1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình -Vi hóa sinh kỹ thuật môi trường -chương 4-5 ppsx

14 383 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 388,86 KB

Nội dung

TLGD VI HÓA SINH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 4 VI SINH VẬT TRONG KHÔNG KHÍ Không khí mà con người chúng ta thở hàng ngày là một môi trường không khí vô trùng. Tuy nhiên may sao môi trường này không thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật. Nếu không khí tuyệt đối tỉnh, ta có thể thấy được các chất lơ lửng trong không khí rơi xuống đất. Tuy nhiên do sự khuấy động của gió cho phép một khối lượng lớn chất rắn lơ lửng tồn tại một thời gian dài trong không khí. Các chất rắn lơ lửng này là giá mang vi sinh vật đi trong một khoảng đườ ng dài. Hình 4. 1 : Ô nhiễm không khí do công nghiệp 1. SỐ LƯỢNG VÀ CHỦNG LOẠI VI SINH VẬT TRONG KHÔNG KHÍ Vi khuẩn, nấm và virus là những vi sinh vật chiếm ưu thế trong không khí. Do sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong không khí đã hạn chế sự tồn tại của các tế bào dinh dưỡng trong một thời gian dài. Tuy nhiên một số loại vi khuẩn (vi khuẩn, nấm) có khả năng tạo bào tử cho phép thời gian tồn tại của chúng trong không khí lâu hơn rất nhiều. Để tồn tại, các tế bào dinh dưỡng đòi hỏi trong môi trường mộ t độ ẩm nhất định. Độ ẩm không khí do sự phân tán của các bụi nước. VD có thể là các hoạt động của con người như khi anh ta hắt hơi, nói …các hạt bụi nước phân tán này bay hơi rất nhanh do đó các tế bào dinh dưỡng không thể phân tán xa khỏi nguồn. 2. CÁC LOẠI BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÔNG KHÍ Các bệnh thường gặp liên quan đến không khí bao gồm: - Bệnh bạch hầu - Bệnh ban đỏ - Bệnh lao - Bệnh viêm phổi Biên soạn: Ths Nguyễn Trần Thiện Khánh 66 TLGD VI HÓA SINH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG - Bệnh ho gà - Bệnh đậu mùa - Bệnh thủy đậu - Bệnh sởi - Bệnh quai bị - Bệnh cúm - Common cold - Bệnh nấm Ngày nay với sự phát triển đô thị - khoa học kỹ thuật (KHKT) đã thúc đẩy sự phát triển của các loại bệnh liên quan đến không khí này . 3. KIỂM SOÁT VI SINH VẬT TRONG KHÍ Một trong những vấn đề khó khăn nhất về vệ sinh môi trường hiện nay là kiểm soát các loại bệnh liên quan đến không khí. Không có biện pháp xử lý nào có thể xử lý toàn bộ các vi sinh vật trong không khí. Những người làm các công việc có cường độ tiếp xúc với những người lân cận cao tại các thành phố lớn có nguy cơ lây nhiễm cao. Những nạn dịch lây lan này rất phổ biến ở Châu Âu và Châu Á, chúng lan rộng từ thành phố này đến thành phố khác trong mộ t thời gian ngắn. Hình 4. 2 : Ô nhiễm không khí do cháy rừng Ánh sáng mặt trời là một vũ khí tiềm tàng tiêu diệt các mần bệnh trong không khí. Tia cực tím trong ánh sáng mặt trời đã tiêu diệt nhiều loại vi sinh vật trước khi chúng lây nhiễm vào các động vật máu nóng. Do tính sát trùng của tia UV nên nó đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thới giới để khử trùng không khí. Tuy nhiên do khả năng thâm nhập yếu nên tia UV chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp. Với một cường độ lớn, tia UV là một tia độc hại đối với con người, do đó nó được khuyến cáo sử dụng ở một hàm lượng nhất định. Các hóa chất như propylene glycol và triethylene glycol cũng được sử dụng để phun vào không khí để khử trung vùng bị ô nhiễm. Trong các tòa nhà, ô nhiễm không Biên soạn: Ths Nguyễn Trần Thiện Khánh 67 TLGD VI HÓA SINH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG khí chủ yếu do bụi khi mọi người đi bộ bay lên, do đó vệ sinh sàn nhà sẽ làm giảm mật độ vi khuẩn trong không khí. Thường xuyên lau sàn nhà sẽ giữ cho nồng độ vi sinh vật ở mức tối thiểu. Biện pháp lọc giúp giảm thiểu vi sinh vật và bụi. Thiết bị lọc bụi là một ống bằng thủy tinh, bên trong là vật liệu lọc vi sinh vật làm bằng cotton. Nhược điểm của hệ thố ng lọc này là vấn đề tắc lọc do các hạt bụi dính vào. Thiết bị thiết kế lắng điện tử đã được thay thế và được xem như máy lọc không khí. Ở đây không khí sẽ đi qua những tấm kim loại lên đến hàng ngàn volt. Các hạt tích điện trong không khí sẽ bám vào các tấm kim loại nên được tách ra khỏi không khí. Khi các tấm kim loại đã dính đầy bụi, điện cực sẽ bị ngắt và tấ m kim loại được rửa bằng nước nóng. Sau đó sáy khô tấm kim loại và mở điện cực trở lại để tiếp tục sử dụng. Nước cũng được sử dụng như một nhân tố lọc các hạt bụi trong không khí. Khí được dẫn qua một lớp màn ngăn cách bằng nước, nước sẽ giữ lại các hạt bụi. Trong một số trường hợp người ta phun nướ c để làm giảm mật độ vi sinh vật trong không khí (mưa). 4. LẤY MẪU VI SINH VẬT TRONG KHÔNG KHÍ Cách lấy mẫu vi sinh vật trong không khí tốt nhất là sử dụng một đĩa petri chứa môi trường nuôi cấy thích hợp, đặt đĩa petri ở nơi cần lấy mẫu trong vài phút (thời gian phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm của vi trí lấy mẫu). Vi sinh vật trong không khí sẽ dính trên mặt thạch và sẽ phát triển thành các khuẩn lạc sau một thời gian ủ ở nhiệt độ thích hợp. Các loại vi sinh vật phát triển chủ y ếu trên bề mặt thạch là nấm, Actinomycetes, Yeast và vi khuẩn. Phương pháp mới nhất nhằm xác định số lượng và chủng loại vi sinh vật trong không khí là phương pháp membrance (giấy lọc vi sinh). Giấy được đặt trong một ống lọc phía trên gắn một máy bơm không khí định lượng. Kết quả thu được là số lượng khuẩn lạc trên một đơn vị thể tích khí. Hình 4. 3: Thiết bị thu mẫu khí Biên soạn: Ths Nguyễn Trần Thiện Khánh 68 TLGD VI HÓA SINH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG 5. ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA ĐỐI VỚI VI SINH VẬT TRONG KHÔNG KHÍ C ác hình thái hơi nước kết tủa như mưa, tuyết, mưa đá hoặc mưa tuyết giữ vai trò quan trọng trong việc làm sạch ô nhiễm không khí. Ở giai đoạn đầu trận mưa, nước mưa chứa hàm lượng vi khuẩn ô nhiễm cao, nhưng càng về sau nước mưa càng sạch. Ở những nơi thu gom nước mưa từ mái nhà để sử dụng cần lưu ý xả bỏ lượng nướ c thu gom ở đầu trận mưa, chỉ thu lại nước mưa ở giai đoạn sau. Chất lượng nước thu gom này phụ thuộc vào điều kiện môi trường khu vực. Ở các đô thị lớn ngoài nồng độ bụi phát tán trong không khí do khí hậu và các hoạt động sống của con người, trong không khí còn chứa một lượng không khí nhỏ khói bụi từ các nhà máy và các phương tiện giao thông. Do đó chất lượng nước mưa bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các hoạt động này. Ở nông thôn với mật độ dân cư thưa, cây xanh nhiều, chất lượng nước mưa tương đối tốt, chỉ bị ảnh hưởng nhỏ bởi phân bón nông nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng cao, bầu khí quyển bao quanh trái đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng và không còn mang tích chất cục bộ của từng khu v ực. Các hiện tượng như mưa acid, thủng tầng ozon có tính chất toàn cầu, tầm ảnh hưởng trên phạm vi rộng từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ châu lục này sang châu lục khác. Do đó kiểm soát ô nhiễm không khí cần phải có sự kết hợp chặt chẽ của toàn bộ các quốc gia trên thế giới. Hình 4. 4: Lấy mẫu không khí ngoài hiện trường Biên soạn: Ths Nguyễn Trần Thiện Khánh 69 TLGD VI HÓA SINH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 5 VI SINH VẬT GÂY BỆNH VÀ CÁC CHỈ TIÊU VỆ SINH 1. NHỮNG VI SINH VẬT GÂY BỆNH Một số vi sinh vật có thể gây bệnh cho người, động vật và thực vật. Những vi sinh vật gây bệnh là do chúng thực hiện các phản ứng trao đổi trong vật chủ. Đa số vi sinh vật gây bệnh là loại sống ký sinh và lấy thức ăn từ vật chủ. Còn dạng khác của vi sinh vật gây bệnh là chúng sản ra các độc tố đối với vật chủ. Vì vậy toàn bộ các công trình xử lý chất thải ph ải có khả năng tiêu diệt được những vi sinh vật gây bệnh này. Đó cũng là trách nhiệm to lớn của những người làm công tác môi trường. 1.1 Khái niệm về dịch tế bào học và các đường truyền bệnh Có nhiều loại bệnh khác nhau, đó là bệnh đơn phát, bệnh dịch diễn ra trong từng thời kỳ hoặc trong từng địa phương hay trong một vùng rộng lớn, thậm chí trong nhiều nước trên thế giới. Bệnh đơn phát không có tính đơn truyền. Những bệnh dịch lan truyền thường qua 3 khâu là: nguồn gây bệnh Æ Đường truyền bệnh Æ người, vật bị nhiễm bệnh. Nguồn gây bệnh có thể là người, vật ốm đã bị mất bệnh hoặc người vật khỏe nhưng có mang vi khuẩn gây bệnh. Đường truyền bệnh có thể: • Qua nước: do ăn uống, tắm rửa giặt giũ, rửa thức ăn, rau cỏ, bát đĩa,… • Qua thức ăn hay thực phẩm nói chung. Vì trong nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều loại vi khuẩn gay bệnh. • Qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp giữa người bệnh với người khỏe. Tiếp xúc trực tiếp là do bắt tay, hôn, Tiếp xúc gián tiếp là do dùng chung quần áo, bát đĩa, đồ dùng sách vở,… • Qua không khí: là do hút thở không khí chứa hơi nước, bụi, vi sinh vật gây bệnh kể cả đờm và nước bọt của người bệnh. • Qua côn trùng: ruồi muỗi, bọ nhặng, Những người làm công tác vệ sinh phải tạo điều kiện sống sao cho vi sinh vật gây bệnh không xâm nhập vào nước, thức ăn, không khí,…Ở những nơi chúng xâm nhập được thì phải có biện pháp tẩy trùng môi trường (như với nước thải chẳng hạn). Khi vi sinh vật gây bệnh xâm nhập được vào người, động vật chủ, thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà vật chủ có thể bị hoặc không bị mắc bệnh. Như trên đã nói, đa số các vi sinh vật gây bệnh là loại sống ký sinh vào vật chủ và phụ thuộc vào vật chủ. Ngoài ra còn tùy thuộc vào vị trí xâm nhập vào vật chủ. Chẳng hạn không thể gây bệnh được khi vi khuẩn lỵ (Disenterie) xâm nhập vào vết thương, khi vi khuẩn Difteric xâm nhập vào nhuận tràng,…Ngoài ra còn tùy thuộc vào số lượng vi sinh vật ban đầu xâm nhập vào, điều ki ện môi trường, biện pháp tiêm chủng phòng bệnh,… Biên soạn: Ths Nguyễn Trần Thiện Khánh 70 TLGD VI HÓA SINH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Những loại vi khuẩn gây bệnh có khả năng tạo ra độc tố ngoại hoặc độc tố nội,… • Độc tố ngoại là độc tố do vi sinh vật tạo ra và tiết ra môi trường trong quá trình sống – hoạt động của chúng. • Độc tố nội là những độc tố sản ra trong tế bào vi sinh vật – tức nằm trong thành phần của tế bào. Chúng chỉ thải ra môi trường khi vi sinh vật chết,… • Thông thường thì độc tố ngoại nguy hiểm hơn độc tố nội. Khi xâm nhập vào vật chủ, các độc tố của vi khuẩn sẽ gây tác đông và làm hại các chức năng của cơ thể vật chủ. Đa số các độc tố của vi khuẩn có tác dụng độc hiệu: có loại làm thương tổn màng não, có loại làm hại các cơ quan trong cơ thể như thận, gan, phổi,…Không nhất thiết b ệnh phát ra mãnh liệt ngay từ đầu. Nhiều bệnh như lao,… diễn ra rất nhiều năm và thậm chí một đời người bệnh. Nói chung không bệnh nào phát ra ngay sau khi người bệnh bị nhiễm bệnh mà thường phải qua một thời gian để các loại vi khuẩn kịp phát triển. Thời gian kể từ lúc nhiễm bệnh đến lúc phát bệnh ốm - gọi là thời kì ủ bệnh. Để tiêu diệt bệnh, người ta phải triệ t một trong những khâu truyền bệnh. Những người làm công tác vệ sinh phải có trách nhiệm tiêu diệt vi trùng gây bệnh trên các đường truyền bệnh sau này. 1.2 Những bệnh truyền nhiễm qua nước Trong số những bệnh truyền nhiễm qua nước thì những bệnh đường ruột chiếm nhiều nhất. Đa số các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột giống nhau về hình thái, sinh lý và thuộc họ Enterrobacteriaceae. Chúng có loại trực khuẩn kích thước 1 - 3 x 0,5 - 0,6 µm, gram âm, không tạo ra bào tử và không có giáp mạc. Các loài vi khuẩn của từng bệnh khác nhau về hoạt tính men, khả năng vận động. Những loài vi khuẩn gây bệnh đường ruột cho người ta, gia súc, gia cầ m là trực khuẩn trục đường ruột (Eschericchia), vi khuẩn bệnh thương hàn và phó thương hàn - Typhos và Paratyphos (Salmonella), vi khuẩn bệnh lỵ (Disenteria), vi khuẩn tả Cholera (Vibrion),… Đối với loại Escheria, ngoài trực khuẩn đường ruột E.coli, thường có các loại trực khuẩn đường ruột gây bệnh Colenterit ở trẻ em và dạng Disenteria ở người lớn. Loại trực khuẩn đường ruộ t thường và loại vi khuẩn lên men là loại đối khoáng với vi khuẩn thối rửa. trực khuẩn đường ruột thải ra các chất kháng sinh như Colicin làm chết các vi khuẩn gây bệnh khác. Khi dùng chất kháng sinh để diệt vi khuẩn đường ruột thì sẽ kích thích vi khuẩn thối rửa và những vi khuẩn gây bệnh khác. Những trực khuẩn gây bệnh đường ruột đặc biệt rất nguy hiểm ở chỗ chúng rất thích nghi với cơ thể người, chúng bền vững với cả dịch vị của người. Trong điều kiện tự nhiên như đất, nước, kể cả thực phẩm ở da, chúng có thể tồn tại hàng tuần hoặc thậm chí mấy tháng. Tuy nhiên khi đun sôi có thể diệt chết ngay được. Các dung dịch chất kháng sinh 3 - 5% (như dung dịch chloramin, phenol, formalin,…) trong vòng 10 -15 phút có thể tiêu diệt được chúng. Biên soạn: Ths Nguyễn Trần Thiện Khánh 71 TLGD VI HÓA SINH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Loại vi khuẩn Salmonella là loại vi khuẩn gây bệnh thương hàn Typhos và Paratyphos. Trong số các vi khuẩn này, có loại chỉ gây bệnh đối với người (Typhos), có loại gây bệnh cả với người, động vật (Paratyphos). Salmonella rất phổ biến trong thiên nhiên, tồn tại trong các động vật có sừng, chó, mèo, chim, chuột, cá,… Khi bị nhiễm bệnh Typhos hoặc Paratyphos thì ruột non bị thương tổn, đồng thời toàn bộ cơ thể bị nhiễm độ c tố nội (tức là sau khi trực khuẩn typhos bị phân hủy). Toàn bộ hệ thần kinh trung ương bị tác động - thương tổn - người bất tỉnh. Salmonella không sinh sản ở môi trường bên ngoài nhưng có thể tự bảo tồn ở nước sông trong 6 tháng, ở nước băng giá suốt mùa đông, ở nước giếng khơi 4 tháng, ở nước cấp thành phố dưới 3 tháng. Trong nước thải vì có sự cạnh tranh với các loài vi khu ẩn khác nên Salmonella chỉ sống được khoảng 40 ngày. Chúng có thể sống trong thực phẩm, rau quả,… cho tới khi rau quả bị thối rữa, chúng sống trong bia được 2 - 4 ngày. Salmonella bền vững cả đối với chất kháng sinh hoặc điều kiện khô ráo. Dung dịch thủy ngân 1‰ và dung dịch acid carbonic 5% phải sau nữa giờ mới tiêu diệt được chúng. Tất nhiên khi chlorua hóa nước cấp sẽ tiêu diệt được Salmonella. z Vi khuẩn Shigella gây bệnh đôi với súc vật. Shigella chia làm 5 loại phụ là: Sh.Elexneri, Sh.Sonnei, Sh.Dysenteriae, Sh. Boydii, Sh.Grigoriewa Shigae. Vi khuẩn Shigella xâm nhập vào cơ thể qua miệng rồi phát triển qua niêm mạc, đại tràng. Khi tế bào vi khuẩn chết, giải phóng độc tố nội. Độc tố ngấm vào thần kinh và phản ứng lại gây tổn thương ruột. Khi bệnh phát ra thì thường bị ỉa chảy có máu lẫn mùi. So với lỵ Amebs thì số lần đ i ngoài nhiều hơn. Nguồn bệnh là người đã mắc bệnh. Trực khuẩn lỵ Shigella có thể truyền do tiếp xúc trực tiếp, qua thưc ăn, nước uống đặc biệt do ruồi nhặng,… So với Salmonella thì Shigela không bền vững bằng. Nhưng nó có thể chịu đựng được ở nhiệt độ thấp tới hàng tháng. Chúng có thể tồn tại ở nước sông tới 3 tháng, ở n ước cấp thành phố 1 tháng, ở nước thải 1 tuần. Đối với dung dịch sát trùng acid cacbonic 1%, sau nữa giờ thì chúng bị tiêu diệt. Khử trùng nước cấp đô thị bằng clorua hóa có thể tiêu diệt hoàn toàn trực khuẩn lỵ. z Vi khuẩn Vibrion gây bệnh tả Cholera. Đây là điển hình của bệnh truyền nhiễm qua nước. Dịch tả là bệnh rất khủng khiếp, lan truyền nhanh và tỉ lệ tử vong cao. Vi khuẩn Vibrion là loại phẩy khuẩn dài 1,5 - 2µ, đôi khi dài giống trực khuẩn hoặc có khi ngắn hơn cầu khuẩn. Nó bắt màu tốt, gram âm, không giáp mạc, không tạo nha bào, nếu soi tươi thì rất di động. Là loại hiếu khí, dễ dàng nuôi cấy trong các môi trường kiềm yếu; không bền vững đối với môi trường acid. Khi độ acid của dịch dạ dày yếu đi thì rất dễ mắc bệnh này. Vi khuẩn Vibrion xâm nhập vào cơ thể bằng thực đạo, phát triển ở niêm mạc tiểu trường, giải phóng nội độc tố gây ra một loạt chịu chứng điển hình, lượng mước ngưng tụ rất lớn (tới 30l/ ngày, đ êm) nôn mửa và đi ngoài lỏng. Cơ Biên soạn: Ths Nguyễn Trần Thiện Khánh 72 TLGD VI HÓA SINH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG thể bị mất nước nghiêm trọng, cường độ các quá trình gây oxy hóa giảm và các sản phẩm chưa kịp cháy hết (CO 2 ) sẽ đọng lại ở các mô,… Tỉ lệ tử vong rất cao. Phẩy khuẩn tả Vibrion rất nhạy với nhiệt độ cao. Đun nóng tới 52 0 C sau 30 phút là chết, ngược lại rất thích nghi với nhiệt độ thấp. Ở nước sông, nước giếng chúng bảo tồn được 3 tháng, nước cấp sinh hoạt 1 tháng. Nước thải là môi trường tốt nhất đối với chúng nên chúng có thể tồn tại được tới 7 tháng . Ở nước biển phẩy khuẩn tả còn có thể sống lâu hơn, có thể sinh sản với vận tốc cao hơn ở nước sông. Phẩ y khuẩn tả bị tiêu diệt ở dung dịch acid cacbonic 1% trong 5 phút, ở dạng dịch thủy ngân 0,1% thì chết ngay. Trong nước không có chất hữu cơ hoặc với nồng độ clo 1/100.000 thì chúng cũng chết trong vòng 15 phút. Để đề phòng bệnh tả, nên rửa hoa quả bằng dung dịch acid axetic do có Vibrion, đều bị chết khi đun sôi nước. Ngoài các bệnh truyền nhiễm đường ruột, còn có các bệnh khác có thể lây truyền qua nước. Đó là bệnh do Leptospira, lỵ Amebs , bại liệt trẻ em, sốt rét nước, tularê, viêm kết mạc. z Bệnh do Leptospira là bệnh điển hình truyền qua nước. Nhiễm bệnh này là do dùng nước bị nhiễm khuẩn khi tắm. Nước bị nhiễm khuẩn là do chuột đưa vào. Người ta phân chia hai dạng bệnh do Leptospira là: Veilia (sốt vàng da) và sốt rét nước. Leptospira là loại vi khuẩn hiếu khí nhưng chúng chịu đựng được ở môi trường ít oxy, rất di động và có tiêm mao, không chịu nổi ở nhiệt độ cao, tồn tại được 5 tháng ở n ước sông, 2 tháng ở nước giếng. z Bệnh sốt vàng da là bệnh truyền nhiễm. Triệu chứng ban đầu là sốt cao đột ngột, đau các cơ và đau đầu. Vi khuẩn xâm nhập và làm huỷ hoại gan, thận hoặc chảy máu ruột. z Bệnh sốt rét nước khác ở chỗ vi khuẩn thường xâm nhập qua các chỗ trầy da do tắm và người bệnh không vàng da – mắt đỏ. Để đề phòng bệnh do Leptospira người ta phải có biện pháp bảo vệ nguồn nước, diệt chuột, tiêm chủng vacxin. Đối với hệ thống cấp nước đô thị, phải tiến hành khử trùng bằng clo hoặc các chất diệt trùng khác. z Bệnh lỵ amip (amebs) – trong thời gian ấm cũng diễn ra như bệnh lỵ thường. Amip lỵ thường gặp trong nước, đất và trong cơ thể người. Amip gây bệnh lỵ có tên là Etamoeba Histolytica. z Bệnh bại liệt – polyomealit: thường xảy ra ở trẻ em. Bệnh do virut xâm nhập vào các cơ quan hệ tiêu hoá. Loại virut này rất bền vững. Nó chịu đựng được điều kiện khô ráo, nhiệt độ thấp. Nhưng không chịu nổi nhiệt độ cao – đun tới 60 0 C là chết trong vòng 15 – 20 phút. Những chất sát trùng ở nồng độ thường dùng để tiêu diệt được virut bại liệt. z Bệnh Tularê. Bệnh này biểu hiện ở bề ngoài có nhiều điểm giống bệnh dịch hạch. Tuy nhiên đó chỉ là bề ngoài mà thôi. Bệnh này truyền bằng nhiều đường nhưng phần lớn truyền qua nước là chính. Đặc trưng của bệnh này là huỷ hoại tuyến bạch huyết. Tuyến này sưng lên. Vi khuẩn gây bệnh là loại hiếu khí nhưng không tạo bào tử, lúc non ở dạng trực khu ẩn, khi già ở dạng cầu khuẩn bất động. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với chúng là vào khoảng 37 0 C. Với nhiệt độ cao 56 – 58 0 C trong vòng 10 phút là chúng bị chết. Chúng chịu đựng được ở nhiệt độ thấp. Ở nước sông chúng bảo tồn được 1 tháng, ở nước giếng 2 tháng, ở nước cấp đô thị 3 tháng. Ở dung dịch thuỷ ngân 1% chỉ trong 3 giây là chúng chết hết. Khử trùng bằng clo cũng đủ tiêu diệt chúng. Biên soạn: Ths Nguyễn Trần Thiện Khánh 73 TLGD VI HÓA SINH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Nguồn truyền bệnh là chuột cống, chuột đồng và chuột nhà. Để phòng và chống bệnh Tularê người ta diệt chuột và dùng vacxin. z Bệnh viêm kết mạc – connunctive: trong các đô thị có nhiều bể tắm người tắm ở những bể đó hay bị bệnh viêm kết mạc. Rõ ràng là người tắm làm cho nước nhiễm loại vi khuẩn, trong đó có loại gây bệnh viêm kết mạc. z Ngoài những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn còn có những bệnh khác truyền qua nước do virut. Điển hình nhất là bệnh poliomielit – bệnh bại liệt trẻ em hay còn gọi là bệnh viêm tủy xám. Bệnh do loại virut. Đó là virut rất bền vững. Nó chịu được cả nhiệt độ sấy nóng và cả nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, nếu tăng nhiệt độ lên tới 60 0 C thì hoạt tính của chúng giảm và trong vòng 15- 20 phút là chúng bị tiêu diệt. Loại virut này có rất nhiều trong nước thải. Tuy nhiên khi xử lý nước thải trong bể aeroten hoặc xử lý cặn trong bể mêtan thì chúng đều bị tiêu diệt. Các công trình xử lý nước cấp khử được hầu hết các loại virut này. Khử trùng nước cấp bằng clo với nồng độ dư 0,3 – 0,5mg/l sẽ tiêu diệt được hầu hết loại virut này. 2. NHỮNG CHỈ TIÊU VỆ SINH VỀ VI SINH VẬT TRONG NƯỚC 2.1 Những khái niệm chung về những vi sinh vật chỉ thị vệ sinh Mục đích của việc kiểm tra vệ sinh trong nước là xác định mức độ an toàn của nước đối với sức khẻo của con người. Về mặt vi trùng học, ta phải tìm những vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm cho người. Tuy nhiên có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại trong nước. Trong khi đó thì phương pháp phân lọc chúng rất phức tạp. Phân tích một mẫu nước để xét khả năng có m ặt của tất cả các loại vi khuẩn gây bệnh có mặt trong nước là một việc làm rất khó, không thể thực hiện được. Mặt khác, để có được kết quả phân tích cũng phải mất 2 - 3 tuần tức là khi đó dân chúng đã uống nước nhiễm trùng rồi Vì vậy, từ lâu (cuối thế kỷ 19) người ta đã cố tìm ra một loại vi khuẩn điển hình nào đó đủ gây bệnh hay không gây b ệnh nhưng có trong phân người và đại diện cho tất cả VSV gây bệnh trong nước. Nói cách khác, sự có mặt của những VSV đại diện trong nước cũng nói lên sự có mặt của những VSVgây bệnh khác có trong nước. Tức là nước bị nhiễm bẩn bởi phân người. Cuối cùng, người ta đã thành công. Như ta đã biết: trong phân người thường xuyên có mặt của 3 loại VSV: Trực khuẩn đường ruột Cầu khuẩn Vi khuẩn yếm khí tạo nha bào mà chủ yếu là Bact.Perfingens. Chẳng hạn theo Huston và Klein trong 1ml nước thải sinh hoạt chứa khoảng 100000 - 800000 trực khuẩn đường ruột; từ 1000 - 60000 cầu khuẩn và từ 100 - 2000 vi khuẩn yếm khí tạo nha bào. Như vậy trong nước thải sinh hoạt trực khuẩn đường ruột chiếm nhiều nhất. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề chúng nhiều về số lượng, mà giá trị chủ yếu của VSV chỉ thị về sự nhiễm phân và tốc độ chết của chúng phải xấp xỉ tốc độ chết của các VSV khác. Chỉ có loại vi khuẩn nào có trong phân người và tuân theo điều kiện trên mới có thể dùng làm chỉ tiêu về nhiễm bẩn đo phân được. Biên soạn: Ths Nguyễn Trần Thiện Khánh 74 TLGD VI HÓA SINH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Xét 3 loại vi khuẩn có trong phân ta thấy: vi khuẩn nhóm Bact.Perfingens bảo tồn trong nước lâu hơn những vi sinh vật gây bệnh. Cầu khuẩn lại mau chết hơn. Còn trực khuẩn đường ruột có thời gian bảo tồn trong nước gần giống với những VSV gây bệnh khác. Do đó trực khuẩn đường ruột là chỉ tiêu về sự nhiễm bẩn nước. Ngoài ra người ta còn kiến nghị hai loại là VSV ưa nóng và trực khuẩn th ể làm hai chỉ tiêu phụ. Tuy nhiên tất cả các chỉ tiêu vệ sinh trên đều gọi là chỉ tiêu gián tiếp vì chúng cho biết một cách gián tiếp về sự nhiễm nước về VSVgây bệnh. Nếu khi có bệnh dịch xảy ra, các nhà vi sinh vật phải xác định đích xác loại VSV nào gây ra dịch bệnh. Khi đó gọi là chỉ tiêu vệ sinh trực tiếp về sự nhiễm bẩn nước. Ý nghĩa của chỉ tiêu về trực khuẩn đường ruột Trực khuẩn đường ruột là nguồn gốc đầu tiên gây bệnh thương hàn, phó thương hàn và lị. Trong quá trình tiến hoá của mình, chúng có khả năng kí sinh vào cơ thể sống đồng thời mất dần khả năng sử dụng trực tiếp các chất hoá học làm thức ăn. Từ đó hình thành các loại trực khuẩn gây ra các bệnh trên đây. Nhóm trực khuẩn đường ruột Escherichia Coli có rất nhiều trong ruột già của người t ừ 100 triệu - 1 tỷ con trong 1g phân người. Con người sau khi sinh ra không thể chứa trực khuẩn với 1 lượng khổng lồ như thế được. Ở trẻ sơ sinh hoàn toàn không có. Sau khi sinh ra dược 20 giờ trong ruột già của trẻ chứa nhiều vi khuẩn nhưng vẩn chưa có trực khuẩn đường ruột. Qua hàng tuần hàng tháng khi đứa trẻ bắt đầu được nuôi bằng thức ăn tạp thì E.coli mới theo vào ruột và cư trú ở ruột già của trẻ. Từ đó chúng tồn tại trong ruột già mãi mãi cho đến khi người chết. Trong quá trình sống hoạt động sinh lý của người, E.coli theo phân thải ra môi trường. E.coli có trong phân tất cả các loài súc vật. Chim muông hoang dại (những loài không tiếp xúc với người). Như vậy E.coli là chỉ tiêu vệ sinh rõ ràng, hiển nhiên về sự nhiễm bẩn môi trường do hoạt động của con người. Để dánh giá mức nhiễm bẩn củ a nước về VSV, người ta dùng hai chỉ tiêu là Côli titre và Côli chỉ số. Côli titre là thể tích nhỏ nhất của nước (tính bằng ml) trong đó chứa 1 trực khuẩn đường ruột. Chẳng hạn khi nói Côli titre là 333, nghĩa là cứ 333ml nước có chứa 1 trực khuẩn đường ruột trong 1 lít nước Côli chỉ số là Côli chứa trong 1 lít nước. Thí dụ Côli chỉ số là 3, tức là có 3 trực khuẩn đường ruột trong 1 lít nước Mối quan hệ của coli chỉ số và Côli titre là số nghịch đảo của nhau Ở các nước quy định về chất lượng nước cấp phải có Côli titre không dưới 100, ở Liên Xô (củ) không dưới 333, ở Việt Nam không dưới 50. Ý nghĩa của chỉ tiêu vệ sinh về vi sinh vật ưa nóng Để tăng sản lượng thu hoạch nông nghiệp, người ta thường dùng phân người, phân súc vật để bón ruộng. Nhưng những chất bón trên đều chứa nhiều trực khuẩn đường ruột và đếu có thể dẩn đến nhiểm bẩn nguồn nước, nhất là nguồn nước ngầm. Khi có dịch xảy ra người ta cần tìm nguyên nhân và biết rõ bệnh dịch xảy ra do bón ruộng bằng phân người hay phân súc vật, hoặc do nước thải? Mu ốn vậy ngoài chỉ tiêu Biên soạn: Ths Nguyễn Trần Thiện Khánh 75 [...]... cho việc rữa, giặt giủ quần áo… Ở đây chủ yếu chỉ xét yêu cầu đầu tiên: nước dùng để ăn uống phải được đánh giá theo các mặt: vi trùng học, sinh học, lý, hoá học, giác quan, vệ sinh địa hình… Biên soạn: Ths Nguyễn Trần Thiện Khánh 76 TLGD VI HÓA SINH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Đánh giá về vi trùng học Như hai mục trên của chương này đã nói, nước dùng để ăn uống không chứa bất kì loại vi khuẩn gây bệnh nào Nhưng... giun sán Có hai loại giun sán là: giun sán địa chất và giun sán sinh học Giun sán là loại giun mà trong quá trình phát triển không nhờ vật chủ trung gian Giun sán sinh học là loại phải sống nhờ hai đến ba vật chủ trung gian Giun địa chất gồm: Giun đũa, giun kim, giun tóc… Giun sinh học gồm giun búi, sán chỉ, sán xơ mít, giun xoắn… Môi trường bên ngoài (đất, nước) bị nhiễm bẩn bởi giun sán là do nhiễm...TLGD VI HÓA SINH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG E.coli người ta phải phân tích xác định lượng vi khuẩn ưa nóng, nhưng phân súc vật phân chuồng thì chứa rất nhiều Như thế thì người ta sẽ xác định được nguyên nhân của sự nhiễm bẩn đất... Flour tối thích trong nước là 0,7- 1mg/l Nếu nguồn nước không đủ Fluor thì người ta phải thêm vào Nhiều nguồn nước ở Anh, Mỹ bị thiếu Fluor Biên soạn: Ths Nguyễn Trần Thiện Khánh 77 TLGD VI HÓA SINH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Những chất phống xạ cũng có trong thiên nhiên và không khí xung quanh ta với lượng rất ít Tổng lượng chất phóng xạ trong cơ thể người không đáng kể Sự có mặt các chất phóng xạ trong cơ... nhân có thể là: do tạo thành H2S, sản phẩm của sự phân huỷ các chất hữu cơ chứa S hoặc do có FeS, chất này tác dụng vói acid carbonic rồi tạo Biên soạn: Ths Nguyễn Trần Thiện Khánh 78 TLGD VI HÓA SINH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG ra H2S Có thể do có sản phẩm thối rữa hay do các VSV phù du phát triển trong nước • Vị: Nước dùng để uống có vị “ngon” đặc biệt Tất nhiên ở đây có sai lệch do cảm giác chủ quan của từng... vệ sinh về thực khuẩn thể Như đã biết, thực khuẩn thể (phage) sống kí sinh vào vi khuẩn Khi vắng mặt vi khuẩn tương ứng của thực khuẩn thể thì thực khuẩn thể vẫn tồn tại được khá lâu trong nước Chúng chỉ chết khi không nhận được thức ăn mà thôi VÌ vậy, nếu phát hiện thực khuẩn thể (ứng với loại sinh vật gây bệnh nào) trong nước thì chắc chắn có vi sinh vật đã hay đang tồn tại Ý nghĩa chỉ tiêu vệ sinh. .. trong nước, trái cây, thức ăn tươi sống Trong nước thải sinh hoạt và do đó, nước sông hồ bị nhiễm bẩn bởi nước thải nên cũng chứa nhiều loại giun như giun đũa, giun kim…Giun đũa có màu trắng, dài 15 cm Trong ruột người, động vật chứa nhiều loại trứng giun, có khoảng 245 ngàn trứng giun do 1 người thải ra trong 1 ngày đêm Trứng giun này theo phân ra môi trường bên ngoài – lẩn vào trong nước, đất, trái cây,... Nitrate: đó là muối của axit nitric, chứa nhiều trong nước mặt và nước ngầm Có nitrat trong nước chứng tỏ có các muối hoà tan và chứng tỏ có các quá trình khoáng hoá chất hữu cơ bẩn diển ra Nitrat quá nhiều trong nước uống (trên 10mg/l) gây nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh 2-3 tháng, vì nó gây ra bệnh thiếu máu methemoglobine Những chất hữu cơ: trong nước thiên nhiên, theo nguồn nước, những tạp chất hữu cơ có... về trạng thái vệ sinh địa hình Nội dung công việc bao gồm: Nghiên cứu bản đồ địa lý, địa chất khu vực xung quanh nguồn nước Ở đây ta sẽ xác định được những hồ, nháng sông chảy tới bổ cập, những vùng dân cư, công nghiệp có khả năng gây nhiễm bẩn nguồn nước….Và mặt cắt địa chất, tính chất của hai bờ, đáy sông, đáy hồ Quan sát nguồn cấp nước các điểm gây nhiễm bẩn nguồn nước Nước thải sinh hoạt, công nghiệp,... iod và fluor) Như vậy sự có mặt của những ion đó làm cho nước có cảm giác hợp khẩu vị là chính Ngoài ra nếu người ta uống nước cất thì sẽ làm cho giác mạc bị mất muối và sẽ gây hiện tượng trương nguyên sinh của tế bào Đặc biệt, đối với iod và fluor thì rất cần đối với cơ thể người Iod cần thiết cho sự hoạt động bình thường của tuyến giáp – họng con người (mổi ngày con người cần 300µg iod) Nếu thiếu tuyến . TLGD VI HÓA SINH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 4 VI SINH VẬT TRONG KHÔNG KHÍ Không khí mà con người chúng ta thở hàng ngày là một môi trường không khí vô trùng. Tuy nhiên may sao môi trường. khí ngoài hiện trường Biên soạn: Ths Nguyễn Trần Thiện Khánh 69 TLGD VI HÓA SINH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 5 VI SINH VẬT GÂY BỆNH VÀ CÁC CHỈ TIÊU VỆ SINH 1. NHỮNG VI SINH VẬT GÂY. vào số lượng vi sinh vật ban đầu xâm nhập vào, điều ki ện môi trường, biện pháp tiêm chủng phòng bệnh,… Biên soạn: Ths Nguyễn Trần Thiện Khánh 70 TLGD VI HÓA SINH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Những

Ngày đăng: 26/07/2014, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w