1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỆNH RUBELLA pptx

8 223 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 139,73 KB

Nội dung

1 BỆNH RUBELLA 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 1.1. Dịch tễ học: Rubella, thường gọi là bệnh sởi Đức, hay sởi 3 ngày, - Bệnh có thể gây dịch. Hay có vụ dịch nhỏ xảy ra ở trẻ 6 - 9 tuổi trước khi có vacxin năm 1969 - Hay gặp vào mùa Đông Xuân. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi. - Năm 2005 ở Việt Nam có khoảng 12.720 trường hợp mắc bệnh trong đó có 57% mắc vào tháng 3 đến tháng 7 - Bệnh hay gặp ở các nước đang phát triển, 99% trẻ có thể mắc khi chưa có vacxin. - Vấn đề quan tâm là nhiễm Rubella ở phụ nữ có thai chưa có miễn dịch. 2 - Dấu hiệu chẩn đoán hội chứng Rubella bẩm sinh là dị dạng thai nhi. Nhiễm Rubella ở phụ nữ có thai trước 20 tuần tuổi thường nguy cơ có dấu hiệu dị dạng thai nhưng tỷ lệ cao nhất là ở phụ nữ có thai dưới 12 tuần tuổi. 1.2. Virus học: Rubella là một virus có chứa ARN, dài 70 nm thuộc họ Togaviridae Virus này nhạy cảm với nhiệt độ, ánh sáng và pH cao. 1.3. Bệnh lý học: - Người là vật chủ tự nhiên của virus này. - Đường lây chủ yếu qua hô hấp và tiếp xúc trực tiếp. - Virus lây ra cộng đồng trong 3 – 5 ngày trước khi mọc ban và 7 ngày sau khi ban xuất biện. Thời kỳ ủ bệnh có thể kéo dài 2 – 3 tuần. 2.BỆNH RUBELLA MẮC PHẢI SAU SINH: 1.4. Các dấu hiệu lâm sàng: 1.4.1. Dấu hiệu và triệu chứng: -Sốt cao 39-40 độ C và tình trạng nhiễm trùng thường kèm thêm phát ban (bảng 1). 3 . Ban dát sẩn nhẹ đầu tiên ở mặt sau lan nhanh trong 24 giờ ra tứ chi và tồn tại 2 - 3 ngày. Trẻ em ban nhẹ và không sốt. . Ban ở người lớn thường kèm với viêm khớp, đau đầu, đau mắt. Ngứa toàn thân có thể kéo dài 2 tuần. 1.4.2. Dấu hiệu cận lâm sàng: - Có thể cấy tìm virus từ dịch tiết thanh quản, máu, NT, NNT, dịch tiết khác và sữa. - Các xét nghiệm huyết thanh : ngưng kết Latex, phản ứng miễn dịch huỳnh quang, ngưng kết thụ động và test miễn dịch men. - Huyết thanh chẩn đoán cả ở những ca nghi ngờ.: 2 lần cách 4 - 6 tuần, 2.1.3. Các biến chứng: - Trẻ em gồm viêm não, giảm tiểu cầu. - Người lớn có thể gặp viêm cơ tim, viêm tinh hoàn, viêm dây thần kinh, ban đa hình thái và hội chứng Rubella bẩm sinh. 2.2.Chẩn đoán: 4 2.2.1.chẩn đoán sơ bộ Chẩn đoán lâm sàng bệnh Rubella mắc phải chủ yếu dựa vào tiền sử và triệu chứng lâm sàng. (bảng 1) Nếu có nhiễm trùng cấp được xác định ở phụ nữ có thai trên 20 tuần mà chưa có kháng thể nên thận trọng. Trong trường hợp này, nên cho nuôi cấy tìm virus . Nhiễm trùng sau khi có thai 20 tuần nguy cơ dị dạng thai sẽ giảm nhiều. 2.2.2.Chẩn đoán phân biệt: -Sởi -Sốt phát ban -Bệnh tinh hồng nhiệt -Nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân. Tóm lại:chẩn đoán lâm sàng nên dựa vào: - Phát ban. Ban là dạng ban dát sần, lan nhanh từ mặt xuống tứ chi trong 24 giờ và tồn tại trong 3 ngày. 5 - Tiền triệu hay gặp ở người lớn ít thấy ở trẻ em: Ho, sốt, đau cơ, hạch ngoại biên to, viêm thanh quản . - Nếu phụ nữ mang thai chưa có miễn dịch với bệnh này thì thai nhi có nguy cơ bị Rubella bẩm sinh. 2.4. Điều trị: -Bệnh Rubella mắc phải không có điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng (bảng 2). -Chỉ định dùng globulin miễn dịch cho phụ nữ có thai bị mắc khi chuyển dạ nhưng không khuyến cáo. 3.HỘI CHỨNG RUBELLA BẨM SINH - Trẻ sẽ đào thải virus cho đến 1 tuổi. 3.1. Các dấu hiệu lâm sàng: -Người mẹ mang thai không có kháng thể với Rubella mà bị bệnh sẽ có nguy cơ thai nhi bị hội chứng Rubella bẩm sinh rất cao. Phụ nữ có thai càng nhỏ tuổi mà mắc Rubella thì nguy cơ thai bị bất thường nặng càng cao hơn. Gần 85% thai nhi bị nhiễm trong 3 tháng đầu sẽ bị dị tật. 6 - Dấu thần kinh trung ương bị ảnh hưởng là điếc, chậm phát triển trong tử cung, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc, và tim bẩm sinh (bảng 3). - Các biểu hiện ít gặp là : VNMN, tăng nhãn áp, chứng mắt bé, viêm cơ tim, viêm phổi, viêm gan, ban XH giảm tiểu cầu và những khiếm khuyết dây thần kinh sọ. - Biến chứng muộn thường gặp ở trẻ em bị Rubela bẩm sinh là chậm phát triển trí tuệ, vận động và có rối loạn hành vi. - Một số bị bệnh nội tiết muộn như ĐTĐ phụ thuộc insulin. 3.2. Chẩn đoán: Bệnh Rubella bẩm sinh được chẩn đoán chủ yếu dựa trên tiền sử và dấu hiệu thực thể (bảng 3). Đặc biệt một số trẻ sơ sinh bị nhiễm trong những tháng cuối của thai kỳ cũng có thể bình thường hay có các dấu hiệu lâm sàng rất nhẹ. Những trường hợp nghi ngờ bị Rubella bẩm sinh nên XN phát hiện kháng thể IgM đặc hiệu với Rubella. Cũng có thể lấy dịch họng mũi, máu, nước tiểu hay nước não tủy để cấy. Tóm lại:Chẩn đoán lâm sàng dựa vào: 7 - Bệnh lý thai nhi đa phủ tạng. - Mẹ bị nhiễm trùng Rubella khi có thai trước 20 tuàn tuổi thì nguy cơ dị dạng thai lớn. - Các thiếu hụt bao gồm đục thủy tinh thể, điếc, não nhỏ, tim bẩm sinh, gan lách to. - Các biến chứng muộn bao gồm: chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hành vi và vận động, bệnh nội tiết. 3.3. Điều trị: Không có thuốc điều trị Rubella bẩm sinh (xem bảng 2). Cần phải đưa ngay đến bệnh viện khám những trường hợp sau vì cần can thiệp sớm với chậm phát triển thể lực và trí tuệ : Khuyết tật của tim của tim ,dánh giá về thính lực ,với BN bị bệnh Nội tiết bẩm sinh. 4. PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT BỆNH RUBELLA: -Phát hiện sớm BN& cách ly. -Nhân viên ở viện sản nên tránh tiếp xúc khi tình trạng miễn dịch của họ chưa rõ ràng. 8 -Những trẻ bị bệnh nên cho nghỉ học và chăm sóc ở nhà -Trẻ bị Rubella bẩm sinh có thể đào thải virus trong 1 năm đầu. Vacxin được sản xuất từ Rubella giảm độc lực. -Sự sàng lọc trước sinh XN miễn dịch ở phụ nữ có thai là quan trọng. -Vacxin Rubella được phối hợp với cùng sởi, quai bị. Ths BSCKII Phạm Thị Khương . 1 BỆNH RUBELLA 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 1.1. Dịch tễ học: Rubella, thường gọi là bệnh sởi Đức, hay sởi 3 ngày, - Bệnh có thể gây dịch. Hay có vụ dịch nhỏ. thanh quản . - Nếu phụ nữ mang thai chưa có miễn dịch với bệnh này thì thai nhi có nguy cơ bị Rubella bẩm sinh. 2.4. Điều trị: -Bệnh Rubella mắc phải không có điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị. CHỨNG RUBELLA BẨM SINH - Trẻ sẽ đào thải virus cho đến 1 tuổi. 3.1. Các dấu hiệu lâm sàng: -Người mẹ mang thai không có kháng thể với Rubella mà bị bệnh sẽ có nguy cơ thai nhi bị hội chứng Rubella

Ngày đăng: 26/07/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN