Ôn tậpGiảiPhẫuBệnh (2)
Câu 6: Nguyên nhân gây ra “gan tim”, mô tả hình ảnh của vi thể giải
thích cơ chế gây nên hình ảnh tổn thương đó
Bài làm
1. Định nghĩa
- Gan tim là hiện tượng xung huyết thụ động ở gan mà nguyên nhân do tim
( thường gặp là do suy tim phải )
2. Nguyên nhân và cơ chế
Suy tim phải gây ứ máu TM
Máu ứ ở hệ TM
Máu ứ ở hệ TM
Máu ứ ở hệ TM gan
MáuMáu thi
ếuOxy
Máu ứ ở hệ TM
Máu ứ ở hệ TM gan
MáuMáu thi
ếuOxy
Máu ứ ở hệ TM
Máu ứ ở hệ TM gan
MáuMáu thiếu Oxy
Máu ứ ở h
ệ
TM
g
an
Máu ứ ở hệ TM
Máu ứ ở hệ TM gan
MáuMáu thiếu Oxy
Máu ứ ở h
ệ
TM
g
an
Máu ứ ở hệ TM
3. Vi thể
- Vách phế nang dày lên, nhiều mao mạch xung huyết dãn rộng
- Lòng phế nang có nhiều dịch phù màu hồng nhạt
- Các tế bào tim, lớn màu vàng nâu, nằm trong lòng vách phế nang
4. Đại thể
+ Gan to, bề mặt căng, nhẵn, cứng
+ Bờ trước tù , xuống thấp
+ Trên lát cắt gan thấy bề mặt có các vệt nâu đỏ (do xung huyết) và
các vệt màu vàng (do TB thoái hoá mỡ) trông giống hạt cau (nên gọi là gan hạt
cau).
5. Hậu quả
Gan tim lâu ngày sẽ dẫn tới xơ gan (tiểu thuỳ gan bị thay thế bởi một tổ
chức xơ)
Câu 7: Thế nào là nghẽn mạch , hãy nên nguyên nhân và quá trình
hình thành cục nghẽn , các cách tiến triển của cục nghẽn
Bài làm
1. Nghẽn mạch
- Là sự hình thành cục máu đông trong lòng mạch hoặc trong buồng tim
trên một cơ thể đang sống
2. Nguyên nhân
a. Do biến đổi tốc độ dòng máu
- Dòng máu chảy chậm hoặc ngưng đọng dễ gây nghẽn mạch > hay gặp
nghẽn mạch ở TM
- Dòng máu bị xáo trộn cùng với ứ đọng dễ gây nghẽn mạch > nghẽn
mạch hay gặp ở chỗ phình mạch, các túi van TM
b. Tổn thương thành mạch
- Trong viêm hoặc chấn thương, các chất trung gian hoá học (IL-1, TNF )
được giải phóng đã hoạt hoá các TB nội mô, làm TB nội mô mất chức năng ức chế
các chất gây đông máu . Mặt khác , trong các bệnh về thành mạch (phình mạch, xơ
vữa mạch, viêm nội mô ) bề mặt thành mạch trở nên thô ráp, sù sì, tạo điều kiện
cho các tiểu cầu bám vào, hình thành cục nghẽn
- Tổn thương thành mạch là nguyên nhân chủ yếu gây nghẽn mạch ở ĐM
c. Biến đổi thành phần cấu tạo máu
- Do tăng các yếu tố gây đông máu trong huyết tương (tăng chức năng tiểu
cầu hoặc các yếu tố gây đông máu của huyết tương), hay gặp khi có thai, ung thư,
bệnh tim mãn tính.
3. Quá trình hình thành cục nghẽn
Trải qua 6 giai đoạn
- Sự chảy chậm của dòng máu : hoặc dòng máu bị xáo trộn , ứ đọng, làm
cho các thành phần hữu hình của dòng máu dạt ra ngoại vi của lòng mạch, gần với
lớp nội mô.
- Sự ngưng kết các tiểu cầu : tiểu cầu là thành phần hữu hình nhẹ nhất sẽ
dạt ra trước tiên, chúng ngưng kết với nhau và với thành mạch làm thành một khối
tiểu cầu
- Sự hình thành các lá tiểu cầu : khối tiểu cầu to dần và xuất hiện các chỗ
lồi lõm trên bề mặt của nó. Các tiểu cầu tiếp tục ngưng kết vào những chỗ lồi lõm
ấy và dài ra mãi tạo nên những lá tiểu cầu
- Sự ngưng kết các bạch cầu : các bạch cầu (thành phần nhẹ thứ 2) bám
vào rìa các lá tiểu cầu
- Sự đông máu: tiểu cầu đã bị ngưng kết sẽ thoái hoá , giải phóng chất gây
đông máu. Kết quả là hình thành những sợi tơ huyết giữa các lá tiểu cầu, có các
hồng cầu bám vào
- Kéo dài cục nghẽn : Cục nghẽn tiếp tục to lên cản trở dòng máu,các chất
gây đông máu do tiểu cầu giải phóng tiếp tục khiến máu ngưng đọng thành một
khối máu đông kéo dài từ chỗ nghẽn mạch tới nơi mạch chia nhánh
* Tương ứng với quá trình tạo cục nghẽn, cấu tạo 1 cục nghẽn gồm 3 thành
phần
- phần đầu dính vào nội mô, màu trắng
- phần giữa có các đường trắng đỏ xen kẽ. Đường trắng rõ rệt hơn
(đường Zahn)
- phần đuôi có màu đỏ.
4. Tiến triển của cục nghẽn
- Tổ chức hoá cục nghẽn : tại nơi cục nghẽn dính vào thành mạch, tổ chức
liên kết phát triển vào cục nghẽn, biến cục nghẽn thành một khối tổ chức liên kết
non và dần bị xơ hoá đi. Nếu cục nghẽn lấp kín lòng mạch thì trong quá trình xơ
hoá, hình thành nhiều mạch máu tân tạo trong lòng cục nghẽn giúp tái tạo lại dòng
chảy.
- Nhiễm trùng : VK xâm nhập vào cục nghẽn, các bạch cầu được huy động
đến làm cục nghẽn hoá mủ, tan thành nhiều mảnh trôi trong dòng máu, dừng lại ở
đâu sẽ tạo ổ mủ ở đó
- Nhuyễn cục nghẽn : khi cục nghẽn quá to, mà sự tổ chức hoá diễn tiến
chậm. Trong lòng cục nghẽn vốn có sẵn các bạch cầu, chúng tiết ra enzym làm tan
tơ huyết, biến cục nghẽn thành dịch lỏng màu vàng nâu trừ 1 lớp vỏ bao quanh,
Cục nghẽn lúcc này trông như 1 túi chứa nước.
Câu 8: Tắc mạch là gì, các loại vật tắc và đường đi của vật tác, Nên
những nguyên nhân có thể gây tắc động mạch phổi
Bài làm
1. Tắc mạch : là hiện tượng có một khối vật thể di chuyển trong dòng máu
hoặc bạch huyết , khi tới 1 chỗ nào đó mà đường kính lòng mạch quá hẹp không
cho phép khối đó lọt qua, nó sẽ dừng lại đột ngột, bịt kín lòng mạch. Khối vật thể
đó được gọi là vật tắc.
2. Các loại vật tắc
a) Vật tắc thể rắn
- Mảnh cục nghẽn bong ra khỏi thành mạch
- Mảnh tổ chức (thành mạch bị xơ vữa hay các TB, đám TB ung thư đi vào
dòng máu, tắc lại ở vị trí khác gây nên ổ di căn ung thư )
- Các vi sinh vật, KST và dị vật khác
b) Vật tắc thể loãng :
- Thường gặp là các giọt mỡ trong máu (do gẫy xương , dập nát tổ chức hay
phần mềm có nhiều mỡ )
c) Vật tắc thể hơi
- Do bọt khí lọt vào lòng mạch (khi bơm hút tử cung, màng phổi, màng
bụng; hoặc khi đứt TM lớn, bọt khí lọt vào theo sức hút của dòng máu)
- Ở thợ lặn hoặc phi công, khi thay đổi độ cao, áp suất cũng thay đổi theo
một cách đột ngột, các chất ở thể hơi hoà tan trong máu giải phóng biến thành
những bọt khí gây tắc.
3. Đường đi của vật tắc
+ đường trực tiếp : vật tắc đi theo đường bình thường của dòng máu
+ đường bất thường : xảy ra khi có khuyết tật bẩm sinh trong hệ tuần hoàn
(lỗ thông giữa tim trái và tim phải )
+ đường ngược chiều : hiếm khi xảy ra. Vật tắc đi ngược chiều dòng máu.
4. Các nguyên nhân có thể gây tắc ĐM phổi
+ Bong cục nghẽn trong buồng tim phải
+ Phẫu thuật mở lồng ngực
+ Vết thương thấu phổi vv
5. Hậu quả của tắc mạch
Tuỳ vào kích thước vật tắc, vị trí vật tắc mà tắc mạch để lại hậu quả khác
nhau
+ Tắc mạch ở phổi, não, mạch vành thường gây chết đột ngột
+ Tắc mạch dễ dẫn tới hoại tử , nhồi máu ở cơ quan , tổ chức mà mạch máu
bị tắc nuôi dưỡng
+ Nếu vật tắc mang vi khuẩn (như mảnh cục nghẽn hoá mủ) thì sẽ tạo nên
những ổ mủ, ổ ap-xe ở nơi nó dừng lại
+ Vật tắc là đám TB ung thư gây nên ổ di căn
Câu 9: Định nghĩa nhồi máu, phân biệt nhồi máu đỏ và nhồi máu trắng
về hình ảnh vi thể
Bài làm
1.Nhồi máu:
- Là hiện tượng hoại tử một vùng nào đó của cơ thể do thiếu máu cục bộ
gây nên (ở các chi, ta dùng thuật ngữ “hoại thư”).
- Nhồi máu gồm hai loại là nhồi máu trắng và nhồi máu đỏ
2. Phân biệt nhồi máu đỏ và nhồi máu trắng
Nhồi máu trắng Nhồi máu đỏ
Nguyên Xuất huyết nhẹ Xuất huyết nhiều
nhân
Đại thể Màu trắng đục, chắc (do hoại tử đông), tương
đối khô, mặt cắt hơi lăn tăn, thô ráp, màu vàng
xám hoặc màu đất thó, thông thường vùng ngoại
vi vàng hơn vùng trung tâm
Màu tím sẫm, có thể
chắc và khô (ở
phổi) hoặc mềm và
ướt (ở ruột)
Vi thể Vùng trung tâm ổ nhồi máu, các tế bào nhu mô
và tế bào liên kết bị hoại tử hoàn toàn, quanh ổ
nhồi máu tế bào hoại tử không hoàn toàn, rìa ổ
nhồi máu có 1 đường màu đỏ khá đậm (do mao
mạch của các tổ chức lân cận ổ nhồi máu xung
huyết, các hồng cầu xuyên mạch chưa bị huỷ và
do các bạch cầu bị chết)
Giống nhồi máu
trắng. Điểm khác
biệt cơ bản là các
hồng cầu xuyên
mạch phân bố khắp
trong ổ nhồi máu
Thường
gặp ở
Tim, lách, thận, não Phổi, ruột, đôi khi ở
não
Mạch bị
tắc
Tắc mạch đến Tắc mạch đi
Tắc cả mạch đến và
mạch đi
3. nguyên nhân gây nhồi máu
Cơ bản vẫn là vì thiếu máu cục bộ do
+ Nghẽn mạch hoặc tắc mạch
+ Khối u chèn ép vào mạch máu
+ Mạch máu chít hẹp do các bệnh của thành mạch (xơ cứng ĐM )
một số yếu tố góp phần làm cho nhồi máu nặng thêm như tạng to lên đòi hỏi lượng
máu nhiều hơn nhưng hệ tuần hoàn không cung cấp đủ
+ Lưu lượng máu giảm (hạ huyết áp)
+ Oxy và các chất dinh dưỡng không đủ (thiếu máu hạ đường huyết)
J Nói chung, nhồi máu thường gặp ở ĐM hơn so với TM, nhồi máu dễ
xảy ra ở các cơ quan mà ĐM nuôi chúng ít thông nối với các hệ thống ĐM khác
(mạch vành, mạch não, mạch thận, mạch lách )
4. Cơ chế phát triển của 1 ổ nhồi máu
+ Tắc mạch máu
+ Thiếu máu cục bộ kèm theo tích tụ tại chỗ các sản phẩm chuyển hóa
+ Giãn mạch tại chỗ kèm theo tăng cường tuần hoàn bàng hệ. Nếu tuần
hoàn bàng hệ đủ nhiều thì có thể không xảy ra nhồi máu.
+ Hoại tử tổ chức không được cấp máu (trong vòng 12 đến 48h). Hoại
tử thường là hoại tử đông, ở não lại thường gặp hoại tử ướt. Vùng trung tâm ổ nhồi
máu bị hoại tử hoàn toàn, trong khi vùng rìa chỉ bị hoại tử một phần do ít nhiều
còn được cấp máu.
+ Khi các tế bào bắt đầu chết thì phản ứng viêm xảy ra : các mạch máu
giãn rộng, tăng tính thấm gây thoát huyết tương. Trong lòng mạch, dòng máu chảy
chậm và mất huyết tương dễ khiến các hồng cầu tụ lại thành khối, cản trở dòng
máu chảy ra khỏi mao mạch
+ Hồng cầu xuyên mạch (xuất huyết) do dòng máu chảy quá chậm và
áp lực cao (vì bị tắc bởi các khối hồng cầu)
+ Trong vòng 48h , máu đông lại. Các hồng cầu dần bị huỷ tạo ra sắc
tố hemosiderin. Nếu xuất huyết nhẹ thì ổ nhồi máu mất màu gần như hoàn toàn
(nhồi máu trắng hay nhồi máu thiếu máu), ngược lại xuất huyết nhiều làm ổ nhồi
máu có màu đỏ thẫm (nhồi máu đỏ hay nhồi máu xuất huyết)
. Ôn tập Giải Phẫu Bệnh (2)
Câu 6: Nguyên nhân gây ra “gan tim”, mô tả hình ảnh của vi thể giải
thích cơ chế gây nên hình. (IL-1, TNF )
được giải phóng đã hoạt hoá các TB nội mô, làm TB nội mô mất chức năng ức chế
các chất gây đông máu . Mặt khác , trong các bệnh về thành mạch