Ra trường ông được giữ lại làm giảng viên một thời gian, rồi đi thực tế chiến trường khu tư giới tuyến - Quảng Bình - Quảng Trị những năm chống Mỹ ác liệt.. Từ thực tế giảng dạy, chiến t
Trang 1TÁC PHẨM CỦA HOẠ SĨ
NGUYỄN VĂN CHUNG
NGUYỄN VĂN CHUNG-Dưới cồn cát-Màu nước
Trang 2Họa sĩ Nguyễn Văn Chung tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam khóa
1964 - 1969 Ra trường ông được giữ lại làm giảng viên một thời gian, rồi đi thực tế chiến trường khu tư giới tuyến - Quảng Bình - Quảng Trị những năm chống Mỹ ác liệt Sau đó ông được điều chuyển về làm Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ngót hai mươi năm liên tục
Từ thực tế giảng dạy, chiến trường, lại được tiếp xúc với kho báu nghệ thuật dân tộc, họa sĩ - nhà giáo đã có được cái nhìn cơ bản, toàn diện về con người, cuộc sống và cái đẹp
Ngót nửa thế kỷ làm nghệ thuật, giờ đây ông đã ở tuổi ngoại thất tuần -
“xưa nay hiếm” Sự nghiệp lao động sáng tạo của ông đã được đồng nghiệp và công chúng yêu nghệ thuật xác nhận, đã dành cho ông tình cảm nồng hậu
Trong quá trình lao động thử thách, ông đã chứng tỏ là một họa sĩ có sở trường về bút pháp hiện thực trên bảng màu nghệ thuật Hội họa sơn dầu và lụa của ông luôn chiếm một tỷ lệ ưu thế so với các chất liệu khác - như gỗ màu, bột màu, màu nước ông vẽ nhiều tranh chân
dung, phong cảnh so với các đề tài sinh hoạt, chiến đấu trong những năm hòa bình và chống Mĩ Tranh chân dung của ông-đặc biệt chân dung thiếu nữ - có bút pháp mềm mại, giàu ấn tượng, nhưng cũng
không kém phần khoáng đạt Nó bộc trực, giản dị như chính con người thực của ông Với ông, mọi ngôn ngữ đều bình đẳng trước cái đẹp Tôi chợt nhớ đến ít câu trong bài viết mang tên “Những điều cần ghi nhớ
Trang 3của người họa sĩ” của họa sĩ - nhà phê bình mĩ thuật Hoa Kì Adison Park: “Nghệ thuật không phải là cuộc thi đấu Không ai cần phải chứng minh cho người khác Hãy giữ tiếng nói riêng của mình, vì nó mà
chúng ta có ý nghĩa trước người khác Làm họa sĩ giỏi là ở nơi tính cách, chứ không phải do kỹ xảo Hãy làm người đã rồi mới làm họa sĩ Như thế nghệ thuật mới có ý nghĩa.”
Cái đẹp đồng nghĩa với sự sáng tạo và trách nhiệm làm người - đặc biệt với người nghệ sĩ, nhà giáo, vốn được vinh danh là kỹ sư của tâm hồn Nhưng cái đẹp nào cũng phải được tạo ra từ cặp mắt tinh tường, tư duy mẫn tiệp và đôi tay nhu thuận Hơn thế nữa, cái đẹp phải xuất phát từ tình yêu con người, cuộc sống mà sáng tạo, thì tác phẩm mới có nghĩa
Đó mới chính là cái đẹp nhân văn đích thực, hiểu theo cả nghĩa mĩ học
và mĩ thuật
Tranh Nguyễn Văn Chung với tôi, chúng đẹp bởi tình người, sự chân thành, không màu mè, không kiểu cách, không hình thức chạy theo thời thượng Chừng ấy yếu tố tích cực cộng lại, đã làm nên sự nghiệp tự hào của ông Thật đáng quý và trân trọng
Trần Thức