Tác phẩm của bác sĩ tâm thần François Lelord Các nhân vật Zadig và Candide của Voltaire chỉ mang tính biểu tượng. “Candide” tiếng Pháp là trong trắng, ngây thơ; “Zadig”, theo các nhà nghiên cứu, trong tiếng Arap cũng có nghĩa tương tự như vậy. Voltaire dựng lên các nhân vật ấy để thông qua cái nhìn của họ làm nổi bật những mặt đáng phê phán của xã hội Pháp dưới chế độ phong kiến suy tàn. Do đảm nhiệm chức năng biểu tượng, nên các nhân vật ấy không cần có tâm lý phức tạp, câu chuyện trải dài theo diễn biến bên ngoài , nhà văn không chủ trương đi sâu vào tâm tư. Nhân vật Hector của Lelord đi theo hướng khác. Tuy nhân vật không được định danh cụ thể với đầy đủ cả tên và họ - Hector chỉ là tên -, nhưng là một cái tên khá phổ biến ở Pháp, dù nhà văn không cho ta biết rõ Hector là người nước nào. Trong tác phẩm lại có hai lần nhà văn sử dụng biện pháp hồi cố, gấp khúc đảo ngược thời gian và đi vào tâm tư của Hector. Lần thứ nhất là khi Hector lên máy bay rời Trung Quốc (Chương thứ 11: “Hector buồn”) (4) . Ngồi trên máy bay, Hector nghĩ đến Ying Li và qua hồi tưởng của anh, chúng ta mới biết chuyện gì diễn ra tiếp nối cuối chương trước: Ying Li cho anh biết cha là giáo sư lịch sử, thời cách mạng văn hóa phải về nông thôn…; khi hai người ở nhà hàng đi ra thì gặp chủ bao của Ying Li, Hector hỏi: “Tôi phải trả tiền cho ông phải không” (tr.91), rồi hai người về khách sạn qua đêm với nhau (tr.92); khi Hector tỉnh dậy thì Ying Li đã bỏ đi rồi (tr.93). Lần thứ hai cũng lại trên máy bay khi rời xứ sở của những người da đen (Chương thứ 20: “Hector phóng túng”). Bên các sự kiện diễn ra trên máy bay là chuyện tình giữa Hector với cô em họ của Marie-Louise bây giờ mới được kể và kể bằng hồi tưởng của Hector. Mấy lần hồi tưởng ấy đều hợp lô gích vì ngồi trên máy bay rỗi rãi chính là lúc thích hợp cho hoạt động của tâm tư. Thậm chí, tác phẩm còn có chương thứ 21, tiêu đề “Hector mơ mộng”; lúc này Hector đang ở nhà cô bạn cũ Agnès tại xứ sở của lắm thứ nhiều nhất; trong lúc Agnès chuẩn bị bữa ăn sáng cho ba đứa con trước khi đưa chúng đến trường, Hector mơ mộng đến Ying Li, nhưng đôi khi anh lẫn lộn lung tung: Djamila mới là người bị đau đầu anh chăm sóc trên máy bay, nhưng anh lại nắm rất chặt hai bàn tay của Ying Li để cố chữa cho cô khỏi đau đầu; lúc máy bay hạ cánh, Djamila được ngồi trên xe lăn đẩy đi giữa hai hàng ghế thì thành ra Hector ngồi trên xe lăn và đẩy xe là Clara người yêu của anh; viên phi công đến tìm anh giúp đỡ cho bệnh nhân lại thành ra vị hòa thượng Trung Quốc, vẫn mặc áo cà sa nhưng đầu đội chiếc mũ phi công (tr.185). Tất cả đều là những dấu hiệu phá vỡ thể loại “truyện”. Sự lựa chọn không gian góp phần tăng cường tính chất không giống như thật của thể loại “truyện”. Các truyện của Voltaire có không ít địa danh rất xa lạ với người đọc hoặc chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của người đời như đảo Serendib (nước Sri Lanka ngày nay?), nơi trị vì của vua Nabussan là con của Nussanab, cháu của Nabassun, chắt của Sanbusna (5) (Zadig); hay như xứ sở Eldorado nơi cách biệt hoàn toàn với thế gian, nơi tất cả đều là vàng là kim cương kể cả những viên sỏi trẻ con chơi ngoài đường (Candide). Trái lại, Hành trình của Hector chỉ nhắc đến một địa danh là Trung Quốc (lại được đưa lên tiêu đề của một chương!); mà Trung Quốc thời nay thì quá gần gũi, quen thuộc, chứ không xa lạ như Babylone hay Westphalie đối với bạn đọc (dù là ở phương Tây) ở thế kỷ của Voltaire! Ngoài ra, không một địa danh nào khác được nhắc đến, nhưng thế giới hiện thực vẫn hiện rõ ở từng trang sách và trong cảm nhận của độc giả. Dường như Lelord cố tình tạo nên mâu thuẫn ấy để vừa duy trì vừa tẩy xóa dấu vết “truyện” về phương diện không gian. Về thời gian cũng vậy. Nhan đề tác phẩm không có từ ngữ “truyện” như ở cuốn sách đầu tiên của Lelord, nhưng cụm từ mở đầu lại mang dáng dấp rõ rệt của thể loại này: “Il était une fois ” (Ngày xửa ngày xưa ). Đấy là cụm từ công thức thường dùng để mở đầu các truyện dân gian (conte populaire). Song, tác phẩm này lại không phải là truyện dân gian. Mở đầu truyện Zadig hay Số mệnh là câu: “Vào thời vua Moabdar, ở Babylone có ”; mở đầu truyện Candide hay Chủ nghĩa lạc quan là câu: “Trước kia, ở Westphalie, trong lâu đài của ngài nam tước Thunder-ten-tronckh ”. Những cách mở đầu ấy đều tương đương với “Il était une fois” của truyện dân gian, tuy thời gian và không gian có vẻ xác định hơn. Các truyện vừa kể trên, với tên người tên đất xa lạ, dường như mở ra trước mắt độc giả những xứ sở xa xôi ở một thời kỳ xa xăm, chỉ gợi liên tưởng đến xã hội Pháp lúc bấy giờ. Trong khi đó, tác giả Hành trình của Hector có dụng ý rõ rệt tạo độ vênh giữa nội dung tác phẩm với lối mở đầu “Il était une fois un jeune psychiatre…”. Dù dịch sang tiếng Việt là “Ngày xửa ngày xưa có một bác sĩ tâm thần trẻ tuổi…” hay “Thời ấy có một bác sĩ tâm thần trẻ tuổi…”, thì câu mở đầu vẫn cứ đẩy sự kiện lùi xa về quá khứ còn chuyện đi tìm hạnh phúc của Hector là chuyện của thời nay. Có lẽ đấy là một trong những lý do khiến giới phê bình có người xem Hành trình của Hector là kiểu “truyện hiện đại” (conte moderne). Chúng tôi thiên về hướng nhận định đấy là một dạng tiểu thuyết đặc biệt. Màu sắc thấp thoáng của “truyện” không lấn át “tiểu thuyết” mà chỉ tô điểm cho tiểu thuyết đậm đà hơn; sắc thái “quá khứ” không lấn át “hiện tại”, cũng chẳng có chức năng khơi gợi liên tưởng hiện tại mà chỉ để làm duyên cho hiện tại mà thôi. * Thế giới ngày nay trải ra trước mắt chúng ta cùng với chuyến đi của Hector. Người kể chuyện không nói rõ quê hương xứ sở của Hector, mà chỉ cho biết phòng mạch của anh ở một thành phố lớn, đời sống đầy đủ chẳng thiếu gì ; nhưng qua tên nhân vật Hector và vài nhân vật khác như Roger, Adeline, Édouard, Jean-Michel, Agnès , những tên người phổ biến ở Pháp, độc giả thừa hiểu đó là một thành phố ở châu Âu, một thành phố của Pháp, nhiều khả năng là chính thủ đô Paris, nơi François Lelord ra đời, sinh sống, làm việc và viết sách. Nhân vật của ông xuất phát cuộc hành trình từ đây (3 chương đầu) để rồi lại trở về đây (chương cuối) tiếp tục hành nghề bác sĩ tâm thần. Từ châu Âu sang châu Á, tác phẩm đưa ta đến với nước Trung Quốc thời nay; kể cả thiền viện nơi vị hòa thượng trụ trì mãi trên núi cao cũng có đầy đủ các tiện nghi hiện đại. Ở thành phố - tuy không thành phố nào được nhắc tên - thì có nhà máy, có ngân hàng, có những tòa nhà cao ngất, những chốn ăn chơi Lúc Hector còn trên máy bay, ta đã được biết ngồi cạnh anh là Charles có nhà máy sản xuất đồ chơi ở Trung Quốc, vì tại xứ sở này giá nhân công rẻ mà hàng vẫn tốt; thuật ngữ “toàn cầu hóa” được nhắc đến trong câu trò chuyện giữa hai người. Rồi trước mắt chúng ta là tòa nhà ngân hàng đồ sộ của Édouard, với các nhân viên chỉ lo mất việc làm; là những nhà hàng sang trọng với các loại rượu đắt tiền; là những cô gái như mấy chị em Ying Li, con của giáo sư lịch sử, nay hai cô em làm ở một nhà máy kiểu như nhà máy của Charles, còn Ying Li, sinh viên ngành du lịch, đến nhà hàng, gặp gỡ Hector, cô diện toàn đồ ngoại (một lần nữa, thuật ngữ “toàn cầu hóa” được nhắc đến), sẵn sàng đi với khách về khách sạn Rời châu Á, Hector đến một xứ sở ta nhận ra ngay là thuộc châu Phi. Tác giả không nói rõ cụ thể là đâu nhưng ta cũng có thể đoán được ở chi tiết đất nước này đang bị “cấm vận” nên toàn gặp cảnh nghèo đói, bệnh tật, rách rưới, mất an ninh trật tự. Có một số người ở nơi khác đến làm ăn, cuộc sống khá giả như Nestor, em rể của Marie-Louise, kinh doanh nhập khẩu ô tô và xuất khẩu tranh; như bác sĩ Jean-Michel làm công việc cứu trợ nhân đạo, hay như tay Edouardo da trắng (nghe tên, ta đoán hắn là người Tây Ban Nha hay Mỹ La Tinh) với những hoạt động mờ ám Đất nước của những Nhiều Nhất thì đích thị là nước Mỹ hiện đại chẳng sai vào đâu, với cả mặt phải và mặt trái của nó. Đây là nơi cư trú “của những người đã rời bỏ xứ sở của mình vì họ muốn có được nhiều hơn, đúng thế, và nhất là có được nhiều tự do hơn. Những kẻ không có được nhiều tự do hơn chỉ là thổ dân Indiens sống ở đây trước kia, nhưng như người ta vẫn nói, đấy là thời những kẻ đến từ các xứ sở như các xứ sở của Hector có xu hướng nghĩ rằng tất cả là thuộc về họ” (tr.175). Khi máy bay hạ cánh đã có ngay các nhân viên y tế xuất hiện cùng với xe lăn để đón bệnh nhân Djamila, nhưng “họ đòi hỏi thẻ bảo hiểm của Djamila. Trước khi chữa trị cho Djamila, họ muốn được biết liệu chị có khả năng chi trả hay không” (tr.181). May Djamila có cô em lấy chồng người xứ này bảo đảm sẽ lo liệu tất, hơn nữa bố chồng cô em lại là bác sĩ. Lúc rỗi rãi, Hector ra đi dạo ở ngoài bãi biển, đang suy nghĩ “mặt trời và biển là hạnh phúc cho tất cả mọi người” thì được biết có bãi biển cho dân nghèo và bãi biển của nhà giàu, bởi vì như lời người kể chuyện “ở xứ này ngay cả một bãi biển, bạn cũng có thể mua được khi bạn có tiền để mua” (tr.188). Có một sự kiện diễn ra ở đây nghe chừng khó tin như “truyện dân gian” nhưng vẫn có thể hiểu được trong nền khoa học hiện đại của nước Mỹ. Hector đến trường đại học nơi hai vợ chồng Agnès làm việc và đấy cũng là nơi có phòng thí nghiệm của giáo sư John, chuyên gia thế giới nghiên cứu về vấn đề hạnh phúc. Giáo sư đưa Hector xuống một gian hầm nơi có đặt cỗ máy chuyển tải không gian - thời gian (transporteur spatio-temporel). Cỗ máy và giáo sư sẽ đưa anh đi một vòng lên Sao Hỏa. Bao nhiêu dây điện nối chằng chịt vào đầu anh; giáo sư ra lệnh cho anh nghĩ đến ba trường hợp: rất sung sướng, rất buồn và rất sợ. Máy chạy và thông báo cho biết những gì hiện trên vỏ não của anh ở từng trường hợp ấy. Trong lúc đó Hector thoáng nhìn thấy giáo sư ôm hôn cô nhân viên Rosalyn, “điều này rút cục chứng tỏ trong trường hợp bạn còn hoài nghi rằng giáo sư không phải là một cư dân Sao Hỏa” (tr.230). * . Tác phẩm của bác sĩ tâm thần François Lelord Các nhân vật Zadig và Candide của Voltaire chỉ mang tính biểu tượng. “Candide” tiếng. có một bác sĩ tâm thần trẻ tuổi…” hay “Thời ấy có một bác sĩ tâm thần trẻ tuổi…”, thì câu mở đầu vẫn cứ đẩy sự kiện lùi xa về quá khứ còn chuyện đi tìm hạnh phúc của Hector là chuyện của thời. đây (3 chương đầu) để rồi lại trở về đây (chương cuối) tiếp tục hành nghề bác sĩ tâm thần. Từ châu Âu sang châu Á, tác phẩm đưa ta đến với nước Trung Quốc thời nay; kể cả thiền viện nơi vị hòa