Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
0,95 MB
Nội dung
DA I. Đại cương Da là hệ thống che phủ mặt ngoài cơ thể, ở người lớn có diện tích đạt 1.5- 2m 2 . Hệ thống da bao gồm: da và các phần phụ thuộc như tuyến mồ hôi, tuyến bả, lông và móng Hình .1: Ảnh vi thể da Da có nhiều chức năng quan trọng như: 1. Chức năng bảo vệ 2. Chức năng xúc giác 3. Chức năng điều hoà thân nhiệt 4. Chức năng bài tiết 5. Chức năng chuyển hoá 6. Chức năng dự trữ máu Sơ đồ cấu tạo da Da có chiều dầy trung bình 0.5-5mm và được cấu tạo từ 3 lớp: biểu bì, chân bì và hạ bì. Da có thể được chia thành da dầy như da bàn tay, lòng bàn chân, ngón chân, ngón tay có đặc điểm nhú chân bì đội biểu bì để thành mào và rãnh biểu bì tức tạo nếp vân da; biểu bì rất dầy do các lớp phát triển đặc biệt lớp sừng; Có nhiều tuyến mồ hôi nhỏ nằm ở chân bì, chế tiết kiểu toàn vẹn và các chất tiết không đổ vào chân lông; Không có lông và tuyến bả. Ngược lại da mỏng bao phủ tất cả các phần còn lại và có các đặc điểm như: Không tạo vân da; Các lớp gai, hạt, sừng ít phát triển, chân bì và hạ bì có thể phát triển; Tuyến mồ hôi toàn vẹn ít; Có lông và tuyến bả. II. Biểu bì Hình .2: Sơ đồ biểu bì da (A: Các tế bào đã mất nhân; B: Các tế bào còn nhân) Là biểu mô lát tầng sừng hoá, ngăn cách với chân bì bởi màng đáy. Cấu tạo biểu bì từ trong ra ngoài bao gồm: lớp sinh sản(hay còn gọi lớp đáy), lớp gai, lớp hạt, lớp bóng và lớp sừng. Biểu bì có các loại tế bào như: tế bào sừng, tế bào sắc tố, tế bào Langerhans và tế bào Merkel. 1. Tế bào sừng: là tế bào chính của biểu bì chúng sinh sản và biến đổi khi đẩy dần lên bề mặt. Ở da dày các tế bào sừng từ lớp đáy di chuyển đến bề mặt mất khoảng 10-30 ngày Ở lớp đáy, có khoảng 10% tế bào đầu dòng nên có nhiều khả năng sinh sản. Tế bào lớp đáy có dạng hình khối vuông, đa diện hoạc trụ thấp. Trong bào tương có nhiều siêu sợi trung gian tiền sừng hay còn gọi là tơ trương lực. Các tế bào đáy liên kết với nhau nhờ thể liên kết hay thể bán liên kết. Ở lớp gai, gồm 3-15 hàng tế bào hình đa diện có nhân lớn nằm ở giữa. Giữa các tế bào có một khoảng gian bào hẹp, các tế bào lân cận liên kết bằng thể liên kết có dạng gai. Càng lên trên tơ trương lực càng nhiều, nhân mất dần. Ở ớp hạt, có 2-5 hàng tế bào biến đổi thành dạng hình thoi, bào tương chứa nhiều hạt ưa base gọi là hạt keratohyalin. Các hạt keratohyalin nằm trên các tơ trương lực. Chức của các hạt là tham gia tạo chất gian bào, bảo vệ không cho chất lạ xâm nhập sâu vào da. Lớp bóng, là lớp mỏng sáng màu đồng nhất, tế bào bị nén dẹt, tơ trương lực và hạt keratohyalin kết hợp tạo chất eleidin. Lớp sừng, có khoảng 15-20 vẩy sừng nén lại. Các vẩy sừng trên cùng lần lượt bong khỏi biểu bì. 2. Tế bào sắc tố (Melanocyte) Là những tế bào khá lớn, có thân nằm ở lớp sinh sản, bào tương vươn lên lớp gai. Tế bào sắc tố không có tơ trương lực, khô có thể sắc tố, bào tương chứa nhiều thể melanine. Khả năng tổng hợp melanine của tế bào sắc tố phụ thuộc vào khả năng tổng hợp men tyrosinase. Điều hoà chế tiết melanine tùy thuộc yếu tố di truyền, hormon MSH, ACTH…, thần kinh và yếu tố môi trường. 3. Tế bào Langerhans Có mặt trong biểu bì số lượng ít, phân bố trong lớp sinh sản và lớp gai. Tế bào Langerhans không có thể liên kết, không có tơ trương lực, bào tương có hạt đặc hiệu Birbeck và lysozom, có các nhánh bào tương nên khó phân biệt với tế bào sắc tố dưới KHV quang học thông thường. Tế bào Langerhans đảm nhiệm vai trò miễn dịch tại chỗ ở da, khởi động các phản ứng quá mẫn chậm tại da. 4. Tế bào Merkel Sơ đồ phức hợp tế bào Merkel Khu trú chủ yếu trong lớp sinh sản và một số ít trong lớp gai. Đó là những tế bào có nguồn gốc biểu bì nhưng biệt hoá theo hướng nhận cảm giác. Xung quanh tế bào Merkel là các tận cùng thần kinh tạo phức hợp Merkel xúc giác. Chân bì Cấu tạo từ hai lớp chân bì và lớp lưới Lớp nhú chân bì là mô liên kết thưa đội biểu bì lên tạo thành các nhú, mỏng hơn lớp lưới. Lưới mao mạch rất phát triển và tiến sát đến ranh giới chân bì - biểu bì để nuôi dưỡng biểu bì. Các tế bào chủ yếu là tế bào sợi, các sợi tạo keo, sợi chun ít hơn. Vùng sát màng đáy có nhiều sợi lưới mảnh và ngắn. Lớp lưới, mô liên kết dày, các tế bào và sợi liên kết xếp không theo hướng nhất định, mao mạch ít nhưng có nhiều mạch máu lớn hơn. Lớp lưới làm cho da bền và chắc. Hạ bì Còn gọi là lớp mỡ dưới da. Hạ bì lớp mô liên kết gồm nhiều tiểu thuỳ mỡ, giũa có các bó sợi tạo keo với các tế bào sợi bị ép trong các bó sợi đó Hạ bì có tác dụng giảm nhẹ các tác động cơ học lên da, gắn da với các bộ phận khác của cơ thể và hạn chế sự thải nhiệt. Tuần hoàn ở da Các nhánh động mạch dưới da tiến lên lớp hạ bì và chân bì hình thành 3 đám rối mạch máu: Đám rối sâu gọi là đám rối mạch dưới da Đám rối giữa nằm ranh giới hạ bì và chân bì Sơ đồ Đám rối mạch máu ở da Đám rối nông gọi là đám rối mạch dưới nhú chân bì. Lưới mao mạch này cùng với tiểu tĩnh mạch đóng vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt. Động mạch và tĩnh mạch có đường đi song song với nhau và có các điểm nối động - tĩnh mạch trong các đám rối mạch. Cùng với mạch máu, phân phối thần kinh ở da cũng rất phong phú, các tận cùng thần kinh tại đây tạo thành những thụ thể cảm giác. Ở da thụ thể cảm giác gồm có: a.Các thụ thể cơ học, cảm nhận những thay đổi về sự va chạm, kéo căng; b.thụ thể nhiệt cảm nhận thay đổi nhiệt độ; c.Thụ thể đau cảm nhận sự đau hoặc ngứa. Về mặt cấu tạo có thể phân chi làm hai loại chính: 1. Các tận cùng thần kinh trần như các nhánh tận cùng thần kinh trần trong biểu bì và phức hợp Merkel. Các cấu trúc này đảm nhận những thay đổi nhiệt độ, cơ học và đau; 2. Các tiểu thể thần kinh có bao như tiểu thể Meissner, tiểu thể Pacini, tiểu thể Ruffini, tiểu thể Krause. Tuy nhiên, những thụ thể có cấu trúc khác nhau có thể đảm nhận cùng một chúc năng. Tuyến ở da Các tuyến của da có vai trò quan trọng trong điều hòa nhiệt độ, bảo vệ da khỏi sang thương, chống thấm nước và khí ẩm, bài tiết một số chất thải. Tuyến mồi hôi Là những tuyến ngoại tiết nhỏ có cấu tạo kiểu ống cong queo nằm ở hạ bì, chân bì và biểu bì. Tuyến mồi hôi bao gồm: tiểu cầu mồ hôi, ống bài xuất và đường mồ hôi Tiểu cầu mồ hôi là phần khởi đầu của tuyến ống cuộn thành khối nhỏ nằm ở lớp sâu của chân bì hoặc hạ bì. Đây là phần chế tiết mồ hôi. Thành ống được cấu tạo bằng những tế bào chế tiết vuông đơn có màng đáy bọc ngoài. Giữa màng đáy và lớp tế bào chế tiết có những tế bào cơ biểu mô. Tế bào chế tiết có hai loại: a. Tế bào tối, ưa base có kích thước tương đối nhỏ, chế tiết các đại phân tử hữu cơ; b. Tế bào sáng, ưa acid lớn hơn và có nhiều glycogen trong bào tương, chế tiết nước và các ion kim loại. Ống bài xuất có đường kính nhỏ hơn ống chế tiết của tiểu cầu mồ hôi, nối tiết theo tiểu cầu mồ hôi và chạy dọc suốt chân bì đến biểu bì. Thành của ống có hai hàng tế bào bắt màu base đậm hơn so với phần chế tiết, hoạt động chế tiết của ống bài xuất không đáng kể. Đường mồ hôi là phần ống cong queo theo kiểu xoắn ốc chạy trong biểu bì. Đường mồ hôi không có thành riêng, nó len giữa đám tế bào sừng và đổ trên mặt da. . DA I. Đại cương Da là hệ thống che phủ mặt ngoài cơ thể, ở người lớn có diện tích đạt 1.5- 2m 2 . Hệ thống. Tế bào chế tiết có hai loại: a. Tế bào tối, ưa base có kích thước tương đối nhỏ, chế tiết các đại phân tử hữu cơ; b. Tế bào sáng, ưa acid lớn hơn và có nhiều glycogen trong bào tương, chế tiết