Làm quen phương pháp tiếp cận Project phần 1 Trong xu hướng đổi mới giáo dục , ngành giáo dục mầm non đang dần tiếp cận tới nhiều nội dung, phương pháp hiện đại của thế giới. Một trong những phương pháp được đề cập nhiều hiện nay đó là phương pháp tiếp cận Project Phương pháp tiếp cận Project được biết đến từ năm 1830. Đầu thế kỉ 20, tác giả Parker và Dewey đã nghiên cứu quá trình học tập tiếp cận Project thông qua họat động giảng dạy và từ đó họ đã đưa ra phương pháp mới trong quá trình giáo dục. Năm 1919 tác giả Kilpatrict đã đặt tên là phương pháp tiếp cận Project, có nghĩa đó là những hoạt động có chủ đề . Theo ông bản chất của phương pháp tiếp cận Project là giúp người học tập trung tinh thần vào họat động có động cơ, thực hiện một vai trò cụ thể và tham gia một cách chủ động. Phương pháp tiếp cận Project được thực hiện tại một số các trường mầm non tại Anh vào năm 1960 và 1970. Trong giáo dục mầm non, phương pháp tiếp cận Project nhấn mạnh vào việc giáo dục tích hợp dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa tiến bộ Dewey. Triết lý của quan điểm này là giáo dục dựa trên đặc điểm cá nhân, hứng thú, nhu cầu, nguyện vọng, năng khiếu tính tự nguyện tích cực của trẻ. Hiện nay phương pháp tiếp cận Project là một trong những phương pháp đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Hàn Quốc. Vậy phương pháp tiếp cận Project là gi? Theo Lilian Gkatz - ĐH Illinois tại Urbana- Champian- Myõ đã trả lời cho câu hỏi trên như sau : Phương pháp tiếp cận Project (PPTCP) là nhiều hoạt động có chủ đề được thực hiện ở một nhóm trẻ, một cá nhân trẻ trong một lớp học mầm non hoặc tại nhà. PPTCP cung cấp cho trẻ cơ hội được tập luyện trở thành "nhà nghiên cứu". PPTCP thu hút trẻ, hướng dẫn trẻ cách khám phá, tìm hiểu kiến thức về những sự kiện, hiện tượng trong môi trường xung quanh trẻ. Khi "nghiên cứu " trẻ có cơ hội đưa ra những câu hỏi, dự đóan và tự mày mò tìm ra câu trả lời. PPTCP cung cấp những tình huống khuyến khích trẻ có thể áp dụng kĩ năng xã hội và tư duy đa dạng và giúp trẻ phaùt trieån kĩ năng diễn đạt cơ bản. Trong buổi triền lãm ở phần kết thúc của một Project ( chủ đề ), chúng ta dễ dàng nhận thấy sự cố gắng và tinh thần trách nhiệm của trẻ thông qua những sản phẩm của trẻ. Hơn nữa, PPTCP tạo cơ hội cho trẻ diễn đạt ý kiến, cách thức cộng tác, chia sẻ trách nhiệm trong công việc thu tìm tài liệu, cách cùng nhau thảo luận, vạch ra một số cách "nghiên cứu" khác nhau. PPTCP cũng cung cấp cho trẻ những câu hỏi về thế giới tự nhiên xung quanh gần gũi với trẻ. PPTCP hướng dẫn cho trẻ cách quan sát mọi vật phát triển và thay đổi như thế nào. PPTCP thể được kết hợp chặt chẽ với chương trình giáo dục bình thường. Môi trường và con người là nguồn tài liệu tiềm tàng cho trẻ tìm tòi. Thông qua PPTCP, kiến thức của trẻ được mở rộng, nâng cao, kĩ năng thực hành được hình thành, củng cố, kiểm chứng. Tất cả những điều đó đã góp phần làm giàu vốn kinh nghiệm của trẻ. ThS Trần Hoàng Anh . Làm quen phương pháp tiếp cận Project phần 1 Trong xu hướng đổi mới giáo dục , ngành giáo dục mầm non đang dần tiếp cận tới nhiều nội dung, phương pháp hiện đại của thế. đại của thế giới. Một trong những phương pháp được đề cập nhiều hiện nay đó là phương pháp tiếp cận Project Phương pháp tiếp cận Project được biết đến từ năm 18 30. Đầu thế kỉ 20, tác giả Parker. học tập tiếp cận Project thông qua họat động giảng dạy và từ đó họ đã đưa ra phương pháp mới trong quá trình giáo dục. Năm 19 19 tác giả Kilpatrict đã đặt tên là phương pháp tiếp cận Project,