1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

noi ve tan da mot nha va ntieu bieu

2 134 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 32,5 KB

Nội dung

Nói về thi sĩ Tản Đà - nét gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại – thật khó liệt kê hết những giai thoại, những sự kiện đã xảy ra trong quãng đời 51 năm bôn ba giữa đời với nhiều, thật nhiều những tâm tư tình cảm của một con người luôn tự xem mình còn mắc nợ với non sông. Cùng với độ lùi thời gian, sự quan tâm tới Tản Đà càng lúc càng mang màu sắc của sự quan tâm tới một tác giả văn học chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Vậy nên, nếu chúng ta cần biết về một Tản Đà hiện diện sống động, bằng những hành trạng cụ thể trong cuộc đời chứ không phải qua tác phẩm hay qua những bản văn nghiên cứu về ông, ta sẽ phải tìm ở đâu ? Có hai nguồn : thứ nhất, là cuốn "Giấc mộng lớn" - một dạng tự thuật không đầy đủ của chính Tản Đà, và thứ hai, là sự ghi nhận về ông của những người cùng thời với ông. Để tiến tới một bức chân dung thống nhất về con người – tài năng thi sĩ Tản Đà, cũng khá cần xem xét qua nhiều chiều, nhiều việc và bằng con mắt của nhiều bạn văn chương, độc giả, bằng hữu, người thân thiết… với thi sĩ thì trong khuôn khổ bài viết chẳng qua muốn tổng quát về một góc nhìn nhỏ nhoi, bằng nhìn nhận về Tản Đà qua ký ức các thi sĩ, văn nhân cùng thời với ông. Nước Việt Nam trong những năm sau Thế chiến thứ nhất và thập niên 20 tuy không được xem như thời kỳ phục hồi một nền kinh tế - chính trị đã tan hoang từ những cuộc xung đột giữa nhân dân – sĩ phu yêu nước với thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai, lại nhất là cuộc chiến tranh thế giới vừa diễn ra đã khiến không ít sinh mạng người nam nhi nước Việt phải đi làm bia đỡ đạn cho nhà cầm quyền mà chết oan uổng, vậy nhưng đây được xem là giai đoạn đánh dấu bước phát triển căn bản của xã hội Việt Nam chuyển từ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa, với sự hình thành các giai tầng trong xã hội, sự xuất hiện nhiều nhân tố mới, kéo theo sự đổ vỡ của bao truyền thống đã quá lỗi thời hoặc do không đủ tự vệ mà cuốn theo. Chế độ khoa cử đã lùi hẳn vào dĩ vãng, nhường chỗ cho nền tân học lấy bằng cấp làm chuẩn mực học vấn, công danh sự nghiệp. Vì lẽ đó, một lớp các nhà nho vốn quen thuộc với văn chương chữ nghĩa kiểu Tàu, lấy tư tưởng Nho gia làm đầu dần dần bị dồn lại phía sau, không đuổi kịp được một xã hội đang ngày càng bon chen, thủ đoạn hơn. Xã hội hiện đại đã khiến các nhà nho chết dần chết mòn về tinh thần, họ ngày càng sa vào bế tắc, chỉ biết chìm đắm trong bể hoan lạc mộng mị siêu nhiên, ảo giác. Bởi thế, đối với họ, rượu và thơ, trăng và hoa là bầu là bạn, là cốt cách tinh thần. Vẫn biết những kẻ “bị giời đày vì tội ngông” nào có sung sướng gì cho cam phận, song một tất yếu họ vẫn xã hội mới khinh rẻ tới mức không tìm đâu ra đất sống, những đứa con tinh thần của họ chẳng qua là thứ “rẻ như bèo”, “nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng”. Bi kịch nhà nho mạt thời thuở ấy chẳng hiếm, mà hậu thế chỉ có thể nhìn nhận họ bằng con mắt cảm thông, song đương thời đã có mấy ai hiểu thấu để biết cách đánh giá về hiện trạng những nhân vật ấy như chính các bạn văn chương hay chưa ? Tản Đà – tiên ông giữa đời, kẻ lữ khách nơi trần thế, người chủ súy văn đàn Bắc Kỳ những năm 20 thế kỷ XX – đã hiện lên từ ký ức các bạn bè cùng giới văn chương cùng thời ra sao ? Vậy có đôi điều trần thuật… Sinh ngày 25 tháng 5 năm 1889 (20 tháng 4 năm Kỷ Sửu, Thành Thái nguyên niên) trong một gia đình dòng dõi quyền quý - cựu thần triều Lê, tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội), nguyên quán ở làng Lủ (tức Kim Lũ) huyện Thanh Trì - Hà Nội, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng trên văn đàn, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tác. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực, vừa là nhà thơ, nhà báo lại vừa là nhà văn, nhà viết kịch, rồi dịch giả ; làm thơ trước rồi làm văn sau, lại thêm nghề báo nữa. Đi khắp miền đất nước, ông để lại khá nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút Hữu Thanh tạp chí, An Nam tạp chí. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam và là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại", “ngọn lửa cuối cùng của ý thức hệ phong kiến Việt Nam”, “Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đang sắp sửa” (Hoài Thanh - Hoài Chân, “Thi nhân Việt Nam”). Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn được đánh giá cao trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất. Con người Tản Đà tài hoa là thế, cũng không hẳn một phần tự bẩm sinh mà cũng do cốt cách phong lưu tài tử có phần chán nản, bất mãn với đời cùng quyện hòa trong một tâm hồn nhiều suy tưởng, lại đã bôn ba khắp các miền đất dầu xa xôi nhất ở cả Bắc, Trung, Nam, đã từng yêu say đắm, cũng từng buồn khổ cùng cực, có khi không cam tâm thói đời tù túng chật hẹp mà muốn làm cánh chim trời vùng vẫy, lên tiên với chị Hằng Nga, nàng Chiêu Quân ; đi nhiều, hiểu nhiều, cám cảnh cũng nhiều, trong hồi ức bạn bè xa gần, Tản Đà thực như tiên ông giữa trần thế. . thứ nhất và thập niên 20 tuy không được xem như thời kỳ phục hồi một nền kinh tế - chính trị đã tan hoang từ những cuộc xung đột giữa nhân dân – sĩ phu yêu nước với thực dân Pháp cùng bè lũ tay. cử đã lùi hẳn vào dĩ vãng, nhường chỗ cho nền tân học lấy bằng cấp làm chuẩn mực học vấn, công danh sự nghiệp. Vì lẽ đó, một lớp các nhà nho vốn quen thuộc với văn chương chữ nghĩa kiểu Tàu,

Ngày đăng: 26/06/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w