triệu hay di chứng, dấu hiệu của rối loạn có thể được biểu hiện bởi các triệu chứng âm tính hoặc bởi 2 hay hơn các triệu chứng tiêu chuẩn A nhưng dưới một hình thức nhẹ hơn (ví dụ: những tín ngưỡng kỳ dò, những tri giác bất thường). D. Chẩn đoán phân biệt với rối loạn cảm xúc phân liệt và rối loạn khí sắc: việc chẩn đóan phân biệt với rối loạn cảm xúc phân liệt và rối loạn khí sắc dựa vào các yếu tố sau: (1) không có giai đoạn trầm cảm chủ yếu, hưng cảm hay hỗn hợp xuất hiện đồng thời với các triệu chứng của cơn loạn thần; (2) nếu có, thời gian của rối loạn khí sắc ngắn hơn thời gian của cơn loạn thần và giai đoạn di chứng. E. Chẩn đoán phân biệt với loạn thần thực tổn hay do sử dụng một chất: rối loạn này do các tác động sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ : chất gây lạm dụng, thuốc men) hoặc do một bệnh cơ thể. F. Mối quan hệ với rối loạn phát triển lan tỏa : Nếu có tiền sử của một rối loạn tự kỷ hay một rối loạn phát triển lan tỏa khác thì chẩn đoán tâm thần phân liệt chỉ cần một cơn loạn thần (tiêu chuẩn A). 2.2. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH - Cơn loạn thần: theo tiêu chuẩn chẩn đoán của BPLQTBT lần 10 và STCĐTKBTT lần IV, người bệnh phải có cơn loạn thần (tiêu chuẩn A), thời gian tối thiểu là 1 tháng; tuy nhiên, trong BPLQTBT lần 10, nếu bệnh nhân được điều trò sớm, thời gian cơn loạn thần ngắn hơn 1 tháng, không được chẩn đoán là Tâm thần phân liệt, khác với STCĐTKBTT lần IV, nếu bệnh nhân được điều trò sớm và đáp ứng với thuốc, thời gian này không cần thiết là 1 tháng. - Trong cơn này, người bệnh phải có triệu chứng loạn thần; nhưng trong BPLQTBT lần 10, các triệu chứng loạn thần bao gồm 8 nhóm (từ a đến h), trong đó các nhóm từ a đến d được coi là triệu chứng hàng đầu của Tâm thần phân liệt (first rank symtoms); và để chẩn đoán là tâm thần phân liệt, người bệnh chỉ cần một triệu chứng của 4 nhóm kể trên, đối với các nhóm còn lại, người bệnh phải có triệu chứng của hai trong 4 nhóm còn lại. Trong STCĐTKBTT lần IV, có 5 triệu chứng loạn thần, để chẩn đoán là tâm thần phân liệt, người bệnh có ít nhất là 2 trong số 5 triệu chứng; tuy nhiên, trong STCĐTKBTT lần IV, vẫn có các triệu chứng hàng đầu của Tâm thần phân liệt, như hoang tưởng kỳ quái hoặc ảo thanh bình phẩm hoặc tranh luận, trong trường hợp này, chỉ cần 1 triệu chứng là đủ - Ngoài cơn loạn thần kể trên, trong STCĐTKBTT lần IV còn quy đònh rối loạn tâm thần; rối loạn này bao gồm giai đoạn tiền triệu, cơn loạn thần (tiêu chuẩn A), giai đoạn di chứng; trong hai giai đoạn tiền triệu và di chứng, các triệu chứng loạn thần không đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán của cơn loạn thần (tiêu chuẩn A), như người bệnh chỉ còn triệu chứng âm tính, hoặc những ý tưởng kỳ dò, cảm giác bất thường không đủ để chẩn đoán là hoang tưởng, ảo giác; và tổng thời gian của cơn loạn thần và di chứng phải trên 6 tháng. Trong BPLQTBT lần 10, mặc dầu công nhận có một giai đoạn không đáp ứng tiêu chuẩn của cơn loạn thần, người bệnh chỉ có triệu chứng trầm cảm hoặc rối loạn lo âu lan tỏa, nhưng vì không xác đònh được thời gian, nên không đưa giai đoạn này vào tiêu chuẩn chẩn đoán. 4 - nh hưởng của bệnh tâm thần phân liệt trên sinh hoạt của người bệnh, trong BPLQTBT lần 10, mặc dù công nhận người bệnh có một giai đoạn bò giảm khả năng lao động, quan hệ xã hội và trong sinh hoạt, nhưng không đưa vấn đề này vào trong tiêu chuẩn chẩn đoán; nhưng trong STCĐTKBTT lần IV, ảnh hưởng của bệnh trên sinh hoạt được thể hiện thành tiêu chuẩn B; và theo tiêu chuẩn này, cả trong các giai đoạn loạn thần, tiền triệu và di chứng, bệnh nhân bò rối loạn sinh hoạt. Trên lâm sàng, những triệu chứng loạn thần gây ra những rối loạn trong sinh hoạt. 1. Hoang tưởng: theo BPLQTBT lần 10, các triệu chứng hoang tưởng thường gặp là: - Hoang tưởng liên hệ, bò hại: người bệnh thường nghó là mọi người chung quanh thường bàn tán, hoặc tìm cách làm hại mình, nên người bệnh thường chú ý vào câu chuyện của người khác, hoặc có phản ứng tự vệ như tấn công người khác. - Hoang tưởng ghen tuông: người bệnh nghi ngờ vợ hay chồng mình ngoại tình, nên có thể có những hành vi nguy hiểm. - Hoang tưởng bò chi phối: người bệnh nghó là có một người nào đó nhập vào điều khiển hoạt động của người bệnh, cũng có thể gây ra những hoạt động nguy hiểm. Các triệu chứng hoang tưởng kể trên đều có thể gây nguy hiểm cho người khác (điểm số GAFS: 1-20). 2. o giác: thường gặp là: - o thanh đe dọa: người bệnh có thể nghe tiếng nhiều người nói trong tai, đe dọa người bệnh. - o thanh mệnh lệnh: người bệnh có thể nghe tiếng người nói trong tai bảo bệnh nhân làm việc này hoặc việc khác, có khi cả những hành vi tự tử. Cũng như triệu chứng hoang tưởng, triệu chứng ảo giác cũng có những hành vi nguy hiểm cho người khác hoặc bản thân mình. 3. Triệu chứng âm tính: người bệnh không còn để ý đến mọi việc chung quanh cũng như bản thân của mình, nên người bệnh thường bỏ việc làm, học tập, theo ước tính của các tác giả Hoa kỳ, khỏang 85% người bệnh bò mất khả năng lao động; không quan tâm hoặc tiếp xúc với người nhà, bạn bè, nên người bệnh tìm cách tự cách ly ra khỏi xã hội, khoảng 43% người bệnh bò rối loạn năng trong quan hệ xã hội, ngay cả những vệ sinh tối thiểu, người bệnh cũng không quan tâm, có 15-20% người bệnh không tự chăm sóc bản thân được bản thân, Trong các triệu chứng loạn thần, triệu chứng âm tính không gây hậu quả nguy hiểm như hoang tưởng, ảo giác; tuy nhiên, triệu chứng này xuất hiện trong các giai đoạn tiền triệu, di chứng và cơn loạn thần, ảnh hưởng nặng nề trên khả năng tự chăm sóc bản thân, và ít đáp ứng với các thuốc chống loạn thần; nên triệu chứng âm tính là triệu chứng ảnh hưởng nặng nề nhất trên sinh hoạt của người bệnh. 2.3. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT. Trong STCĐTKBTT lần IV, cần chẩn đoán phân biệt Tâm thần phân liệt với những rối loạn khác như loạn thần do bệnh cơ thể, do sử dụng chất tác động trên hệ thần kinh, rối loạn khí sắc có triệu chứng loạn thần, v.v… 5 2.3.1. PHÂN BIỆT VỚI LOẠN THẦN DO BỆNH CƠ THỂ. Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của Tâm thần phân liệt với loạn thần do bệnh cơ thể. Bảng 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tâm thần phân liệt và loạn thần do bệnh cơ thể. Tâm thần phân liệt Loạn thần do bệnh cơ thể A. Cơn loạn thần: có sự xuất hiện 2 (hoặc hơn) trong số các triệu chứng sau đây, (1). ý nghó hoang tưởng (2). ảo giác (3). ngôn ngữ vô tổ chức (4). hành vi tác phong cực kỳ vô tổ chức. (5). các triệu chứng âm tính, B. Rối loạn hoạt động xã hội nghề nghiệp : C. Thời gian : rối loạn tồn tại ít nhất là 6 tháng D. Chẩn đoán phân biệt với rối loạn cảm xúc phân liệt và rối loạn khí sắc: việc chẩn đóan phân biệt với rối loạn cảm xúc phân liệt và rối loạn khí sắc dựa vào các yếu tố sau: E. Chẩn đoán phân biệt với loạn thần thực tổn hay do sử dụng một chất: rối loạn này do các tác động sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ : chất gây lạm dụng, thuốc men) hoặc do một bệnh cơ thể. F. ….\ A. Các ảo giác hoặc hoang tưởng nổi bật B. Sau khi xem xét bệnh sử, khám cơ thể và làm các khám nghiệm bổ sung, có bằng chứng là rối loạn loạn thần này là do hậu quả sinh lý trực tiếp của một bệnh nội khoa tổng quát. C. Rối loạn này không được giải thích rõ bởi một rối loạn loạn thần khác. D. Rối loạn không xảy ra đơn độc trong tiến triển của sảng Khi so sánh tiêu chuẩn chẩn đoán của hai nhóm kể trên: Cả hai loại rối loạn này đều có triệu chứng loạn thần (tiêu chuẩn A), nhưng khác nhau ở tiêu chuẩn có liên quan đến nguyên nhân, trong Tâm thần phân liệt, không có mối liên hệ giữa triệu chứng loạn thần với bệnh cơ thể (tiêu chuẩn E), trong loạn thần do bệnh cơ thể, triệu chứng loạn thần là hậu quả trực tiếp của một bệnh cơ thể (tiêu chuẩn B). Sau đây là một số nguyên nhân của loạn thần thực thể (xem ở bài loạn tâm thần thực thể). Bảng 2: Nguyên nhân của loạn thần thực thể. Nguyên nhân Tỷ lệ Tai biến mạch máu não ? Động kinh 7-12% Chấn thương sọ não 7-20% Parkinson 25% Bệnh nội tiết ? 6 2.3.2. LOẠN THẦN DO SỬ DỤNG CHẤT. Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của Tâm thần phân liệt với loạn thần do sử dụng chất tác động trên thần kinh Bảng 3: Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tâm thần phân liệt và loạn thần do sử dụng chất. Tâm thần phân liệt Loạn thần do sử dụng chất. A. Cơn loạn thần: có sự xuất hiện 2 (hoặc hơn) trong số các triệu chứng sau đây, (1). ý nghó hoang tưởng (2). ảo giác (3). ngôn ngữ vô tổ chức (4). hành vi tác phong cực kỳ vô tổ chức. (5). các triệu chứng âm tính, B. Rối loạn hoạt động xã hội nghề nghiệp : C. Thời gian : rối loạn tồn tại ít nhất là 6 tháng D. Chẩn đoán phân biệt với rối loạn cảm xúc phân liệt và rối loạn khí sắc: việc chẩn đoán phân biệt với rối loạn cảm xúc phân liệt và rối loạn khí sắc dựa vào các yếu tố sau: E. Chẩn đoán phân biệt với loạn thần thực tổn hay do sử dụng một chất: rối loạn này do các tác động sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ : chất gây lạm dụng, thuốc men) hoặc do một bệnh cơ thể. F. …. A. Các ảo giác hoặc các ý nghó hoang tưởng chiếm vò trí hàng đầu. Ghi chú : không tính đến các ảo giác mà bệnh nhân nhận thức được rằng chúng được gây ra bởi một chất. B. Sau khi xem xét bệnh sử, khám cơ thể hay thực hiện các khám nghiệm bổ sung có bằng chứng về (1) hoặc (2) : (1). các triệu chứng của tiêu chuẩn A đã xuất hiện trong thời gian ngộ độc hay trong thời gian cai một chất, hoặc trong vòng một tháng sau đó. (2). việc sử dụng thuốc có liên quan về mặt nguyên nhân với rối loạn loạn thần. C. Rối loạn này không được giải thích rõ bởi một rối loạn loạn thần không được gây ra bởi một chất. D. Rối loạn này không xảy ra đơn đơn độc trong tiến triển của sảng Khi so sánh tiêu chuẩn chẩn đoán của hai nhóm kể trên: Cả hai loại rối loạn này đều có triệu chứng loạn thần (tiêu chuẩn A), nhưng khác nhau ở tiêu chuẩn có liên quan đến nguyên nhân; trong Tâm thần phân liệt, không có mối liên hệ giữa triệu chứng loạn thần với bệnh cơ thể hoặc các chất (tiêu chuẩn E), trong loạn thần do sử dụng chất tác động trên hệ thần kinh, triệu chứng loạn thần là hậu quả của chất tác động trên hệ thần kinh, hoặc chỉ xảy ra trong giai đoạn cai nghiện và ngộ độc các chất gây nghiện. Sau đây là một số nguyên nhân của loạn thần thực thể (xem ở bài loạn tâm thần thực thể). - Các chất gây nghiện: dẫn chất thuốc phiện như meperidine [Demerol]), các thuốc êm dòu thần kinh, thuốc ngủ. - Các thuốc có tính chất cholinergic (như benztropine [Cogentin]); thuốc tim mạch (như digoxin [Lanoxin], procainamide [Promine], methyldopa); điều trò ung thư (như procarbazine); corticosteroid (như prednisone [Cordrol] và dexamethasone [Decadron]); 7 thuốc kháng Parkinson (như L-dopa và bromocriptine); kháng lao (như, isoniazid [Laniazid]) 2.3.3. PHÂN BIỆT VỚI NHÓM RỐI LOẠN KHÍ SẮC. Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của Tâm thần phân liệt với rối loạn khí sắc. Bảng 4: Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tâm thần phân liệt và rối loạn khí sắc. Tâm thần phân liệt Rối loạn khí sắc A. Cơn loạn thần: có sự xuất hiện 2 (hoặc hơn) trong số các triệu chứng sau đây, (1). ý nghó hoang tưởng (2). ảo giác (3). ngôn ngữ vô tổ chức (4). hành vi tác phong cực kỳ vô tổ chức. (5). các triệu chứng âm tính, B. Rối loạn hoạt động xã hội nghề nghiệp : C. Thời gian : rối loạn tồn tại ít nhất là 6 tháng D. Chẩn đoán phân biệt với rối loạn cảm xúc phân liệt và rối loạn khí sắc: việc chẩn đoán phân biệt với rối loạn cảm xúc phân liệt và rối loạn khí sắc dựa vào các yếu tố sau. E. Chẩn đoán phân biệt với loạn thần thực tổn hay do sử dụng một chất: rối loạn này do các tác động sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ : chất gây lạm dụng, thuốc men) hoặc do một bệnh cơ thể. F. …. Trầm cảm chủ yếu, giai đoạn đơn độc A. Có một giai đoạn trầm cảm chủ yếu. B. Chẩn đoán loại trừ rối loạn phân biệt cảm xúc, bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt, rối loạn hoang tưởng hay rối loạn loạn thần không đặc hiệu. C. Tiền sử chưa từng có giai đoạn hưng cảm, hỗn hợp hay hưng cảm nhẹ. Trầm cảm chủ yếu, tái diễn A. Có ít nhất 2 giai đoạn trầm cảm chủ yếu. B. Chẩn đoán loại trừ rối loạn phân biệt cảm xúc, bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt, rối loạn hoang tưởng hay rối loạn loạn thần không đặc hiệu. C. Tiền sử chưa từng có một giai đoạn hưng cảm, một giai đoạn hỗn hợp hay một giai đoạn hưng cảm nhẹ Khi so sánh tiêu chuẩn chẩn đoán của hai nhóm kể trên: Cả hai loại rối loạn này đều có triệu chứng loạn thần và trầm cảm (tiêu chuẩn A, C của Tâm thần phân liệt), (tiêu chuẩn A của rối loạn trầm cảm); nhưng khác nhau ở tiêu chuẩn triệu chứng có ưu thế, trong Tâm thần phân liệt, theo tiêu chuẩn D, nếu có rối loạn khí sắc, thời gian của triệu chứng này phải ngắn hơn tổng thời gian của cơn loạn thần và giai đoạn di chứng. 8 2.3.4. PHÂN BIỆT VỚI CÁC LOẠI BỆNH KHÁC TRONG NHÓM. 2.3.4.1. Rối loạn dạng phân liệt. Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của Tâm thần phân liệt với rối loạn dạng phân liệt. Bảng 5: Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tâm thần phân liệt và rối loạn dạng phân liệt. Tâm thần phân liệt Rối loạn dạng phân liệt A. Cơn loạn thần: có sự xuất hiện 2 (hoặc hơn) trong số các triệu chứng sau đây, (1). ý nghó hoang tưởng (2). ảo giác (3). ngôn ngữ vô tổ chức (4). hành vi tác phong cực kỳ vô tổ chức. (5). các triệu chứng âm tính, B. Rối loạn hoạt động xã hội nghề nghiệp : C. Thời gian : rối loạn tồn tại ít nhất là 6 tháng D. Chẩn đoán phân biệt với rối loạn cảm xúc phân liệt và rối loạn khí sắc: E. Chẩn đoán phân biệt với loạn thần thực tổn hay do sử dụng một chất:. F. …. A. Đáp ứng các tiêu chuẩn A, D và E của tâm thần phân liệt B. Thời gian bò bệnh (bao gồm các giai đoạn tiền triệu, hoạt động và di chứng) kéo dài ít nhất một tháng nhưng ít hơn 6 tháng. (Khi buộc phải chẩn đoán rối loạn này trong hoàn cảnh không có thời gian chờ đợi xem C. bệnh nhân có lành bệnh hay không, phải thêm vào chữ “tạm thời”) Khi so sánh tiêu chuẩn chẩn đoán của hai nhóm kể trên: Cả hai loại rối loạn này đều thuộc nhóm loạn thần không thực thể (tiêu chuẩn E của Tâm thần phân liệt, tiêu chuẩn A của rối loạn dang phân liệt), có triệu chứng loạn thần (tiêu chuẩn A); và triệu chứng loạn thần có tính chất ưu thế (tiêu chuẩn D của Tâm thần phân liệt và tiêu chuẩn A của rối loạn dạng phân liệt); nhưng khác nhau ở tiêu chuẩn liên quan đến thời gian, trong Tâm thần phân liệt, theo tiêu chuẩn C, thời gian của giai đoạn tiền triệu, loạn thần và di chứng phải trên 6 tháng, khác với tiêu chuẩn B của rối loạn dạng phân liệt, thời gian này ngắn hơn 6 tháng. 2.3.3.2. Rối loạn hoang tưởng dai dẳng. Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của Tâm thần phân liệt với rối loạn hoang tưởng dai dẳng. Bảng 6: Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tâm thần phân liệt và rối loạn hoang tưởng dai dẳng. Tâm thần phân liệt Rối loạn hoang tưởng dai dẳng. A. Cơn loạn thần: có sự xuất hiện 2 (hoặc hơn) trong số các triệu chứng sau đây, (1). ý nghó hoang tưởng (2). ảo giác A. Có các ý nghó hoang tưởng không kỳ dò tồn tại tối thiểu 1 tháng. B. Không bao giờ đáp ứng đủ tiêu chuẩn A 9 (3). ngôn ngữ vô tổ chức (4). hành vi tác phong cực kỳ vô tổ chức. (5). các triệu chứng âm tính, B. Rối loạn hoạt động xã hội nghề nghiệp : C. Thời gian : rối loạn tồn tại ít nhất là 6 tháng D. Chẩn đoán phân biệt với rối loạn cảm xúc phân liệt và rối loạn khí sắc: E. Chẩn đoán phân biệt với loạn thần thực tổn hay do sử dụng một chất:. F. …. của tâm thần phân liệt. C. Ngoài sự tác động của các ý nghó hoang tưởng hay của các phân nhóm của nó, không ghi nhận thấy các biến đổi rõ rệt của hoạt động cũng như không thấy sự lạ lùng hay kỳ dò rõ rệt của hành vi tác phong. D. Trong trường hợp các giai đoạn rối loạn khí sắc và các ý nghó hoang tưởng xuất hiện đồng thời, tổng thời gian xuất hiện của rối loạn khí sắc phải ngắn hơn so với thời gian xuất hiện của hoang tưởng. E. Rối loạn này không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất Khi so sánh tiêu chuẩn chẩn đoán của hai nhóm kể trên: Cả hai loại rối loạn này đều thuộc nhóm loạn thần không thực thể (tiêu chuẩn E của Tâm thần phân liệt, rối loạn hoang tưởng dai dẳng), có triệu chứng loạn thần (tiêu chuẩn A của Tâm thần phân liệt, rối loạn hoang tưởng dai dẳng); và triệu chứng loạn thần có tính chất ưu thế (tiêu chuẩn D của Tâm thần phân liệt và rối loạn hoang tưởng dai dẳng); nhưng khác nhau ở tiêu chuẩn liên quan đến triệu chứng trong cơn loạn thần, trong Tâm thần phân liệt, theo tiêu chuẩn A của tâm thần phân liệt, phải có ít nhất 2/5 triệu chứng loạn thần, khác với tiêu chuẩn A của rối loạn hoang tưởng dai dẳng, chỉ có triệu chứng hoang tưởng, triệu chứng này không mang tính kỳ quái. 2.3.3.3. Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời. Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của Tâm thần phân liệt với loạn thần cấp và nhất thời Bảng 7: Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tâm thần phân liệt và loạn thần cấp và nhất thời. Tâm thần phân liệt Loạn thần cấp và nhất thời A. Cơn loạn thần: có sự xuất hiện 2 (hoặc hơn) trong số các triệu chứng sau đây, (1). ý nghó hoang tưởng (2). ảo giác (3). ngôn ngữ vô tổ chức (4). hành vi tác phong cực kỳ vô tổ chức. (5). các triệu chứng âm tính, B. Rối loạn hoạt động xã hội nghề nghiệp : C. Thời gian : rối loạn tồn tại ít nhất là 6 tháng D. Chẩn đoán phân biệt với rối loạn cảm xúc phân liệt và rối A. Trong giai đoạn bệnh, cơn loạn thần (kéo dài tối thiểu một ngày nhưng ngắn hơn một tháng) kèm theo sự phục hồi hoàn toàn các chức năng như trước khi bò bệnh. B. Rối loạn này không được giải thích rõ bởi một rối loạn khí sắc với các nét loạn thần, một rối loạn cảm xúc phân liệt hoặc tâm thần phân liệt và rối loạn này cũng không do tác động sinh lý [...]... chuẩn E của Tâm thần phân liệt, tiêu chuẩn D của rối loạn phân liệt cảm xúc), có triệu chứng loạn thần (tiêu 10 chuẩn A của Tâm thần phân liệt, loạn thần cấp và nhất thời); nhưng khác nhau ở tiêu chuẩn triệu chứng, trong Tâm thần phân liệt, theo tiêu chuẩn D của tâm thần phân liệt, triệu chứng loạn thần chiếm ưu thế, khác với tiêu chuẩn B của rối loạn phân liệt cảm xúc, triệu chứng loạn thần và khí... thời, thời gian cơn loạn thần trong khỏang 1 ngày- dưới 1 tháng 2.3.3.4 Rối loạn phân liệt cảm xúc Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của Tâm thần phân liệt với rối loạn phân liệt cảm xúc Bảng 8: Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tâm thần phân liệt và rối loạn phân liệt cảm xúc Tâm thần phân liệt Rối loạn phân liệt cảm xúc A Cơn loạn thần: có sự xuất hiện 2 (hoặc A Một giai đoạn bệnh không bò gián đoạn có hơn)... lang thang, thu mình lại, và sống không mục đích 6 TÂM THẦN PHÂN LIỆT, THỂ TRẦM CẢM SAU PHÂN LIỆT Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của BPLQTBT lần 10 (a) Bệnh nhân bò bênh tâm thần phân liệt, đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt trong vòng 12 tháng qua (b) Một số triệu chứng loạn thần còn tồn tại, nhưng không đủ để chẩn đoán tâm thần phân liệt (c) Các triệu chứng trầm cảm nổi bật, đáp ứng tiêu... thời); và triệu chứng loạn thần có tính chất ưu thế (tiêu chuẩn D của Tâm thần phân liệt và tiêu chuẩn B của loạn thần cấp và nhất thời); nhưng khác nhau ở tiêu chuẩn thời gian của cơn loạn thần, trong Tâm thần phân liệt, theo tiêu chuẩn A của tâm thần phân liệt, thời gian cơn loạn thần trên 1 tháng, khác với tiêu chuẩn A của loạn thần cấp và nhất thời, thời gian cơn loạn thần trong khỏang 1 ngày- dưới... Phân biệt giữa Tâm thần phân liệt và loạn thần thực thể (*) a Phân biệt giữa các loại bệnh của nhóm F2 và F0 b Phân biệt giữa các loại bệnh của nhóm F2 và F1 33 c Phân biệt giữa các loại bệnh của nhóm F2 và F3 d Phân biệt giữa các loại bệnh của nhóm F2 và F4 12 Theo STCĐTKBTT lần IV, phân biệt giữa Tâm thần phân liệt và loạn thần thực thể dựa vào (**): a.Triệu chứng của cơn rối loạn tâm thần b nh hưởng... đoạn loạn thần rõ rệt, đáp ứng các tiêu chuẩn của tâm thần phân liệt (c) Chẩn đoán loại trừ trạng thái mất trí hay bệnh lý thực tổn, trầm cảm Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của BPLQTBT lần 10, bệnh nhân đã có một cơn loạn thần đáp ứng tiêu chuẩn A Của Tâm thần phân liệt; hiện nay, các triệu chứng loạn thần không đủ để chẩn đoán cơn loạn thần, và triệu chứng âm tính nổi bật 4 BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT VÀ BỆNH... lệ Tâm thần phân liệt ở người có liên hệ ở cấp độ I là 2,7% cao hơn tỷ lệ 0% ở nhóm chứng Trong một nghiên cứu khác của Parnas, trên 192 người có mối liên hệ ở cấp độ I với người bệnh Tâm thần phân liệt và 101 người của nhóm chứng, tỷ lệ Tâm thần phân liệt ở nhóm có liên hệ ở cấp độ I là 16,2% cao hơn tỷ lệ 1,9% ở nhóm chứng (P:0,0001) Kết quả các công trình nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ Tâm thần phân liệt. .. người còn lại bò Tâm thần phân liệt, tỷ lệ 78%; trong 318 cặp khác trứng, chỉ có 59 người còn lại bò Tâm thần phân liệt, tỷ lệ 19% 17 Trong một nghiên cứu khác của Kendler, trên 194 cặp song sinh cùng trứng và 277 cặp song sinh khác trứng; trong 194 cặp cùng trứng, có 60 người còn lại bò Tâm thần phân liệt, tỷ lệ 31%; đối với 277 cặp song sinh khác trứng, chỉ có 18 người bò Tâm thần phân liệt, tỷ lệ 6%... nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ Tâm thần phân liệt ở các cặp song sinh cùng trứng thay đổi trong khoảng 31- 78% cao hơn tỷ lệ ở các cặp song sinh khác trứng là 428% Kết quả này cho thấy Tâm thần phân liệt có tính chất di truyền 5.1.3 BẢN ĐỒ GEN Khi nghiên cứu bản đồ gene ở những gia đình có nhiều người bệnh tâm thần phân liệt, người ta nhận thấy có 9 gene liên quan đến tâm thần phân liệt, các gene này là 1q,... Như vậy, trong chẩn đoán tâm thần phân liệt hoặc các rối loạn khác, chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn liên quan đến bệnh cơ thể, sử dụng chất, liên quan đến triệu chứng (triệu chứng loạn thần chiếm ưu thế), và diễn tiến, bao gồm cơn loạn thần (tiêu chuẩn A 1, A 2) và rối loạn tâm thần (tiêu chuẩn C) 2.5 CÁC THỂ BỆNH CỦA TÂM THẦN PHÂN LIỆT Chẩn đoán thể bệnh của tâm thần phân liệt tùy theo giai đoạn bệnh . của Tâm thần phân liệt với loạn thần do sử dụng chất tác động trên thần kinh Bảng 3: Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tâm thần phân liệt và loạn thần do sử dụng chất. Tâm thần phân liệt Loạn thần. bảng Phân loại Quốc tế Bệnh tật lần 10, Tâm thần phân liệt thuộc nhóm “Bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn phân liệt và các rối loạn hoang tưởng” (nhóm F2). Nhóm F2 bao gồm: tâm thần phân liệt. liệt với rối loạn dạng phân liệt. Bảng 5: Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tâm thần phân liệt và rối loạn dạng phân liệt. Tâm thần phân liệt Rối loạn dạng phân liệt A. Cơn loạn thần: có sự xuất hiện

Ngày đăng: 26/07/2014, 16:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Alan S. Brown M.D, Michaeline Bresnahan Ph.D., M.P.H, Ezra S. Susser M.D., Dr.P.H (2005). “Schizophrenia: Environmental Epidemiology” , Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry, 8th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp.1372-1381 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Schizophrenia: Environmental Epidemiology”
Tác giả: Alan S. Brown M.D, Michaeline Bresnahan Ph.D., M.P.H, Ezra S. Susser M.D., Dr.P.H
Năm: 2005
2. Brian Kirkpatrick M.D, Cenk Tek M.D. (2005). “Schizophrenia: Clinical Features and Psychopathology Concepts”, Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry, 8th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp 1417-1436 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Schizophrenia: Clinical Features and Psychopathology Concepts
Tác giả: Brian Kirkpatrick M.D, Cenk Tek M.D
Năm: 2005
3. Brien P. Riley Ph.D., Kenneth S. Kendler M.D (2005), “Schizophrenia: Genetics”; Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry, 8th Edition, Lippincott Williams & Wilkins pp.1355-1371 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Schizophrenia: Genetics
Tác giả: Brien P. Riley Ph.D., Kenneth S. Kendler M.D
Năm: 2005
4. John M. Kane M.D, Stephen R. Marder M.D. “Schizophrenia: Somatic Treatment”, Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry, 8th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 1468-1476 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Schizophrenia: Somatic Treatment”
5. Robert E. Drake M.D., Ph.D., Alan S. Bellack Ph.D (2005). “Psychiatric Rehabilitation”, Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry, 8th Edition, Lippincott Williams &Wilkins, pp. 1477-1487 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Psychiatric Rehabilitation”
Tác giả: Robert E. Drake M.D., Ph.D., Alan S. Bellack Ph.D
Năm: 2005
6.Rosalinda C. Roberts Ph.D, Carol A. Tamminga M.D.(2005). “Schizophrenia: Neuropathology”, Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry, 8th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 1409-1416 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Schizophrenia: "Neuropathology”
Tác giả: Rosalinda C. Roberts Ph.D, Carol A. Tamminga M.D
Năm: 2005
7. Sadock, Benjamin James; Sadock, Virginia Alcott (2007), “Schizophrenia”, Kaplan & Sadock's Synopsis of Psychiatry, 10th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 469- 497 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Schizophrenia”
Tác giả: Sadock, Benjamin James; Sadock, Virginia Alcott
Năm: 2007

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tâm thần phân liệt và loạn thần do bệnh cơ thể. - TÂM THẦN PHÂN LIỆT pdf
Bảng 1 Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tâm thần phân liệt và loạn thần do bệnh cơ thể (Trang 6)
Bảng 2: Nguyên nhân của loạn thần thực thể. - TÂM THẦN PHÂN LIỆT pdf
Bảng 2 Nguyên nhân của loạn thần thực thể (Trang 6)
Bảng 9: Chẩn đoán phân biệt rối loạn tâm thần do bệnh cơ thể, do sử dụng chất, loạn thần và rối  loạn khí sắc - TÂM THẦN PHÂN LIỆT pdf
Bảng 9 Chẩn đoán phân biệt rối loạn tâm thần do bệnh cơ thể, do sử dụng chất, loạn thần và rối loạn khí sắc (Trang 12)
Bảng 10: Chẩn đoán phân biệt của các rối loạn tâm thần trong nhóm loạn thần. - TÂM THẦN PHÂN LIỆT pdf
Bảng 10 Chẩn đoán phân biệt của các rối loạn tâm thần trong nhóm loạn thần (Trang 12)
Bảng 11: Di truyền của Tâm thần phân liệt. - TÂM THẦN PHÂN LIỆT pdf
Bảng 11 Di truyền của Tâm thần phân liệt (Trang 17)
Bảng 12: Tỷ lệ Tâm thần phân liệt trong những cặp song sinh. - TÂM THẦN PHÂN LIỆT pdf
Bảng 12 Tỷ lệ Tâm thần phân liệt trong những cặp song sinh (Trang 18)
Bảng hiệu quả điều trị của thuốc chống loạn thần cho thấy hiệu quả của thuốc trên các  triệu chứng loạn thần, kháng thuốc, v.v… - TÂM THẦN PHÂN LIỆT pdf
Bảng hi ệu quả điều trị của thuốc chống loạn thần cho thấy hiệu quả của thuốc trên các triệu chứng loạn thần, kháng thuốc, v.v… (Trang 24)
Bảng 14: Tác dụng phụ của các thuốc chống loạn thần. - TÂM THẦN PHÂN LIỆT pdf
Bảng 14 Tác dụng phụ của các thuốc chống loạn thần (Trang 28)
Bảng tác dụng của thuốc trên sinh hoạt của người bệnh cho thấy ảnh hưởng của thuốc  trên các hoạt động như ăn, ngủ, sinh hoạt tình dục, v.v… - TÂM THẦN PHÂN LIỆT pdf
Bảng t ác dụng của thuốc trên sinh hoạt của người bệnh cho thấy ảnh hưởng của thuốc trên các hoạt động như ăn, ngủ, sinh hoạt tình dục, v.v… (Trang 29)
Bảng 16: Tác dụng của thuốc chống loạn thần. - TÂM THẦN PHÂN LIỆT pdf
Bảng 16 Tác dụng của thuốc chống loạn thần (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN