1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TẢN ĐÀ – KIỂU NHÀ THƠ GIAO THỜI_2 pdf

7 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 166,58 KB

Nội dung

TẢN ĐÀ – KIỂU NHÀ THƠ GIAO THỜI Thêm nữa, ngay từ bài tản văn đầu tiên của mình in trên Đông dương tạp chí, Tản Đà đã được tán thưởng đặc biệt đến mức ông chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh - với t

Trang 1

TẢN ĐÀ – KIỂU NHÀ THƠ GIAO THỜI

Thêm nữa, ngay từ bài tản văn đầu tiên của mình in trên Đông dương tạp chí, Tản Đà đã được tán thưởng đặc biệt đến mức ông chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh - với tất cả sự nhạy bén về thị trường của một nhà báo chuyên nghiệp - đã phải mở và dành riêng một mục cho Nguyễn Khắc Hiếu lấy tên là Một lối văn Nôm Một loạt những bài tản văn tiếp theo như: Cái chứa trong bụng người, Giá ngày, Giá người, Giải sầu đưa lại cho

Nguyễn Khắc Hiếu một địa vị danh tiếng trong văn đàn Những nguyên

cớ trên lý giải vì sao Tản Đà đã mạnh dạn để đến với văn học chuyên nghiệp một cách quyết liệt và triệt để đến thế - một lựa chọn mà ngay cả những nhà văn ở giai đoạn 1932-1945 sau này không phải ai cũng có được

Thực tế này đã đem lại những nét thật sự mới mẻ trong quan niệm về văn học của Tản Đà Ngay từ năm 1916, trong lời đề tựa cho tập Khối tình con thứ nhất, người ta đã bắt gặp một chân dung và một tuyên ngôn cho sự tồn tại của một loại hình nhà văn mà rồi đây sẽ chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống văn học:

Còn non còn nước còn trăng gió

Còn có thơ ca bán phố phường

Trang 2

Trong quan niệm truyền thống, văn học là một thứ quà tặng để thù tạc Điều này giải thích vì sao trong văn học trung đại bất chấp một khối lượng lớn những tác phẩm được sáng tác thì trong đời sống vẫn không

có khái niệm thi sĩ, khái niệm nhà văn Người ta gọi Nguyễn Trãi,

Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến theo phẩm hàm, học

vị Những danh hiệu đó dường như tôn quý hơn và cũng rộng lớn hơn danh hiệu thi sĩ Làm thơ không phải là một nghề, nó là một phần (được

đề cao nhưng không bắt buộc phải có) trong hoạt động sống của một ông quan, của một nhà khoa bảng Trong sự đối sánh ấy, cái tuyên ngôn về

“thơ ca bán phố phường” của Tản Đà là một sự khai sinh cho một danh phận mới: nhà văn chuyên nghiệp, cũng đồng thời nó đem đến cho văn học một thuộc tính mới: thuộc tính hàng hóa Từ quan niệm mới mẻ về văn học này, Tản Đà sẽ tổng kết cuộc đời mình với tư cách của một

người: Khi làm chủ báo lúc viết mướn (Tiễn ông Công lên chầu trời) Chỉ từ Tản Đà người ta mới bắt gặp những trải nghiệm thật mới mẻ của một người viết văn với những điều kiện khắc nghiệt của thị trường: Bao nhiêu củi nước mới thành văn/Được bán văn ra chết mấy lần/Ông chủ nhà in in đã đắt/Lại ông hàng sách mấy mươi phân (Lo văn ế)

Với những mới mẻ trong cách thế hành nghề cũng như trong tầng sâu quan niệm văn học như trên Tản Đà xứng đáng được xem là người tiên phong trên con đường vận động từ lối viết văn làm thơ của nhà Nho

Trang 3

sang lối viết văn làm thơ của một nhà văn chuyên nghiệp

2 Tuy nhiên con đường trở thành nhà văn chuyên nghiệp của Tản Đà

càng về sau càng trở nên quanh co và chung cuộc trở thành dang dở

2.1 Nhà văn chuyên nghiệp và văn chương trở thành hàng hóa - những

quan niệm mới mẻ này kéo theo nó một loạt những hệ quả mà quan trọng nhất là tác động của người đọc đến sáng tác của nhà văn Tự nhìn nhận mình với chức phận: đem “thơ ca bán phố phường” một cách tự nhiên những nhu cầu, thị hiếu của tầng lớp thị dân đã có những tác động không nhỏ đến thực tế sáng tác của Tản Đà Những tác phẩm xoay

quanh đề tài du ký, những câu chuyện tình ái với hình bóng của các giai nhân trong hầu hết những sáng tác của ông cũng như những sầu muộn vẩn vơ trong các tập Khối tình con - một phần là xuất phát từ cá tính sáng tạo của Tản Đà nhưng mặt khác cũng có sự gợi ý và kích thích từ phía môi trường của độc giả những thập kỷ hai mươi trong môi trường

đô thị Dễ dàng nhìn thấy những tương đồng (ở những mức độ đậm nhạt khác nhau) trong các đề tài và mô- tip nghệ thuật nói trên giữa Tản Đà

và một loạt những cây bút đương thời như: Nguyễn Bá Trác, Đoàn Như Khuê, Phạm Quỳnh và muộn hơn một chút là Đông Hồ, Tương Phố, Hoàng Ngọc Phách Những tương đồng này cho thấy rất rõ đằng sau những sáng tác văn học là những nhu cầu và thị hiếu mới của thời đại

mà những người cầm bút một khi đã đi vào con đường một nhà văn

Trang 4

chuyên nghiệp ít nhiều đều chịu sự tác động và định hướng của chúng

2.2 Tuy nhiên, người ta còn bắt gặp một cách hệ thống những quan niệm

văn học của nhà Nho truyền thống - đóng vai trò như một khung khổ định trước trong tư duy về văn học của Tản Đà

Tản Đà là người tự tín và thành thật Ông tự khen thơ mình nhiều lần và

tỏ ra đặc biệt tự hào về thi tài của mình Nhưng còn có một niềm tự hào khác - cũng là một chức phận mà Tản Đà rất mực đề cao, xem đó như mục đích tối thượng cho hoạt động sáng tác của mình: truyền bá thiên lương cho nhân loại (Hầu trời) Chức phận này Tản Đà suốt đời chẳng bao giờ nguôi quên: Hai chữ “thiên lương” thằng Hiếu nhớ/Dám mong không phụ Trời trông mong (Tiễn ông Công lên chầu Trời) Quan điểm đem văn chương phục vụ cho nhiệm vụ truyền bá thiên lương này, một lần khác, được Tản Đà trình bày một cách khúc chiết và có lập luận chặt chẽ hơn qua lời của Chu Kiều Oanh: “Văn chương có trọng giá, không phải là một sự đùa vui trong ý thú, không phải là một sự đua vui trong phẩm bình, mà phải có bóng mây hơi nước đến dân xã Sao cho nhân tâm, phong tục được thuần chính, dân trí tư tưởng được khai minh, là chức trách của ngòi bút đại văn gia” Với cách hiểu này văn chương được đề cao rất mực nhưng cái làm nên giá trị của văn chương không phải ở tự thân văn chương mà ở chức năng giáo huấn, ở khả năng khai minh, chính tâm cho xã hội - một sự tái hiện trọn vẹn cho mệnh đề “văn

Trang 5

dĩ tải đạo” quen thuộc của Nho gia

Giai đoạn giao thời là sự đan xen của hai hệ thống thể loại cũ - mới Bên cạnh văn - thơ - phú - lục của truyền thống còn là những thể loại mới có nguồn gốc từ phương Tây: truyện ngắn, tiểu thuyết Vấn đề không chỉ

là sự phức tạp trong hệ thống thể loại, cơ bản hơn, còn là sự phức tạp trong cách thức phân loại Trong bài báo Chữ Nho với chữ Quốc ngữ (1918), Phạm Quỳnh đề xuất quan điểm: “Văn có nhiều lối đã đành, mà văn cũng có nhiều hạng” Nhiều lối là sự khác biệt về thể loại, phong cách Nhiều hạng lại là sự phân biệt về tôn ty: cao - thấp, trên - dưới, khinh - trọng Phân chia các thể loại theo cả hai tiêu chí: nhiều lối và nhiều hạng cũng là đặc điểm nổi bật trong quan niệm thể loại của Tản

Đà mà tiêu biểu nhất là trong bài Hầu Trời (1921):

Đọc hết văn vần sang văn xuôi

Hết văn thuyết lý lại văn chơi

Hai quyển Khối tình văn thuyết lý

Thần tiên, Giấc mộng văn tiểu thuyết

Đài gương, Lên sáu văn vị đời

Trong một loạt những cách gọi tên trên thấy có sự phân loại theo lối: văn vần và văn xuôi nhưng sự đối lập giữa văn thuyết lý và văn chơi, văn vị

Trang 6

đời và văn chơi là phân loại theo thứ hạng Mặc dù thành danh với Giấc mộng con nhưng trong quan niệm của mình Tản Đà không xem trọng tiểu thuyết như tản văn Sau này khi giới thiệu Giấc mộng lớn, Tản Đà cũng giữ quan điểm này: “chẳng qua là một cuốn văn chơi (TVT nhấn mạnh), tưởng cũng không quan hệ đến những lời phẩm bình của các bậc đại nhã cao nhân vậy” Văn vị đời - có bóng mây hơi nước đến dân xã - mới là thể loại mà Tản Đà xem trọng Ông khẳng định: “Văn chương mà không được như các văn Lư Thoa, Lương Khải Siêu thời sự nghiệp có đáng giá là mấy” Đặt tâm tư học lực của mình vào tản văn chính là một

kỳ vọng của Tản Đà vào một sự nghiệp văn chương của Khang, Lương,

Lư Thoa - những hình mẫu cho hạng văn vị đời của ông

Với những quan niệm về tính chất và thể loại văn học như trên dễ hiểu là

vì sao từ 1926 trở đi Tản Đà bỏ hẳn những sáng tác thuộc hệ thống thể loại văn chơi để chuyển sang viết báo tuyên truyền cho thuyết thiên

lương, kỳ vọng vào một sự nghiệp văn chương giáo hóa, chính nhân tâm, thuần phong tục Oái oăm thay, lựa chọn này đã khiến ông xa rời quỹ đạo của một nhà văn chuyên nghiệp để trở về với kiểu văn học nhà Nho truyền thống Áp lực từ phía thị hiếu của độc giả bị thay thế bởi những hành xử quen thuộc trong sáng tác văn học truyền thống Sự “lại giống” này (chữ dùng của GS Trần Đình Hượu), như thực tế cho thấy, chẳng những khiến Tản Đà đánh mất độc giả mà, cơ bản hơn, nó đồng thời làm mất đi nhu cầu và khả năng (vốn dĩ rất dồi dào) tìm tòi đổi mới

Trang 7

văn học theo hướng hiện đại trong những sáng tác ở giai đoạn trước đó của ông Là một trong những đại diện đầu tiên ở vào thời điểm phôi thai của nền văn học mới cùng với không ít những hăm hở “phá cách vứt điệu luật” nhưng hấp lực từ quan niệm văn học truyền thống đã khiến Tản Đà càng đi càng trở nên bối rối, chậm bước để rồi trở lại với điểm xuất phát ban đầu Quả thực, không phải cứ có một quan niệm mới là có ngay những tác phẩm có giá trị nhưng nếu không được định hướng từ một quan niệm văn học thực sự mới mẻ thì ngay cả với một tài năng cỡ Tản Đà cũng khó có được khả năng và một xung lực cần thiết cho những cách tân nghệ thuật đích thực

Ngày đăng: 26/07/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w