1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

GIẢM NỒNG ĐỘ OXY TRONG NUÔI CẤY PHÔI - TĂNG CHẤT LƯỢNG PHÔI pps

3 403 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 235,41 KB

Nội dung

KS. Mai Công Minh Tâm - IVF Vạn Hạnh M ột nghiên cứu ngẫu nhiên, có đối chứng báo cáo trên RBM Online, số tháng 7/2008 (Kovacic và Vlaisavijevic, 2008) cho thấy thời gian nuôi cấy với nồng độ oxy thấp càng kéo dài, chất lượng phôi càng tốt. Trong TTTON, nuôi cấy phôi là một trong những công đoạn quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến tỉ lệ có thai của chu kỳ điều trò. Do đó, các trung tâm TTTON trên thế giới luôn quan tâ m đến hệ thống nuôi cấy phôi, bao gồm các yếu tố như: hệ thống tủ cấy CO2, môi trường sử dụng, hệ thống gas sử dụng trong nuôi cấy, các yếu tố vô trùng và khử độc tố, hệ thống quản lý chất lượng cho quy trình nuôi cấy, v.v YHSS 31 YHSS 32 Trong xu hướng giảm dần số phôi chuyển vào tử cung trên thế giới, quy trình nuôi cấy phôi càng thể hiện vai trò quan trọng trong TTTON. Trong các hướng nghiên cứu cải thiện hệ thống nuôi cấy phôi và chất lượng phôi, việc giảm nồng độ oxy trong nuôi cấy phôi đang là một vấn đề được các trung tâm lớn trên thế giới quan tâm và ứng dụng. Các nghiên cứu ban đầu trên phôi động vật trướ c đây cho thấy khi giảm nồng độ oxy khi nuôi cấy sẽ đem lại kết quả tốt cho chất lượng phôi. Có thể thấy oxy là một thành phần quan trọng trong hệ môi trường của ống dẫn trứng và trong tử cung. Nó đóng vai trò như một chất điều hoà quan trọng đối với sự phát triển của phôi bào. Mặc dù tế bào sinh dưỡng có thể nuôi cấy ở nồng độ oxygen là 20% (tương đương với trong không khí), tuy nhiên nồng độ này khô ng phù hợp cho nuôi cấy của hầu hết các loại tế bào động vật hữu nhũ. Oxygen tăng có tác động làm chậm sự phát triển invitro và làm giảm số lượng tế bào ở giai đoạn blastocyst. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác khi phân tích về độ tổn thương trên DNA còn cho thấy nồng độ oxy còn tác động đến gen ngay cả ở nồng độ là 5% hay là 20% (Kitagawa Y, S.K., Yoneda A, Watanabe T, 2004). Oxy trong môi trường nuôi cấy sẽ làm tăng khả năng xuất hiện của những tác nhân làm oxy hoá (ROS-reactive oxygen species), các tác nhân này có thể phá huỷ protein, lipid và DNA của giao tử và phôi khi nuôi cấy (Takahashi M.; Keicho K; Takahashi H.; Ogawa H.; Schultz R.M.; Okano A. , 2000). Mặc dù đa số các trung tâm TTTON lớn trên thế giới hiện đều sử dụng hệ thống nuôi cấy phôi với nồng độ oxy thấp, hiện nay nhiều trung tâm TTTON vẫn nuôi cấ y phôi ở nồng độ oxy 20% do gặp khó khăn trong việc chuyển đổi hệ thống nuôi cấy. Nhiều báo cáo ủng hộ cho điều này, họ cho rằng việc nuôi cấy phôi người đến ngày 3 trong điều kiện như vậy không có tác động xấu gì đến phôi trên một vài khía cạnh lâm sàng. Tuy nhiên, cũng không ít những báo cáo cho kết quả ngược lại (Catt JW, Henman M, 2000) và việc nuôi cấy lâu hơn trong điều kiện 20% oxy lại có nhiều bất lợi cho phôi như làm giảm số lượng tế bào của phô i ở giai đoạn blastocyst, chất lượng phôi xấu hơn, cũng như một số sự phát triển bất thường trong giai đoạn trước khi làm tổ (Karagenc L, S.Z., Ciray N, Ulug U, Bahçeci M., 2004). Gần đây, nghiên cứu mới nhất của Kovacic và Vlaisavijevic vừa được công bố trên tạp chí RBM Online vào tháng 7/ 2008 đã cho thấy giảm nồng độ oxy trong hệ thống nuôi cấy phôi sẽ làm tăng đáng kể chất lượng phô i. Đây là một nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng. Tất cả trứng sau khi chọc hút sẽ được chia làm hai nhóm để tạo phôi. Hai nhóm trứng sẽ được nuôi cấy ở 2 điều kiện khác nhau: một nhóm sẽ được nuôi cấy ở điều kiện nồng độ O 2 tương đương không khí bình thường (6% CO 2 , 20% O 2 , 74% N 2) và một nửa còn lại sẽ được nuôi cấy ở điều kiện no àng độ O 2 thấp (6% CO 2 , 5% O 2 , Tủ cấy tri - gas với nồng độ O 2 thấp tại IVF Vạn Hạnh YHSS 33 89% N 2 ). Kết quả nuôi cấy phôi khi giảm nồng độ oxy đến ngày thứ 2 cho thấy tỷ lệ phôi chất lượng tốt tăng 30% so với nuôi cấy ở điều kiện bình thường. Tỷ lệ này càng tăng lên nhiều hơn đối với khi nuôi cấy ở ngày 3 (tăng 60%) và ngày 5 (tăng 90%). Điều này cho thấy tác động có lợi khi giảm nồng độ oxy khi nuôi cấy phôi càng thể hiện rõ khi nuôi cấy dài ngày. Nó i cách khác, nuôi cấy với nồng độ O2 cao bình thường (20%) có thể gây bất lợi cho phôi, và càng nuôi cấy kéo dài sẽ càng bất lợi. Nói tóm lại, việc sử dụng hệ thống nuôi cấy phôi ở nồng độ oxy thấp (5% - 7%) cho kết quả điều trò TTTON cao hơn về khả năng phát triển tốt của phôi, số lượng phôi tốt, tỷ lệ phôi phát triển đến giai đoạn blastocyst, tỷ lệ có thai lâm sàng, tỷ lệ làm tổ của phôi so với khi nuôi cấy ở điều kiện không khí bình thường (20%). Với việc ngày càng xuất hiện nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả tốt khi giảm nồng độ O 2 trong nuôi cấy phôi, nhiều trung tâm đã chuyển dần sang xu hướng nuôi cấy phôi với nồng độ O 2 thấp. Ở Việt Nam, xu hướng này là một vấn đề được các trung tâm TTTON rất quan tâm ta ïi các hội thảo khoa học như “Embryo Culture Systems” (4/ 2008) và “4th IVF Expert meetings” tại Phú Quốc (5/ 2008). Hiện nay, tại Việt Nam, IVF Vạn Hạnh là trung tâm đầu tiên ứng dụng quy trình nuôi cấy phôi ở nồng độ oxy thấp vào phác đồ điều trò. Tỷ lệ có thai lâm sàng khi chuyển phôi vào ngày 2 và ngày 3 đạt được 39,8%. Ngoài ra, chúng tôi cũng thấy với hệ thống nuôi cấy nồng độ O 2 thấp, tỉ lệ phôi phát triển đến ngày 3 cũng gia tăng đáng kể. Chú ng tôi khuyến nghò các trung tâm IVF ở Việt Nam nên nghiên cứu áp dụng giảm nồng độ oxy trong hệ thống nuôi cấy phôi để cải thiện chất lượng và khả năng sống của phôi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1Astrid Petersen, A.L.M., Svend Lindenberg. 2005 The impact of oxygen tension on developmental competence of post-thaw human embryos. Acta Obstet Gynecol Scand 84, 1181 - 4. B Kovacic, V Vlaisavijevic. 2008 Influence of atmospheric versus reduced oxygen concentration on development of human blastocysts in vitro: a prospective study on sibling oocytes. Reproductive BioMedicine Online Vol 17 No 2, 229 - 236. Catt JW, H.M.2000 Toxic effects of oxygen on human embryo development. Hum Reprod 15 Suppl 2,199 - 206. John C.M. Dumoulin, C.J.J.M., Merijke Bras, Edith Coonen, Joep P.M. Geraedts and Johannes L.H. Evers. 1999 Effect of oxygen concentration on human in-vitro fertilization and embryo culture. Hum Reprod 14: 465 - 9. Kitagawa Y, S.K., Yoneda A, Watanabe T. 2004 Effects of oxygen concentration and antioxidants on the in vitro development ability, production of reactive oxygen species (ROS), and DNA fragmentation in porcine embryos. Theriogenology 62,1186 - 97. 01. 02. 03. 04. 05. . thống nuôi cấy phôi và chất lượng phôi, việc giảm nồng độ oxy trong nuôi cấy phôi đang là một vấn đề được các trung tâm lớn trên thế giới quan tâm và ứng dụng. Các nghiên cứu ban đầu trên phôi động. lợi khi giảm nồng độ oxy khi nuôi cấy phôi càng thể hiện rõ khi nuôi cấy dài ngày. Nó i cách khác, nuôi cấy với nồng độ O2 cao bình thường (20%) có thể gây bất lợi cho phôi, và càng nuôi cấy kéo. sẽ được nuôi cấy ở điều kiện no àng độ O 2 thấp (6% CO 2 , 5% O 2 , Tủ cấy tri - gas với nồng độ O 2 thấp tại IVF Vạn Hạnh YHSS 33 89% N 2 ). Kết quả nuôi cấy phôi khi giảm nồng độ oxy đến

Ngày đăng: 26/07/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w