1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ỐNG TIÊU HÓA pptx

15 2,9K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 754,74 KB

Nội dung

Ống tiêu hóa chính thức có thành được cấu tạo bởi 4 tầng tính từ trong ra ngoài gồm có: Tầng niêm mạc, Tầng dưới niêm mạc, Tầng cơ và Tầng thanh mạc hoặc vỏ ngoài.. Lớp biểu mô: - Thay

Trang 1

ỐNG TIÊU HÓA

I ĐẠI CƯƠNG:

chính thức bao gồm Thực quản, Dạ dày, Ruột non, Ruột già và Hậu môn

- Mỗi đoạn của ống tiêu hóa có độ dài, kích thước và chức năng khác nhau Tuy vậy, các tầng và trật tự sắp xếp của các lớp trong mỗi tầng tạo nên thành của ống tiêu hóa lại rất giống nhau Ống tiêu hóa chính thức có thành được cấu tạo bởi 4 tầng tính từ trong ra ngoài gồm có: Tầng niêm mạc, Tầng dưới niêm mạc, Tầng cơ và Tầng thanh mạc hoặc vỏ ngoài

riêng Ngoại trừ thực quản, các đoạn còn lại của ống tiêu hóa chính thức có chức năng tiêu hóa thực phẩm ăn vào, hấp thu sản phẩm cuối cùng của sự tiêu hóa và chất dịch đưa từ ngoài vào cũng như do hệ thống tiêu hóa tiết ra

Trang 2

II TẦNG NIÊM MẠC:

- Cấu tạo gồm 3 lớp từ trong ra ngoài là: lớp biểu mô, lớp đệm và lớp cơ niêm

1 Lớp biểu mô:

- Thay đổi theo chức năng của từng đoạn ống tiêu hóa chính thức :

của ruột non và ruột già

- Biểu mô có chức năng chủ yếu là chế tiết như biểu mô trụ đơn tiết nhầy của dạ dày

theo mỗi đoạn

Trang 3

2 Lớp đệm:

thần kinh Nhờ có lưới mao mạch và bạch huyết rất phong phú nên quá trình hấp thu

thức ăn đã tiêu hóa rất hiệu quả Lớp đệm còn có các cấu trúc khác như Nang limphô

và Tuyến

nơi sản xuất ra các kháng thể mà chủ yếu là IgA Các tế bào limphô trong các nang limphô có thể vượt qua màng đáy và biểu mô để vào trong lòng của ống tiêu hóa

- Lớp đệm của các đoạn ống tiêu hóa cũng là nơi có nhiều cấu trúc tuyến Các tuyến được tạo thành là do lớp biểu mô cắm sâu xuống lớp đệm Phần lớn là các tuyến chế tiết chất nhầy có tác dụng bôi trơn và bảo vệ lớp biểu mô; một số tuyến khác chế tiết enzym, hormones, … nhằm giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn

3 Lớp cơ niêm:

- Là lớp ngăn cách tầng niêm mạc và tầng dưới niêm mạc Phần lớn cơ niêm của ống tiêu hóa có bản chất là cơ trơn Lớp cơ niêm sắp xếp thành 2 lớp mỏng như sau: lớp trong xếp theo hướng vòng quanh ống tiêu hóa hoặc đôi khi hơi chéo, trong khi lớp ngoài thì xếp theo chiều dọc của ống tiêu hóa

Trang 4

- Sự co duỗi của các tế bào cơ trơn thuộc lớp cơ niêm có tác dụng tạo ra sự vận động của tầng niêm mạc và đặc biệt là giúp cho các tuyến ở lớp đệm bài xuất chất tiết ra bề mặt của biểu mô

của thực quản; ngoài ra cơ niêm có thể tạo thành một lớp cơ liên tục hoặc không liên tục

III TẦNG DƯỚI NIÊM MẠC:

- Là lớp trung gian gắn kết tầng niêm mạc với tầng cơ Tầng dưới niêm mạc được

cấu tạo bởi mô liên kết đặc có nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và đám rối thần

kinh dưới niêm (Meissner)

cùng được tạo thành là do biểu mô cùa tầng niêm mạc cắm sâu xuống do đó các tuyến này thông thương với biểu mô của tầng niêm mạc và đổ chất tiết lên bề mặt

Trang 5

IV TẦNG CƠ:

- Hầu hết các đoạn của ống tiêu hóa có hai lớp cơ trơn khá dày: cơ vòng ở lớp trong

và cơ dọc ở lớp ngoài Thực quản và trực tràng –hậu môn có một phần tầng cơ là cơ vân

- Giữa hai lớp cơ vòng và dọc có mô liên kết chứa nhiều sợi thần kinh và tế bào thần

kinh tạo nên đám rối thần kinh Auerbach

- Khi các tế bào cơ trơn của tầng cơ này co duỗi sẽ tạo ra nhu động của ống tiêu hóa

có tác dụng nhào trộn và đẩy thức ăn xuống phía dưới Nhu động tiêu hóa phụ thuộc vào các sợi thần kinh của hệ giao cảm và hệ đối giao cảm của hệ thống ngoại tại (extrinsic system) xuất phát từ đám rối vùng bụng và hệ thống nội tại (intrinsic innervation) ở đám rối thần kinh Auerbach

V ĐẶC ĐIỂM RIÊNG CỦA TỪNG ĐOẠN:

1 Thực quản:

- Tầng niêm mạc: lớp cơ niêm dày hơn lớp cơ niêm của các đoạn khác Phần cao

nhất và phần thấp nhất có chứa một số tuyến tiết nhầy gọi là tuyến thực quản và tuyến tâm vị

Trang 6

- Tầng dưới niêm mạc: chứa tuyến ống phân nhánh tiết nhầy dọc theo chiều dài của

thực quản

- Vỏ ngoài chỉ là màng liên kết mỏng Tầng này sẽ trở thành thanh mạc khi thực

quản nằm trong ổ bụng

2 Dạ dày:

- Dạ dày được chia thành 3 vùng có cấu trúc mô học khác nhau: tâm vị, môn vị và đáy vị Ba vùng này có các tuyến tương ứng

là tuyến tâm vị, tuyến thân vị và tuyến đáy

vị

chất ngoại trừ rượu một số loại nước, muối

và thuốc

- Tuyến tâm vị: nằm gần lỗ thực quản đổ vào dạ dày, các tuyến này phần lớn được

cấu tạo bởi tế bào tiết nhầy, một số tuyến đôi khi chứa tế bào thành

Trang 7

- Tuyến mơn vị: nằm ở thành mơn vị nơi thức ăn được đẩy qua để đổ vào tá tràng

Các tuyến cĩ hình ống phân nhánh cong queo, được cấu tạo từ những tế bào tiết nhầy

và tế bào thành, ngồi ra cịn cĩ tế bào G tiết Gastrin Gastrin là chất nội tiết được chế tiết vào máu và sau đĩ trở lại dạ dày kích thích tế bào thành chế tiết acide nhờ vào những thụ thể của Gastrin nằm trên màng tế bào thành

- Tuyến đáy vị: là tuyến

cĩ số lượng nhiều nhất trong số các tuyến của dạ dày Tuyến đáy vị phân bố dày đặc trong lớp đệm của vùng đáy vị và thân vị Tuyến đáy vị là tuyến ống đơn, thẳng, đơi khi cĩ phân nhánh Tuyến đáy vị được chia thành 3 phần: phễu tuyến, cổ tuyến và đáy tuyến

- Phần phễu tuyến (1) cĩ cấu tạo chủ yếu là biểu mơ trụ đơn tiết nhầy và tế bào

thành

Tuyến đáy vị: KHV quang học phần cổ

tuyến (bên trái) và hình minh hoạ cả phần

phễu (1), phần cổ (2) và phần đáy tuyến

(3)(bên phải)

Trang 8

- Phần cổ tuyến (2) tiếp nối với phần phễu tuyến nhưng thành phần tế bào ở đây

gồm: tế bào cổ tuyến tiết nhầy, tế bào thành và một số tế bào nội tiết đường ruột (APUD)

- Phần đáy tuyến (3) có thành phần tế bào gồm chủ yếu là tế bào chính, một số ít tế

bào thành và tế bào nội tiết đường ruột

- Tế bào chính là tế bào tập trung nhiều

nhất ở phần thấp của tuyến đáy vị Có cấu tạo điển hình của một tế bào chế tiết protein : lưới nội bào hạt rất phát triển ở phần bào tương phía dưới nhân tế bào trong khi phần bào tương ở cực đỉnh có chứa rất nhiều hạt chế tiết Các hạt chế tiết là tiền thân của enzym, gọi là pepsinogen Pepsinogen sẽ được chế tiết ra và sẽ chuyển thành enzym dưới sự tác động của môi trường pH axít trong dạ dày Pepsin là enzym có khả năng phân hủy protein

- Tế bào viền hay tế bào thành là những tế bào có kích thước lớn và phân bố hơi

lệch ra phía ngoài tuy vẫn tựa trên cùng màng đáy, nhân hình cầu đôi khi có 2 nhân, bào tương bắt màu axít mạnh và đồng nhất Tế bào thành lúc chế tiết có dạng hình tam giác với phần đỉnh hướng vào lòng tuyến Là tế bào chế tiết HCl và yếu tố nội tại Khi

Trang 9

khảo sát trong kính hiển vi điện tử, bào tương cực đỉnh và vùng quanh nhân hình thành rất nhiều tiểu quản nội bào (các tiểu quản này sẽ thông thương với lòng tuyến khi tế bào chế tiết), xung quanh các tiểu quản nội bào là các hệ thống ống-túi Bề mặt của các tiểu quản có nhiều vi nhung mao Ở trạng thái nghỉ, các hệ thống ống - túi rất phát triển, trong khi các tiểu quản nội bào và vi nhung mao rất ít Ngược lại, ở trạng thái hoạt động chế tiết, hệ thống ống-túi sẽ giảm dần, trong khi các tiểu quản nội bào và các

vi nhung mao lại rất phát triển Bào tương tế bào thành có ty thể rất phát triển, đây là

nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động chế tiết HCl và yếu tố nội tại

- Màng tế bào thành có các thụ thể (receptor) của các chất như Histamin (H2),

Acetylcholin và Gastrin Những chất này khi gắn vào các thụ thể đặc hiệu sẽ kích

thích tế bào thành chế tiết HCl

- Yếu tố nội tại do tế bào thành tiết ra là một loại glycoprotein có chúc năng gắn kết với vitamin B12 giúp cho sự hấp thu Vitamin B12 ở hồi tràng

- Niêm mạc của dạ dày luôn luôn tồn tại đồng thời hai yếu tố đối lập nhau, đó là yếu

tố bảo vệ và yếu tố phá hủy Cơ chế bảo vệ nhờ vào tế bào biểu mô tuyến tiết nhầy, trong khi cơ chế phá hủy là do HCl và Pepsin được các tế bào thành và tế bào chính tiết ra Khi yếu tố phá hủy mạnh hơn yếu tố bảo vệ: HCl và Pepsin sẽ phá hủy biểu mô tuyến của dạ dày, thậm chí phá hủy tất cả các tầng của thành dạ dày gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm Ngày nay, người ta đã xác định được một loại vi trùng là

Trang 10

Helicobacter pylori nằm trong chất nhầy biểu mô dạ dày là nguyên nhân chính gây ra

sự mất cân bằng của hai yếu tố này

3 Ruột non

- Trên thiết đồ cắt ngang, thành ruột non có nhiều nếp gấp lớn nhô vào lòng ruột (có thể nhìn

thấy được bằng mắt trần) gọi là van ngang (vòng

tròn trong hình) Van ngang là cấu trúc được hình

thành do tầng dưới niêm mạc đẩy toàn bộ tầng niêm mạc hướng vào lòng ruột Van ngang có nhiều nhất

ở hỗng tràng và giảm dần ở hồi tràng, nhưng không

có ở tá tràng

mao ruột, đó là những cấu trúc được tạo thành

hóa

Trang 11

- Lớp đệm của nhung mao ruột tạo nên trục liên kết nhung mao Ngoài tính chất của

mô liên kết thưa, vùng này còn có nhiều bó cơ trơn xếp theo trục của nhung mao ruột

- Tế bào ruột chiếm đa số trong lớp biểu mô, còn được gọi là tế bào mâm khía vì cực ngọn tế bào có rất nhiều vi nhung mao giúp tế bào tăng diện tích hấp thu Tế bào ruột còn có chức năng tổng hợp và chế tiết men tiêu hóa như dipeptidase Chính vì vậy nhiều tác giả cho rằng khi gọi là tế bào hấp thu thì không nêu đủ chức năng mà đúng hơn là tế bào ruột

- Tế bào đài là những tế bào hình trụ có chức năng tiết nhầy, nằm chen giữa các tế bào ruột Số lượng tế bào đài tăng dần từ tá tràng đến hồi tràng và có lượng nhiều nhất

là ở ruột già Chất nhầy do tế bào đài chế tiết là một loại glycoprotein có tác dụng bôi trơn và bào vệ niêm mạc ruột non

biểu mô cắm sâu vào lớp đệm Tuyến Lieberkühn có cấu tạo gồm tế bào ruột, tế bào

đài, tế bào nội tiết đường ruột và tế bào Paneth

- Tế bào Paneth (đầu mũi tên trong hình) là tế

bào tập trung ở đáy tuyến Lieberkühn, có chức

năng ngoại tiết Tế bào Paneth tổng hợp và chế

tiết lysozyme là men có tác dụng tiêu hủy màng

Trang 12

tế bào của một số loại vi khuẩn Ngoài ra còn có khả năng thực bào một số loại vi khuẩn

- Tầng dưới niêm mạc của tá tràng còn có tuyến ngoại tiết rất đặc biệt gọi là tuyến

Brunner Tuyến này là tuyến ống-túi có phân nhánh, chế tiết chất nhầy có tính kiềm và

ion HCO3 vào lòng ống tiêu hóa

4 Ruột già:

- Tầng niêm mạc của đoạn này nhẵn do không có van ngang và nhung mao Biểu mô ruột già có tế bào ruột và đặc biệt là số lượng tế bào đài tiết nhầy nhiều hơn ở ruột non Tuyến Lieberkühn ở ruột già dài và thẳng hơn ở ruột non, cũng như có nhiều tế bào đài tiết nhầy hơn Nang bạch huyết ở lớp đệm của tầng niêm mạc phát triển rất phong phú và có thể phát triển xuống tầng dưới niêm mạc Các cấu trúc khác của các tầng dưới niêm mạc, tầng cơ và tầng thanh mạc không có gì đặc biệt

Trang 13

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ:

1 Tuyến Lieberkuhn có đặc điểm sau, TRỪ MỘT:

A Là thành phần thuộc nhung mao ruột

B Có chứa tế bào đài tiết nhầy

C Có chứa tế bào ruột

D Là cấu trúc thuộc tầng niêm mạc

E Luôn luôn ở phía trên lớp cơ niêm

2 Tuyến đáy vị có đặc điểm sau, TRỪ MỘT:

A Tập trung nhiều ở vùng đáy vị

B Tập trung nhiều ở vùng thân vị

C Không có tế bào tiết Gastrin

Trang 14

D Chế tiết pepsinogen

E Chế tiết HCl

3 Tế bào thành có đặc điểm sau, TRỪ MỘT:

A Chế tiết HCl

B Chế tiết pepsinogen

C Có thụ thể đối với Histamin 2

D Có thụ thể đối với Gastrin

E Có thụ thể đối với Acetylcholin

4 Tuyến Brunner có đặc điểm sau, TRỪ MỘT:

A Có chứa tế bào Paneth

B Chỉ có ở tá tràng

C Là tuyến phân bố ở tầng dưới niêm mạc

Trang 15

D Chế tiết chất nhầy có tính kiềm

E Không có chứa tế bào ruột

Ngày đăng: 26/07/2014, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w