Tâmthầnphânliệt(Phần1) - Mô tả bệnh
Định nghĩa
Tâm thầnphânliệt là một thuật ngữ dùng để miêu tả một tình trạng cực kì bất
ổn và phức tạp về tinh thần, được coi như là một bệnh tâmthần mãn tính và gây ảnh
hưởng đến chức năng nhiều nhất. Tâmthầnphânliệt có thể gồm một rối loạn hay
gồm nhiều rối loạn với các nguyên nhân khác nhau. Do bởi tính chất phức tạp này nên
rất khó tìm được đặc trưng chung cho tất cả các bệnh nhân bị tâmthầnphân liệt.
Một người được xem đang trãi qua đợt cấp của tâmthầnphânliệt khi có khởi
phát các triệu chứng tâmthần nặng bao gồm mất nhận thức hiện tại, hoặc không thể
phân biệt được những gì thấy là thực hay chỉ là ảo giác. Cơn loạn tâmthần trên có khi
chỉ xảy ra một lần ở vài người, trong khi một số người khác có thể xảy ra nhiều lần
trong suốt cuộc đời, tuy nhiên giữa các cơn họ vẫn hoạt động tương đối bình thường.
Những người bị tâmthầnphânliệt mạn tính thường không thể phục hồi hoàn
toàn chức năng bình thường và nhìn chung phải cần điều trị dài hạn bao gồm dùng
thuốc để kiểm soát triệu chứng. Một số bệnh nhân tâmthầnphânliệt mạn tính sẽ
không thể tự làm mọi việc nếu thiếu sự giúp đỡ.
Xấp xỉ khoảng 1% dân số mắc phải chứng tâmthầnphânliệt trong cuộc đời.
Bệnh ảnh hưởng như nhau ở cả hai giới và vì vậy các thông tin trong trong bài này sẽ
thích hợp cho cả hai. Các triệu chứng thường khởi phát đầu tiên ở độ tuổi thiếu niên
hay ở thập niên thứ hai đối với nam và ở thập niên thứ hai hay khoảng đầu thập niên
thứ ba đối với nữ. Các triệu chứng ít rõ ràng hơn như tách mình, xa lánh khỏi xã hội
hoặc có lời nói, suy nghĩ, thái độ khó hiểu có thể có trước hoặc đi sau các triệu chứng
tâm thần.
Đôi khi, các triệu chứng tâmthần là do một bệnh lí nội khoa chưa được chẩn
đoán. Vì lý do này, nên xem xét bệnh sử và khám lâm sàng, làm các xét nghiệm trong
quá trình nằm viện để loại trừ các nguyên nhân có triệu chứng trên trước khi kết luận
bệnh nhân bị tâmthầnphân liệt.
Thế giới của người bị tâmthầnphân liệt
Rối loạn thực tại:
Tương tự như mỗi người chúng ta nhìn thế giới theo một cách riêng thì những
người bị tâmthầnphânliệt cũng có cảm nhận riêng về hiện thực. Tuy nhiên, những
cảm nhận của họ so với người xung quanh về hiện thực thông thường trong cuộc sống
thường quá khác biệt.
Sống trong một thế giới đầy rẫy sự méo mó, đổi thay và không còn nhiều chỗ
cho niềm tin, tất cả chúng ta thường bắt mình theo đuổi thực tế, và một người bị tâm
thần phânliệt có thể cảm thấy lo sợ và bối rối. Họ dường như xa lánh, vô cảm, lơ đãng
và thậm chí có thể ngồi im lặng, bất động hàng giờ. Hoặc người bệnh có thể đi lại liên
tục, luôn luôn cảm thấy bận rộn, lo sợ, đa nghi và kích động. Một người bị tâmthần
phân liệt biểu lộ rất nhiều kiểu hành vi tại các thời điểm khác nhau.
Ảo giác: Thế giới của người bị tâmthầnphânliệt có thể đầy các ảo giác; một
bệnh nhân có thể cảm thấy những điều mà không hiện hữu trong hiện tại như nghe
thấy giọng nói hối thúc họ làm một số việc, tìm kiếm người hoặc đồ vật bỏ đi vốn
không tồn tại hoặc cảm giác như có ai chạm tay vào mình. Những ảo giác này đôi khi
trở thành những mối đe dọa thực sự. Dạng ảo giác thường gặp nhất đó là nghe thấy
những giọng nói mà người xung quanh không nghe thấy. Những giọng nói như vậy có
thể chi phối hoạt động của bệnh nhân, tự trò chuyện, cảnh giác những mối nguy hiểm
sắp đến, hoặc yêu cầu người khác phải làm gì.
Ảo tưởng: Đó là những niềm tin mù quáng bất kể nguyên nhân hay có chứng cớ
phản bác và cũng không phải là một phần trong tính cách của bệnh nhân. Chúng là
những triệu chứng thường gặp của tâmthầnphânliệt ví dụ như liên quan đến cảm giác
bị ngược đãi hay tự đề cao bản thân. Đôi khi, những ảo tưởng này rất kì lạ như nằng
nặc cho rằng một người hàng xóm đang dùng sóng điện từ để điều khiển mình, hoặc
những nhân vật trên truyền hình đang gửi những thông điệp đặc biệt cho bản thân hay
tiết lộ những suy nghĩ của họ cho người khác. Thường gặp trong tâmthầnphânliệt
dạng ảo tưởng là cảm giác bị ngược đãi trong đó người bệnh tưởng tượng bị lừa gạt,
hành hạ, bỏ thuốc độc hay bị chống lại bởi một âm mưu. Bệnh nhân có thể tin rằng họ
hay một thành viên trong gia đình hay ai đó chính là nạn nhân của tình trạng ngược đãi
tưởng tượng này.
Rối loạn suy nghĩ:
Thường thì suy nghĩ của người bị tâmthầnphânliệt bị rối loạn. Bệnh nhân có
thể trãi qua hàng tiếng đồng hồ không thể tư duy một cách có trật tự. Các ý nghĩ cứ
chợt tới, chợt đi khiến họ không thể nào nắm bắt kịp. Người bệnh có thể mất khả năng
tập trung vào một vấn đề trong một thời gian dài và rất dễ bị phân tán.
Người bị tâmthầnphânliệt đôi khi không thể xác định được cái gì là thích hợp
hay không thích hợp trước một tình huống. Người bệnh không thể liên kết các ý nghĩ
một cách logic khiến chúng trở nên rời rạc, đứt đoạn. Việc chuyển chủ đề liên tục có
thể khiến người đối diện hoàn toàn bối rối.
Thuật ngữ “rối loạn suy nghĩ” dùng để chỉ sự thiếu logic trong tư duy có thể
khiến cuộc trò chuyện trở nên rất khó khăn và góp phần vào tình trạng cách ly xã hội
vì nếu một người không thể hiểu người bệnh nói gì, họ sẽ có khuynh hướng khó chịu
và xa rời người đó.
Biểu lộ cảm xúc:
Bệnh nhân tâmthầnphânliệt đôi khi biểu hiện điệu bộ không thích hợp nghĩa
là bộc lộ cảm xúc không ăn nhập với lời nói hay suy nghĩ. Ví dụ, người bệnh có thể kể
về việc họ đang bị hành hạ bởi ma quỉ nào đó và sau đó cười lớn. Tình trạng này cần
phân biệt với một số tình huống ở người bình thường ví dụ như cuời khúc khích sau
một tai nạn nhỏ.
Bệnh nhân cũng có thể biểu hiện tình trạng vô cảm hoàn toàn. Điều này là do sự
giảm biểu hiện cảm xúc trầm trọng. Người bệnh mất đi các biểu hiện cảm xúc bình
thường, có thể phát âm bằng giọng đều đều và giảm biểu lộ trên nét mặt.
Một vài người có triệu chứng tâmthầnphânliệt cũng bộc lộ sự hưng phấn cao
độ hay trầm cảm kéo dài và do đó cần phải phân biệt đó là do tâmthầnphânliệt hay
rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc thể trầm cảm tâm thần. Nếu không thể phân định một
cách rõ ràng, đôi khi người ta chẩn đoán là mắc bệnh tâmthầnphân liệt.
Sự bình thường và sự bất thường:
Đôi lúc, người bình thường cũng có thể cảm thấy, suy nghĩ hoặc hành động
giống như bị tâmthầnphân liệt. Người bình thường cũng thường không thể tập trung.
Ví dụ, họ có thể quá lo lắng khi nói trước một đám đông nên có thể thấy bối rối, phân
tán ý nghĩ và quên hết những gì định nói.
Giống như những người bình thường đôi khi cũng có hành động khó hiểu thì rất
nhiều bệnh nhân tâm thầnphânliệt cũng thường có suy nghĩ, cảm nhận hay hành động
bình thường. Một bệnh nhân sẽ có một số cảm nhận về thực tế một cách bình thường
như nhận biết rằng hầu hết mọi người đều ăn ba lần trong ngày và đến tối thì đi ngủ
cho tới khi giai đoạn giữa của tình trạng lú lẫn nặng. Sự mất khả năng cảm nhận thực
tế (là một triệu chứng của tâm thầnphân liệt) không có nghĩa là bệnh nhân sống hoàn
toàn trong một thế giới khác. Đúng hơn là chỉ có một vài khía cạnh trong thế giới của
họ là riêng biệt và không thực tế.
Việc nghe thấy tiếng nói cảnh báo mà người khác không nghe được không phải
là triệu chứng chung cho tất cả mọi bệnh nhân và là một rối loạn rõ ràng về hiện thực
nhưng nó cũng chỉ làm rối loạn một phần của hiện thực đó. Do đó, có rất nhiều thời
điểm người bệnh dường như hoàn toàn bình thường.
Tâm thầnphânliệt không phải là “phân ly nhân cách”
Có một quan điểm chung cho rằng tâm thầnphânliệt giống như là sự phân ly
tính cách, một dạng hoán chuyển tính cách giữa bác sĩ Jerkyll với ông Hyde
[1]. Đây
không phải là một định nghĩa chính xác của tâm thầnphân liệt. Thực ra, phân ly nhân
cách hay đa nhân cách là một rối loạn hoàn toàn khác và rất hiếm.
Tâm thầnphânliệt có phải là một bệnh mới hay không?
Cho dù thuật ngữ “tâm thầnphân liệt” chỉ mới được dùng ở đầu thế kỹ 20
nhưng bệnh đã có từ trước đó rất lâu và được phát hiện ở mọi tầng lớp xã hội.
Ở xã hội phương Tây, “điên” nhìn chung không được coi là bệnh cho tới đầu
thế kỉ thứ 19. Ở thời điểm này, sự vận động cung cấp thêm các điều trị nhân đạo cho
bệnh tâmthần giúp các bệnh nhân nhận được nhiều hơn phương pháp điều trị khoa
học và thuốc. Người bệnh không còn bị cùm, bị nhốt và được chăm sóc thích hợp hơn.
Một vài loại bệnh tâmthần sau đó được xác định. Trước những năm đầu của thế kỹ 20,
”tâm thầnphân liệt” đã được phân biệt với bệnh hưng trầm cảm và đã được miêu tả
các phân loại. Năm 1911, một nhà tâmthần học người Thụy Sĩ là bác sĩ Eugen Bleuler
đã lần đầu tiên dùng thuật ngữ “nhóm bệnh tâmthầnphân liệt”. Cho dù không có sự
nhất trí giữa các nhà khoa học trong việc chính xác là tình trạng nào nên và không nên
đưa vào nhóm bệnh này thì kể từ đó thuật ngữ này đã được dùng rộng rãi.
Trẻ em có mắc chứng tâmthầnphânliệt hay không?
Trẻ em trên năm tuổi có thể mắc bệnh nhưng rất hiếm trước tuổi vị thành niên.
Hơn thế, cần phải có nghiên cứu để làm sáng tỏ mối liên quan giữa tâmthầnphânliệt
xảy ra ở trẻ nhỏ với khi xảy ra ở trẻ vị thành niên và người trưởng thành. Cho dù một
vài người mà sẽ mắc bệnh về sau có thể khác hoàn toàn những đứa trẻ khác lúc nhỏ
thì các triệu chứng của tâmthầnphânliệt như ảo giác, ảo tưởng và thiếu nhất quán rất
hiếm khi thấy ở con nít.
Những người bị tâmthần có trở nên hung dữ không?
Mặc dù các phương tiện truyền thông và giải trí có khuynh hướng gắn kết bệnh
tâm thần với tình trạng bạo lực hình sự, những nghiên cứu cho thấy rằng nếu chúng ta
không tính đến những người có tiền án trên trước khi nhập viện thì nhìn chung khuynh
hướng phạm tội của bệnh nhân tâmthần có lẽ cũng ngang với người không mắc bệnh
trong cộng đồng. Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành nhằm củng cố thêm hiểu biết
của chúng ta đối với các dạng khác nhau của bệnh tâmthần từ đó xác định ra những
nhóm nào có nguy cơ dẫn tới sự bạo hành hơn.
Một điều chắc chắn rằng hầu hết bệnh nhân tâmthầnphânliệt không hung dữ;
họ thường hay có khuynh hướng sống khép kín và cô độc. Một vài người bị rối loạn
cấp tính có thể trở nên có những hành động thô bạo, nhưng sau khi được giới thiệu các
phác đồ điều trị tích cực như dùng thuốc an thần thì những đợt bùng nổ như vậy sẽ ít
dần đi. Có sự thống nhất ý kiến chung là hầu hết những tội ác mang tính bạo lực
không phải do người bị tâmthầnphân liệt, và hầu hết những người bị tâmthầnphân
liệt không phạm các tội trên.
[1] Đây là nhân vật trong bộ phim Dr.Jerkyll and Mr.Hyde dựa theo tiểu thuyết
“The strange case of Dr Jerkyll and Mr Hyde” của nhà văn Robert Louis Stevension
viết về một nhà khoa học muốn tách nhân cách của mình ra thành mặt tốt và mặt xấu.
. Tâm thần phân liệt ( Phần 1) - Mô tả bệnh
Định nghĩa
Tâm thần phân liệt là một thuật ngữ dùng để miêu tả một. các bệnh nhân bị tâm thần phân liệt.
Một người được xem đang trãi qua đợt cấp của tâm thần phân liệt khi có khởi
phát các triệu chứng tâm thần nặng bao