1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Làm quen phương pháp tiếp cận Project ( phần 1) ppt

7 390 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 194,63 KB

Nội dung

Làm quen phương pháp tiếp cận Project ( phần 1) Trong xu hướng đổi mới giáo dục , ngành giáo dục mầm non đang dần tiếp cận tới nhiều nội dung, phương pháp hiện đại của thế giới. Một trong những phương pháp được đề cập nhiều hiện nay đó là phương pháp tiếp cận Project Phương pháp tiếp cận Project được biết đến từ năm 1830. Đầu thế kỉ 20, tác giả Parker và Dewey đã nghiên cứu quá trình học tập tiếp cận Project thông qua họat động giảng dạy và từ đó họ đã đưa ra phương pháp mới trong quá trình giáo dục. Năm 1919 tác giả Kilpatrict đã đặt tên là phương pháp tiếp cận Project, có nghĩa đó là những hoạt động có chủ đề . Theo ông bản chất của phương pháp tiếp cận Project là giúp người học tập trung tinh thần vào họat động có động cơ, thực hiện một vai trò cụ thể và tham gia một cách chủ động. Phương pháp tiếp cận Project được thực hiện tại một số các trường mầm non tại Anh vào năm 1960 và 1970. Trong giáo dục mầm non, phương pháp tiếp cận Project nhấn mạnh vào việc giáo dục tích hợp dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa tiến bộ Dewey. Triết lý của quan điểm này là giáo dục dựa trên đặc điểm cá nhân, hứng thú, nhu cầu, nguyện vọng, năng khiếu tính tự nguyện tích cực của trẻ. Hiện nay phương pháp tiếp cận Project là một trong những phương pháp đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Hàn Quốc. Vậy phương pháp tiếp cận Project là gi? Theo Lilian Gkatz - ĐH Illinois tại Urbana- Champian- Myõ đã trả lời cho câu hỏi trên như sau : Phương pháp tiếp cận Project (PPTCP) là nhiều hoạt động có chủ đề được thực hiện ở một nhóm trẻ, một cá nhân trẻ trong một lớp học mầm non hoặc tại nhà. PPTCP cung cấp cho trẻ cơ hội được tập luyện trở thành "nhà nghiên cứu". PPTCP thu hút trẻ, hướng dẫn trẻ cách khám phá, tìm hiểu kiến thức về những sự kiện, hiện tượng trong môi trường xung quanh trẻ. Khi "nghiên cứu " trẻ có cơ hội đưa ra những câu hỏi, dự đóan và tự mày mò tìm ra câu trả lời. PPTCP cung cấp những tình huống khuyến khích trẻ có thể áp dụng kĩ năng xã hội và tư duy đa dạng và giúp trẻ phaùt trieån kĩ năng diễn đạt cơ bản. Trong buổi triền lãm ở phần kết thúc của một Project ( chủ đề ), chúng ta dễ dàng nhận thấy sự cố gắng và tinh thần trách nhiệm của trẻ thông qua những sản phẩm của trẻ. Hơn nữa, PPTCP tạo cơ hội cho trẻ diễn đạt ý kiến, cách thức cộng tác, chia sẻ trách nhiệm trong công việc thu tìm tài liệu, cách cùng nhau thảo luận, vạch ra một số cách "nghiên cứu" khác nhau. PPTCP cũng cung cấp cho trẻ những câu hỏi về thế giới tự nhiên xung quanh gần gũi với trẻ. PPTCP hướng dẫn cho trẻ cách quan sát mọi vật phát triển và thay đổi như thế nào. PPTCP thể được kết hợp chặt chẽ với chương trình giáo dục bình thường. Môi trường và con người là nguồn tài liệu tiềm tàng cho trẻ tìm tòi. Thông qua PPTCP, kiến thức của trẻ được mở rộng, nâng cao, kĩ năng thực hành được hình thành, củng cố, kiểm chứng. Tất cả những điều đó đã góp phần làm giàu vốn kinh nghiệm của trẻ. ThS Trần Hoàng Anh Để thực hiện tốt một project , các giáo viên cần chú ý yêu cầu sau: Ba bước để phát triển một project Project giống như câu chuyện có phần mở đầu, phần giữa và kết thúc. Cấu trúc này giúp giáo viên tổ chức hoạt động xúc tiến theo sự phát triển của những mối quan tâm của trẻ. Trong kế hoạch chuẩn bị, giáo viên sẽ lựa chọn chủ đề (dựa trên sự quan tâm của trẻ, chương trình, vvv). Giáo viên cũng phải vận dụng kinh nghiệm, kiến thức và ý tưởng của bản thân và trình bày chúng vào mạng chủ đề. Mạng này sẽ được tiếp tục bổ sung thêm và dùng để khám phá Project ( chủ đề) . Bước1: Bắt đầu Project . Giáo viên quyết định lựa chọn chủ đề cùng với trẻ , tìm ra những kinh nghiệm gì mà trẻ đã biết chủ đề. Trẻ trình bày kinh nghiệm, những hiểu biết ban đầu của bản thân về chủ đề . Giáo viên giúp trẻ phát triển câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời . Giáo viên gửi nội dung kế hoạch Project về gia đình của trẻ. Giáo viên khuyến khích phụ huynh nói chuyện với trẻ về Project . Giáo viên lắng nghe những ý kiến góp ý, chia sẻ của phụ huynh về nội dung Project . Bước 2 : Phát triển Project Giáo viên tạo cơ hội cho trẻ làm việc trong các lĩnh vực và nói lên những hiểu biết của bản thân về chủ đề đã chuẩn bị từ trước. Giáo viên cung cấp tài liệu giúp trẻ trong việc "nghiên cứu". Giáo viên đề xuất cách thức giúp trẻ " nghiên cứu". Trò chuyện trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm , trẻ viết chữ hoặc vẽ tranh thể hiện những điều bản thân suy nghĩ và nhận biết ra giấy. Trường hợp trẻ không biết viết chữ, giáo viên có thể hỏi ý kiến của trẻ và viết thay cho trẻ. Sau đó tập hợp các ý kiến đó lại phân lọai theo nhóm và đặt tên các chủ đề nhánh. Cô và trẻ cùng xây dựng mạng chủ đề. Mỗi trẻ bị thu hút vào công việc nghiên cứu mà trẻ đang làm và trẻ được làm việc bằng chính khả năng cơ bản của mình: vẽ, xây dựng , âm nhạc ,trò chơi đóng kịch. Giáo viên hình thành cho trẻ có ý thức trách nhiệm với tất cả các công việc khác nhau mà trẻ đã làm trong lớp hoặc nhóm và với chính sản phẩm trẻ làm ra. Bước 3: Kết thúc Project . Trong quá trình diển ra Project giáo viên luôn chuẩn bị những tình huống có thể xảy ra. Trong buổi lễ tổng kết, giáo viên giúp trẻ lựa chọn những sản phẩm của tập thể của cá nhân, giúp trẻ tự giới thiệu nét đặc trưng của Project với lớp khác , Ban giám hiệu và với phụ huynh. Giáo viên cũng có thể đánh giá tính sáng tạo của cá nhân trẻ thông qua các họat động nghệ thuật, kể chuyện và đóng kịch. Cuối cùng giáo viên sử dụng các ý tưởng và các mối quan tâm của trẻ để làm bước chuyển tiếp có ý nghĩa giữa project đã hòan thành và cho project kế tiếp. Ba bước trên chỉ là phần tóm tắt sơ lược , nêu các nét nổi bật của bước khám phá Project . Điều nổi bật là giáo viên, trẻ, điều kiện của trường học góp phần rõ rệt để làm nên Project . Lựa chọn chủ đề : Khi lựa chọn chủ đề cần đảm bảo các yêu cầu sau: • Chủ đề gần gũi với trẻ. • Chủ đề có thể tạo kinh nghiệm cho trẻ. • Trẻ có thể trực tiếp tham gia nghiên cứu. • Gần guõi với các lĩnh vực xã hội. • Họat động tượng trưng đa dạng (kịch, âm nhạc, tạo hình, ) • Lựa chọn chủ đề mà phụ huynh có thể tham gia • Liên kết các yếu tố tự nhiên xã hội. • Có thể tạo hứng thú cho tất cả trẻ, chủ đề có thể phát triển bằng nhiều cách nghiên cứu khác nhau. • Liên quan đến mục tiêu của chương trình. • Chủ đề có thể ứng dụng nhiều kĩ năng cơ bản • Phạm vi của chủ đề đúng mức, không rộng quá không hẹp quá. ThS. Trần Hoàng Anh . Làm quen phương pháp tiếp cận Project ( phần 1) Trong xu hướng đổi mới giáo dục , ngành giáo dục mầm non đang dần tiếp cận tới nhiều nội dung, phương pháp hiện đại của thế. phương pháp hiện đại của thế giới. Một trong những phương pháp được đề cập nhiều hiện nay đó là phương pháp tiếp cận Project Phương pháp tiếp cận Project được biết đến từ năm 1830. Đầu thế kỉ. trẻ. Hiện nay phương pháp tiếp cận Project là một trong những phương pháp đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Hàn Quốc. Vậy phương pháp tiếp cận Project là gi?

Ngày đăng: 01/08/2014, 09:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN