Sỏimật
(Phần 1)
Sỏi mật là gì ?
Sỏi mật là “ những hòn sỏi ” nằm bên trong túi mật. Túi mật là một túi có dạng
hình lê nằm ở bên dưới gan. Nó là nơi dự trữ mật do gan bài tiết ra. Trong bữa ăn túi
mật co bóp để tống mật qua đường mật vào ruột non để giúp tiêu hóa thức ăn. Những
lắng đọng bất thường của mật sẽ hình thành nên sỏi mật. Sỏimật thường gây ra đau
bụng, viêm nhiễm và nhiễm trùng túi mật và viêm tụy.
Có hai loại sỏimật : sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật. Sỏi cholesterol bao gồm ít
nhất 60% là cholesterol và thường gặp ở Hoa Kỳ và Tây Âu. Sỏi sắc tố thì màu nâu
hoặc đen do có nồng độ sắc tố mật cao và chiếm tỷ lệ trên 90% bệnh sỏimật ở người
Châu Á.
Sỏi mật là bệnh rất thường gặp. Ước đoán khoảng 20% dân số thế giới sẽ bị sỏi
mật trong cuộc đời của mình. Bệnh sỏimật chiếm tỉ lệ cao nhất ở những quốc gia vùng
Scandinavia và số người bị sỏimật ở những quốc gia này ngày càng tăng.
Tại sao có sỏimật ?
Mật do gan tạo ra và được dự trữ trong túi mật. Những thành phần cơ bản trong
mật là muối mật, bilirubin, và cholesterol. Sỏimật được hình thành là do mất cân bằng
các thành phần này. Cholesterol được giữ giới hạn bình thường là do nó hòa tan trong
muối mật. Một sự gia tăng số lượng cholesterol trong mật làm quá khả năng hòa tan
của muối mật sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Tương tự vậy, sự giảm số lượng
muối mật cũng thúc đẩy việc hình thành sỏi cholesterol. Sự giảm co bóp và túi mật
rỗng, thường gặp ở thai kỳ, là một yếu tố quan trọng khác để hình thành sỏi
cholesterol.
Sỏi sắc tố mật thường liên quan tới tình trạng nhiễm trùng mạn tính ở đường
mật. Điều này thường thấy nhất ở các quốc gia Châu Á, nơi mà tình trạng nhiễm ký
sinh trùng đường mật thường gặp. Những bệnh nhân mắc bệnh về máu có thể gây ra
phá hủy hồng cầu nhiều làm gia tăng số lượng bilirubin trong mật, do đó gây ra hình
thành sỏi sắc tố mật.
Ai là người có nguy cơ bị sỏimật ?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ đã được xác định trong việc hình thành nên sỏi
cholesterol. Trước tuổi thanh thiếu niên sỏimật rất ít gặp, còn sau tuổi 40 tỉ lệ này gia
tăng rõ rệt. Những yếu tố nguy cơ khác để hình thành nên sỏimật bao gồm : nữ , sanh
đẻ nhiều, uống thuốc ngừa thai, chế độ ăn nhiều chất béo và ít chất sợi, béo bệu, sụt
cân nhanh, một vài loại thuốc, bệnh đường ruột làm mất muối mật như là bệnh Crohn
và do yếu tố di truyền nữa.
Nguy cơ sỏi cholesterol đặc biệt cao ở những phụ nữ sanh đẻ nhiều. Hormon
estrogen của nữ làm gia tăng nồng độ cholesterol trong mật và giảm sự co bóp của túi
mật. Tác dụng của estrogen cũng được chứng minh ở những người dùng thuốc ngừa
thai và phụ nữ dùng liệu pháp estrogen thay thế thì nguy cơ sỏimật gia tăng.
Vai trò của chế ăn trong việc hình thành nên sỏimật thì không rõ ràng. Tuy
nhiên, chế độ ăn có calorie cao, nhiều béo, ít sợi đã cho thấy có liên quan đến nguy cơ
của sự hình thành nên sỏi cholesterol. Điều đáng chú ý là nồng độ cholesterol huyết
thanh cao có thể không là nguy cơ cao của sỏi cholesterol nhưng trái lại nồng độ
triglyceride cao lại có thể là yếu tố nguy cơ. Béo bệu thường kèm với sự gia tăng bài
tiết cholesterol trong mật, vì vậy làm gia tăng nguy cơ bị sỏi cholesterol. Khi người
béo bệu trãi qua thời kỳ sụt cân nhanh chóng thì nguy cơ bị sỏimật lại tăng hơn nữa.
Điều này xảy ra là do hậu quả của sự gia tăng cholesterol và giảm muối mật ở những
bệnh nhân có chương trình giảm cân nhanh.
Những bệnh có ảnh hưởng lên ruột có thể làm mất muối trong cơ thể và dẫn tới
sự hình thành sỏi cholesterol. Đây là điều quan trọng cần để ý những bệnh nhân bị
bệnh Crohn, một bệnh viêm ruột non, nguy cơ cao bị sỏimật hơn. Để biết thêm, xin
vui lòng đọc phần bệnh Crohn.
Những thuốc làm hạ thấp lipid trong cơ thể như là clofibrate có thể làm gia tăng
cholesterol trong mật và dẫn tới làm gia tăng nguy cơ cao bị sỏimật .
Yếu tố di truyền đóng vai trò khá quan trọng. Sỏimật thường gặp ở nhiều thành
viên trong gia đình. Một ví dụ khá rõ ràng cho vấn đề này là ở những người Pima
Indian sống ở Tây Nam Mỹ, nơi bệnh sỏimật ở phụ nữ trẻ có thể tới 80%.
Những yếu tố nguy cơ của sỏi sắc tố mật là vệ sinh ăn uống kém thường liên
quan tới sự gia tăng sắc tố bilirubin trong mật. Điều này được thấy rõ ở những bệnh có
sự phá hủy hồng cầu như bệnh hồng cầu hình liềm, sốt rét hoặc trên nền bệnh gan như
xơ gan.
Những triệu chứng của sỏimật là gì ?
Đa số những người bị sỏimật không có triệu chứng và họ cũng không biết mình
bị bệnh. Trong những lần khám sức khỏe vì bệnh khác, qua những xét nghiệm như
siêu âm hay X-quang bụng, tình cờ phát hiện ra sỏi mật. Tuy vậy, những triệu chứng
có thể xuất hiện sau đó trong cuộc sống. Trãi qua khoảng 5 năm, khoảng 10% những
người bị sỏi sẽ bắt đầu có triệu chứng và khi triệu chứng xuất hiện, diễn tiến sẽ tiếp tục
và ngày càng nặng hơn. Điều trị thường cần thiết đối với những trường hợp khi có
triệu chứng xảy ra.
Triệu chứng thường nhất của sỏimật là cơn đau quặn mật. Cơn đau quặn mật là
tình trạng đau ở phần bụng trên bên phải gây ra do sự tắc nghẽn tạm thời ống túi mật
bởi sỏi. Cơn đau thì không thường xuyên và có thể xảy ra đột ngột bất cứ lúc nào.
Trong đa số các trường hợp , cơn đau không có yếu tố khởi phát rõ ràng. Trên 40%
trường hợp những người bị sỏimật có cơn đau làm mất ngủ. Điển hình, bệnh nhân đau
ở thượng vị hay phần bụng trên phía bên phải và có thể lan lên vai phải, lưng hoặc cổ.
Cơn đau thường gia tăng cường độ nhanh chóng và sau đó giảm từ từ trong vài phút
tới vài giờ. Lúc đó, cơn đau quặn mật có triệu chứng có thể giống với nhồi máu cơ tim.
Thường thì đau dữ dội và đôi lúc có kèm buồn nôn và nôn ói.
Một số bệnh nhân bị sỏimật có những triệu chứng như không thích ăn mỡ, hay
ợ chua, ợ hơi hoặc đầy bụng. Những triệu chứng không rõ ràng này là những triệu
chứng có liên quan tới sỏi. Trong những trường hợp này, điều quan trọng là phải loại
trừ những bệnh khác cũng có triệu chứng tương tự.
Những biến chứng của sỏimật là gì ?
Mặc dù cơn đau quặn mật là triệu chứng thường gặp, nhưng những biến chứng
nghiêm trọng khác có thể xảy ra. Viêm túi mật cấp là biến chứng xảy ra do viêm
nhiễm túi mật bởi sự tắc nghẽn kéo dài ở ống túi mật do sỏi. Triệu chứng điển hình
bao gồm sốt và đau vùng bụng trên bên phải kéo dài, tăng lên khi sờ, thở sâu và ho. Số
lượng bạch cầu gia tăng nói lên sự hiện diện của viêm hoặc nhiễm trùng túi mật. Hiếm
khi, viêm gây thủng hoặc vỡ túi mật.
Khi túi mật thủng sẽ lan tràn vào những cơ quan kế cận như là ruột non, sỏimật
có thể đi qua chỗ thủng để vào ruột non. Nếu viên sỏi lớn, nó có thể gây tắc ruột gọi là
tắc ruột do sỏi. Sự tắc ruột làm ngăn cản chức năng bình thường của ruột.
Sỏi mật cũng có thể di chuyển từ túi mật vào trong đường mật. Đường mật là
một ống dẫn mật từ gan và túi mật vào ruột non. Bệnh nhân bị sỏi trong đường mật có
thể không có triệu chứng. Khi sỏi làm tắc nghẽn đường mật lúc đó mới gây ra triệu
chứng như : đau bụng dữ dội, vàng da, vàng mắt, nhiễm trùng đường mật, và có thể
viêm tụy cấp. Cùng với đau bụng và vàng da, nhiễm trùng đường mật có thể gây ra sốt
cao lạnh run, đôi khi nhiễm trùng huyết làm đe dọa tính mạng bệnh nhân. Viêm tụy có
nghĩa là tình trạng viêm của tuyến tụy, đây là bệnh nội khoa nặng.
. Sỏi mật
(Phần 1)
Sỏi mật là gì ?
Sỏi mật là “ những hòn sỏi ” nằm bên trong túi mật. Túi mật là một túi có dạng
hình. nên sỏi mật. Sỏi mật thường gây ra đau
bụng, viêm nhiễm và nhiễm trùng túi mật và viêm tụy.
Có hai loại sỏi mật : sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật. Sỏi